Giải bài tập SGK Sinh 6 - Bài 41: Hạt kín - Đặc điểm của thực vật hạt kín

Thứ sáu - 23/11/2018 10:29
Giải bài tập SGK Sinh 6 - Bài 41: Hạt kín - Đặc điểm của thực vật hạt kín

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 41 trang 136: Từ bảng trên hãy nhận xét sự đa dạng của cây có hoa ?

Lời giải:

Cây có hoa rất đa dạng

- Môi trường sống: cạn, nước

- Dạng thân: thân gỗ, thân cỏ

- Dạng rễ: Rễ cọc, rễ chùm

- Kiểu lá: đơn, kép

- Gân lá: Hình mạng, hình cung, song song

Bài 1: Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín.

Lời giải:

- Đặc điểm chung của thực vật hạt kín:

     + Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc/ rễ chùm, thân gỗ/ thân thảo, lá đơn/ lá kép...)

     + Trong thân có mạch dẫn phát triển.

     + Có cơ quan sinh sản là hoa; quả do bầu phát triển thành; hạt nằm trong quả, do noãn phát triển thành .

Bài 2: Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất ?

Lời giải:

Hạt trần Hạt kín
Rễ, thân, lá thật. Rễ thân, lá thật; rất đa dạng.
Có mạch dẫn. Có mạch dẫn hoàn thiện.
Cơ quan sinh sản là nón. Cơ quan sinh sản là hoa quả.
Hạt nằm trên lá noãn hở. Hạt nằm trong quả.

      Điểm quan trọng nhất để phân biệt thực vật hạt trần với thực vật hạt kín là cách chúng bảo vệ hạt. Hạt của thực vật hạt trần chưa được bảo vệ, nằm lộ trên các lá noãn hở; hạt của thực vật hạt kín được bảo vệ trong quả.

Bài 3: Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ?

Lời giải:

- Thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng, phong phú như ngày nay vì:

      + Hạt của chúng được bảo vệ chắc chắn trong quả. Nhờ có sự bảo vệ này, hạt có thể tránh khỏi các điều kiện bất lợi từ môi trường, bảo vệ và duy trì khả năng sống sót, nảy mầm.

      + Thực vật hạt kín tiếp nhận và phát triển các đặc điểm có lợi của nhóm thực vật có trước và tiến hóa các đặc điểm đó lên mức cao hơn để có thể tồn tại ở khắp các kiểu môi trường.

Bài 4: Kể tên 5 cây Hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau.

Lời giải:

STT Tên cây Dạng thân Dạng lá Dạng hoa Dạng quả
1 Cam Thân gỗ Lá đơn Hoa lưỡng tính Quả thịt (mọng)
2 Đu đủ Thân cột Lá đơn Hoa đơn tính Quả thịt (mọng)
3 Lúa Thân cỏ Lá đơn Hoa lưỡng tính Quả khô không nẻ
4 Đậu tương Thân gỗ nhỏ Lá kép Hoa lưỡng tính Quả khô nẻ
5 Dừa Thân cột Lá kép Hoa đơn tính Quả khô
6 Mướp Thân leo Lá đơn Hoa đơn tính Quả khô không nẻ.
7 Sen Thân củ Lá đơn Hoa lưỡng tính Quả khô
8 Tre Thân gỗ Lá kép Hoa lưỡng tính Quả khô

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây