Trả lời câu hỏi và bài tập sinh học 6, Chương III: Thân

Thứ năm - 26/03/2020 09:34
Giải bài tập sinh học 6, Chương III: Thân
A. LÍ THUYẾT
Câu 1: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa chồi ngọn và chồi nách.

Trả lời
1. Những điểm giống nhau:
Đều có: bên ngoài là các mầm lá úp lên nhau, bên trong là một khối mô mềm.
Đều là nơi phát sinh lá và cành.
- Đều giúp cây mọc dài ra.

2. Những điểm khác nhau:
Chồi nách
- Có kích thước lớn hơn chồi nách.
- Có kích thước nhỏ
Nằm ở cuối thân chính hoặc cuối cành.

Câu 2: So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ (miền hút).

Trả lời
1. Những điểm giống nhau:
- Đều có cấu tạo từ tế bào.
- Đều gồm có các bộ phận là vỏ ở ngoài và trụ giữa ở trong.
• Vỏ có biểu bì và thịt vỏ.
• Trụ giữa có bó mạch và phần ruột.

2. Những điểm khác nhau:
Ở rễ biểu bì có lông hút còn ở thân non biểu, bì không có lông hút.
- Ở rễ, cấu tạo bó mạch có mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ. Còn ở thân non, mạch rây nằm ở ngoài và mạch gỗ ở trong.

Câu 3: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho thí dụ.

Trả lời
Bấm ngọn, tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân để tăng năng suất cây trồng.
1. Bấm ngọn:
Trong trồng cây, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loại cây trồng trước khi ra hoa. Thí dụ:
- Bấm ngọn bí đỏ, mồng tơi, các loại cây rau; cây sẽ cho nhiều chồi non làm rau ăn.
- Bấm ngọn đậu, cà chua, bông, cà phê cây sẽ cho quả sai hơn.
Tuy nhiên cũng có nhiều loài cây như lúa, bắp, cây lấy gỗ, sợi thì người ta không bấm ngọn.
2. Tỉa cành:
- Đối với những cành sâu, xấu thì tỉa bỏ đê thức ăn dồn vào làm phát triển các cành còn lại tốt hơn.
- Một số loài cây lấy gỗ như bạch đàn, tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt.

Câu 4:  Cây gỗ to ra do đâu? 

Trả lời
Thân cây to ra do sự phân chia của các tế bào của mô phân sinh, còn gọi là tầng phát sinh. Có hai loại tầng phát sinh là tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
1. Tầng sinh vỏ:
Nằm trong lớp thịt vỏ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp vỏ, phía trong một lớp thịt vỏ.

2. Tầng sinh trụ:
Nằm giữa mạch rây và mạch gỗ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ.

Câu 5: Nêu sự khác nhau giữa dác và ròng của cây?

Trả lời
Ròng và dác là phần gỗ nằm ở thân của các cây gỗ nhiều năm. Giữa ròng và dác có các điểm khác nhau như sau:
Ròng Dác
- Phần nằm ở bên trong, dày
- Có màu sầm hơn
- Cấu tạo bằng các tế bào gỗ già chết nên chắc và cứng rắn
- Chức năng: nâng đỡ cho cây

 
- Phần nằm ở bên ngoài, mỏng
- Có màu nhạt hơn
- Cấu tạo bằng các tế bào gỗ còn non nên không cứng lắm
- Chức năng: vận chuyên nước và muối khoáng từ rễ lên lá

Câu 6: Giải thích cơ chế tạo ra các vòng gỗ hằng năm cúa cây thân gỗ?

Trả lời
Các vòng gỗ do tầng sinh trụ của cây sinh ra. Các vòng gỗ tạo ra không đều nhau do lượng thức ăn chứa trong cây ở mỗi mùa không giống nhau.
Thí dụ:
- Về mùa mưa, cây dồi dào thức ăn, tầng sinh trụ tạo ta nhiều mạch gỗ to, có thành móng xếp thành vòng dày, màu sáng.
Về mùa khô cây ít thức ăn, các tế bào gỗ được sinh ra ít và nhỏ hơn, xếp thành một vòng móng, màu sẫm. Đó là những vòng gỗ hằng năm.

Câu 7: Củ khoai lang giống và khác với củ khoai tây ở những điểm nào?

Trả lời
1. Những điểm giống nhau:
Đều là bộ phận biến dạng của cây nằm dưới đất.
-Đều chứa chất dự trữ cho cây.

2. Những điểm khác nhau:
Củ khoai lang Củ khoai tây
Thuộc loại rễ củ
Do rễ phụ tạo nên
Thuộc loại thân củ
Do cành tạo nên
 
Câu 8: Nêu thí dụ về thân rễ và thân củ. Hai loại thân đó giống và khác nhau như thế nào?

Trả lời
1. Thí dụ:
Thân củ như: củ khoai tây, củ su hào,...
- Thân rễ như: củ nghệ, củ riềng, củ dong ta...

2. Giống và khác nhau giữa thân rễ và thân củ:
* Giống nhau:
• Đều thuộc loại thân cây biến dạng.
• Đều nằm dưới đất.
• Đều có chức năng chứa chất dự trữ cho cây.
• Đều có các bộ phận giống nhau như: mắt (chồi nách), chồi ngọn, vảy.

* Khác nhau:
Thân rễ Thân củ.
- Thuộc loại thân rễ.
- Có các phần mọc ra từ củ giống rễ
- Cấu tạo gồm: lá vảy, chồi ngọn và chồi nách
- Thuộc loại thân củ
- Không có các phần mọc ra từ củ giống rễ
- Cấu tạo gồm: mắt, vảy, chồi và chồi ngọn

 

Câu 9: Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với đời sống khô cạn?

Trả lời
Xương rồng là loại cây thích nghi với đời sống ở vùng khô cạn, kể cả ở sa mạc. Điều kiện khí hậu ở vùng này rất khắc nghiệt, thường thiếu nước, đặc biệt vào lúc nắng nóng. Để sống được trong điều kiện ấy, thân cây xương rồng biến dạng thành thân mọng nước để dự trữ nước từ các cơn mưa và sương đêm để sử dụng vào những khi khô hạn, rễ không hút được nước.
Bên cạnh đó, lá cây xương rồng có thể biến thành gai để giảm bớt sự thoát nước.

Câu 10: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ vận chuyển nước và muối khoáng?

Trả lời
Cắm cành hoa (hoa hồng hay hoa huệ) vào bình đựng nước màu rồi để ra chỗ thoáng. Sau một thời gian, cắt ngang cành hoa rồi dùng kính lúp quan sát mặt cắt; hoặc cắt một số lát mỏng quan sát dưới kính hiển vi thấy phần mạch gỗ được nhuộm màu của nước trong bình ngâm hoa trước đó.

Câu 11: Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch rây vận chuyển chất hữu cơ.

Trả lời
Bóc vỏ một khoanh vỏ của một cành cây gỗ. Sau một thời gian thấy mép vỏ ở phía trên phình to lên do chất hữu cơ chuyển từ lá xuống đến chỗ bị cắt không di chuyển tiếp được và ứ lại. Phần vỏ chỗ đó nhận nhiều chất dinh dưỡng nên phát triển mạnh và phình lên.
Thí nghiệm chứng minh mạch rây có nhiệm vụ vận chuyển chất hữu cơ đến các cơ quan nuôi cây.

B. BÀI TẬP
I. ĐỂ BÀI TẬP
1. Hoàn chỉnh bảng sau:
Loại thân Đặc điểm Thí dụ
 
Thân đứng Thân gỗ
Thân cột
Thân cỏ
Cứng, cao, có cành
……………………
Mềm, yếu, thấp
……………..
Dừa, cau
……………...
Thân leo ……
Thân cuốn
Cả thân quân lên trụ bám leo lên Mồng tơi, tóc tiên
…………………..
Thân bò      ………………….. Rau má, dâu tây
 
 
2. Em hãy tự tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống ( ) trong bài dưới đây:
Nhà tôi trồng một cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm: ……(I)………
Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ ……..(II)……… và những chùm hoa mướp phát triển từ. …..(III)………
Chưa đầy hai tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi ……(IV)………. thật ngon.
Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì? Nó là ……….(V)………. có cách leo bằng ……..(VI)……..   Khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là ……(VII) ……..nhưng lại leo bằng……. (VIII)……..

3. Hãy đánh dấu x vào những cây có thân dài ra nhanh
a. Ổi
b. Đậu ván
c. Mướp
d. Mồng tơi
e. Tre
g. Mít
h. Bí
i. Bạch đàn
k. Nhãn

4. Hãy khoanh tròn những cây không được ngắt ngọn khi trồng
a. Xoài
b. Lim
c. dừa
d. chè
e. bạch đàn
g. đay
h. khoai lang
i. đu đủ
k. mít

5. Trò chơi giải ô chữ (xem hình vẽ và gợi ý trong SGK).
Hãy đoán tên một loại cây gồm bảy chữ cái:
             

6. Điền vào bảng dưới đây
CẤU TẠO TRONG VÀ CHỨC NĂNG
CÁC BỘ PHẬN CỦA THÂN NON
Các bộ phận của thân non Cấu tạo của từng bộ phận Chức năng của từng bộ phận
 
•Gồm 1 lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau  
 • Gồm nhiều tế bào lớn hơn
• Một sô tế bào chứa chất diệp lục
 
 • Mạch rây gồm những tế bào sống, vách mỏng  
• Mạch gỗ gồm những tế bào vách hóa gỗ dày. không có chất tế bào  
• Gồm những tế bào có vách mỏng  
 
7. Giải trò chơi ô chữ
a. (6 chữ)... gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong của thân.
b. (7 chữ) Vận chuyển các chất hữu cơ trong cây nhờ mạch nào?
c. (4 chu) ... chứa chất dự trữ.
d. (6 chữ) ... có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.


8. Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ, vỏ, thịt vó, mạch rây, mạch gỗ điền vào chỗ trống ( ) ở các câu dưới đây:
-  …(I)... nằm trong lớp thịt vỏ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào … (II)… , phía trong một lớp … (III)…
… (IV)…  nằm giữa mạch rây và mạch gỗ. hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp ….(V)…, phía trong một lớp ….(VI)….
 
9.
STT Tên vật mẫu Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân biến dạng
1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất    
2 Củ khoai tây      
3 Củ gừng      
4 Củ dong ta (hoàng tinh)      
5 Xương rồng      

10. Tìm thêm 3 loại thân biến dạng để hoàn thiện bảng sau:
STT Tên cây Loại thân biến dạng Vai trò đối với cây Công dụng đôi với người
1
2
3
4
Cây nghệ Thân rễ Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây Làm gia vị, thuốc chữa bệnh


II. HƯỚNG DẪN GIẢI
1.
Loại thân Đặc điểm Thí dụ
 
Thân đứng Thân gỗ
Thân cột
Thân cỏ
Cứng, cao, có cành
Cứng cao, không cành
Mềm, yếu, thấp
Vú sữa, xoài
Dừa, cau
Lúa, bắp
Thân leo Thân quấn
Thân cuốn
Cả thân quân lên trụ bám leo lên Mồng tơi, tóc tiên
Mướp, khổ qua
Thân bò      Mềm yếu, bò lan dưới đất Rau má, dâu tây
 
 
2. Em hãy tự tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống ( ) trong bài dưới đây:
(I) : Thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách
(II) : Chồi lá
(III) : Chồi hoa
(IV) : Những quá
(V) : Thân leo
(VI) ; Tua cuốn
(VII) : Thân leo
(VIII): Thân quấn

3.  Câu b. c. d, e, h (Đậu ván, mướp, mồng tơi, tre, bí)
4. Câu a, b, c, e, g, i, k

4.
a. Xoài
b. Lim
e. bạch đàn
g. đay
i. đu đủ
k. mít

5. Trò chơi giải ô chữ (xem hình vẽ và gợi ý trong SGK).
Hãy đoán tên một loại cây gồm bảy chữ cái:
M N G T Ơ I

6. Điền vào bảng dưới đây
CẤU TẠO TRONG VÀ CHỨC NĂNG
CÁC BỘ PHẬN CỦA THÂN NON
Các bộ phận của thân non Cấu tạo của từng bộ phận Chức năng của từng bộ phận
 
•Gồm 1 lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau Bảo vệ các phần ở phía trong
 • Gồm nhiều tế bào lớn hơn
• Một sô tế bào chứa chất diệp lục
Dự trữ và tham gia quang hợp
 • Mạch rây gồm những tế bào sống, vách mỏng Vận chuyển chất hữu cơ
• Mạch gỗ gồm những tế bào vách hóa gỗ dày. không có chất tế bào Vận chuyển nước và muối khoáng
• Gồm những tế bào có vách mỏng Chứa chất dự trữ
 
7. Giải trò chơi ô chữ

8. Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ, vỏ, thịt vó, mạch rây, mạch gỗ điền vào chỗ trống ( ) ở các câu dưới đây:
 (I) : Tầng sinh vỏ
(II) : Vỏ
(III) : Thịt vỏ
(IV) ; Tầng sinh trụ
(V) : Mạch rây
(VI) : Mạch gỗ

9.
STT Tên vật mẫu Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân biến dạng
1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ
2 Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ
3 Củ gừng Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ
4 Củ dong ta (hoàng tinh) Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ
5 Xương rồng Thân mọng nước mọc trên mặt đất Dự trữ nước, quang hợp Thân mọng nước

10. Tìm thêm 3 loại thân biến dạng để hoàn thiện bảng sau:
STT Tên cây Loại thân biến dạng Vai trò đối với cây Công dụng đôi với người
1

2

3

4
Cây nghệ

Cây cỏ tranh

Cây hành

Cây tỏi
Thân rễ

Thân rễ

Thân hành

Thân hành
Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây
Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây
Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây
Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây
Làm gia vị, thuốc chữa bệnh
Làm thuốc chữa bệnh

Làm gia vị

Làm gia vị, thuốc chữa bệnh

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây