Trả lời câu hỏi và bài tập sinh học 6, Chương IV: Lá

Thứ năm - 26/03/2020 09:37
Giải bài tập sinh học 6, Chương IV: Lá

A. LÍ THUYẾT
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo và chức năng của các phần của lá.

Trả lời
Lá gồm có hai phần chính: phiến lá và cuống lá.
1. Phiến lá: Là một bản dẹt, rộng có nhiều đường gân có màu lục. Chức năng của phiến lá là hứng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
2. Cuống lá: Có hình trụ, nhiệm vụ nối liền phiến lá với thân và cành. Một số loại lá không có cuống như lá dứa (khóm), hoặc một phần cuống phình to thành bẹ lá ôm lấy thân như lá cau.

Câu 2: Hãy giải thích các loại gân lá và nêu một số cây có loại gân lá đó?
Trả lời
Có 3 loại gân lá là gân song song, gân hình mạng và gân hình vòng cung.
1. Gân song song: Các gân lá xếp song song từ gốc lá đến đầu lá. Thường gặp ở nhiều cây một lá mầm như lúa, mía, bắp, huệ, tre v.v...
2. Gân hình mạng: Gân chính và các gân phụ đan kết nhau thành hình mạng lưới. Thường gặp ở phần lớn lá cây hai lá mầm như lá gai, lá mít, lá đậu, lá dâm bụt v.v...
3. Gân hình cung: Các gân lá hình cung. Có ở một số ít cây một lá mầm như lá bèo.

Câu 3: Phiến lá có những dạng nào? Hãy kể một số lá quen biết có dạng đó.

Trả lời
Phiến lá có nhiều hình dạng khác nhau:
- Lá hình kim như lá thông...
- Lá hình tim như là trầu, lá rau càng cua, lá cây giấp cá...
- Lá hình bầu dục như lá mận, lá mít...
- Lá hình giải như lá bắp, lá lúa...
- Lá bình thận như lá rau má...
- La hình tròn như lá sen, lá súng...
- Lá mũi tên như lá rau mác...
- Lá hình mác như lá trúc đào.
- Lá hình kiếm, hình liềm như lá bạch đàn, lá tràm...
- Lá hình trái xoan nhọn như lá gai...
- Lá hình thùy như lá mì (sắn), lá rau muống biển, lá mướp...

Câu 4: Lá cây có những đặc điểm gì về hình dạng và cách sắp xếp để nhận được nhiều ánh sáng?

Trả lời
1. Đặc điểm về hình dạng để nhận ánh sáng:
Lá có hình bản đẹp để các hạt diệp lục dàn đều trên bề mặt lá. Bán lá hướng về phía ánh sáng để các hạt diệp lục nhận được nhiều ánh sáng.
2. Sắp xếp lá giúp nhận nhiều ánh sáng:
Ba kiểu sắp xếp lá: mọc cách, mọc đối và mọc vòng tùy theo từng loại cây giúp các lá trên không che khuất các lá dưới và như vậy tất cá các lá trên cây đều có thể nhận được ánh sáng.

Câu 5: Hãy cho thí dụ về 3 kiểu xếp lá trên cây?

Trả lời
Có 3 kiểu xếp lá trên cây là lá mọc cách, lá mọc đối, và lá mọc vòng.
1. Kiểu lá mọc cách: Từng đôi lá xếp so le với nhau trên cành như lá dâm bụt...
2. Kiểu lá mọc dối: Từng đôi lá mọc đối xứng nhau trên cành như lá ổi, lá đậu đen, lá đậu Hà Lan...
3. Kiểu lá mọc vòng: Lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá trúc đào...

Câu 6: Lá đơn và lá kép khác nhau ở chỗ nào? Ở mỗi loại lá, hãy nêu một số thí dụ?

Trả lời
1. Khác nhau giữa lá đơn và lá kép:
Lá đơn Lá kép
Mỗi cuống lá mang một phiến lá ngay dưới chồi nách, khi rụng thì cuống và phiến lá rụng cùng lúc Mỗi cuống mang nhiều phiến lá. Khi rụng thì các cuống con mang lá rụng trước, sau đó cuống chính mới rụng.

2. Một số thí dụ:
- Lá đơn: lá mít, lá dâm bụt, lá ớt, lá măng cụt...
Lá kép: lá me, lá keo, lá hoa hồng, lá muồng, lá phượng, lá đậu phông...

Câu 7: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì ?

Trả lời
Cấu tạo trong của lá gồm 3 phần: biểu bì, thịt lá và gân lá.
1. Biểu bì:
Gồm một lớp tế bào trong suốt.
- Phía ngoài của lớp biểu bì có vách dày có chức năng bảo vệ lá.
- Trên lớp biếu bì, nhất là ở mặt dưới, có nhiều lỗ khí giúp lá thoát hơi nước và thực hiện trao đổi khí với môi trường.

2. Thịt lá:
Gồm nhiều lớp tế bào có chứa nhiều lục lạp có chức năng thu nhận ánh sáng để thực hiện tổng hợp chất hữu cơ cho cây.

3. Gân lá:
Nằm xen trong phần thịt lá gồm 2 loại mạch:
Mạch gỗ: chuyển nước và muôi khoáng từ thân hoặc cành lên lá.
- Mạch rây: chuyển các chất hữu cơ do lá chế tạo được đến các bộ phận khác của cây.

Câu 8: Trong quang hợp, cây sử dụng một lượng khí cacbonic rất lớn. Nhưng tại sao trong không khi lượng khí này không bị giảm?

Trả lời
Hàng ngày không khí cung cấp cho cây xanh một lượng lớn khí cacbonic nhưng không khí cũng nhận lại khí cacbonic từ các nguồn sau đây:
- Từ quá trình hô hấp của động vật, thực vật.
- Từ hoạt động lên men và phân hủy xác động vật, thực vật.
- Từ các hoạt động của con người trong đời sống hằng ngày như nấu ăn, sử dụng các phương tiện xe cộ, đò máy, các nhà máy...
- Hoạt động của núi lửa.
v.v...
Các nguồn khí cacbonic nói trên thải ra không khí điều hòa lượng cacbonic ổn định trong không khí là 0,03%.

Câu 9: Nêu những điều kiện bền ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. Ý nghĩa của quang hợp?

Trả lời
1. Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp:
Ánh sáng, nước trong đất, lượng cacbonic trong không khí và nhiệt độ cua môi trường.
Nhu cầu về các yếu tố trên cho quá trình quang hợp thay đổi khác nhau tùy theo loài cây.
2. Ý nghĩa của quang hợp:
- Quang hợp của cây xanh tạo ra chất hữu cơ cho cây và các sinh vật khác, kể cả con người sử dụng để duy trì sự sống.
- Quang hợp góp phần điều hòa không khí: làm giảm lượng khí cacbonic do động vật và các hoạt động của con người tạo ra; đồng thời cung cấp khí ôxi cho động vật và con người sử dụng.

Câu 10: Vì sao ở rất nhiều loại lá. mặt trên có màu thẫm hơn mặt dưới? Hãy tìm thí dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá?

Trả lời
1. Phần lớn lá, ở mặt trên có màu thẫm hơn vì:
Màu lục ở lá cây do các hạt diệp lục trong cấu trúc của lục lạp tạo nên. Các hạt diệp lục chi được tạo thành ở ngoài ánh sáng. Mặt trên của lá cây do tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn mặt dưới. Vì vậy các hạt diệp lục tạo ra sè nhiều hơn và làm mặt trên lá có màu lục thẩm hơn mặt dưới của lá.
2. Một số lá có màu ở 2 mặt không khác nhau:
- Thí dụ:
Lá bắp, lá mía, lá lúa v.v...
Giải thích về cách mọc của lá:
Những loại lá có màu ở hai mặt không khác nhau có cách mọc gần như thẳng đứng, do lượng lục lạp ở hai mặt lá tương đương, vì vậy hai mặt lá có khả năng nhận lượng ánh sáng và thực hiện tổng hợp chất hữu cơ tương đương nhau.

Câu 11: Vì sao việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm bớt sự ô nhiễm không khí?

Trả lời
Trong không khí có nhiều khí cacbonic do con người hô hấp và các sinh hoạt của con người tạo ra. Khí cacbonic là loại khí độc đối với con người. Nếu trồng nhiều cây xanh, chúng sẽ hút bớt lượng khí cacbonic và thải ra khí oxi để điều hòa không khí và làm giảm bớt sự ô nhiễm không khí.

Câu 12: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây như thế nào?

Trả lời
Cây chỉ quang hợp tốt khi nhiệt độ của môi trường đất, nước và không khí ở mức phù hợp.
Nhiệt độ môi trường nóng quá, làm nước trong cây bốc hơi nhiều. Các hạt điệp lục trong lá bị đốt nóng nên hoạt động kém. Do đó sự quang hợp sẽ giảm hoặc ngưng trệ.
Nhiệt độ môi trường quá lạnh, cây không hút được nước, lá quang hợp yếu.

Câu 13: Hãy cho biết ý nghĩa của sự trồng dày hợp lí và của bón phân hữu cơ trong trồng trọt đến quang hợp của cây trồng.

Trả lời
1. Ý nghĩa của việc trồng dày hợp lí:
Trồng dày hợp lí là tùy theo loại cây mà trồng các cây có khoảng cách phù hợp. Việc làm này có ý nghĩa là để các cây trồng không che khuất nhau. Mỗi cây đều có thể nhận đầy đủ ánh sáng để quang hợp tốt, tạo nhiều chất hữu cơ, giúp thu hoạch có năng suất cao.

2. Ý nghĩa của việc bón phân hữu cơ:
Trong trồng trọt việc bón phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng cho đất giúp các vi sinh vật hoạt động mạnh thải ra nhiều khí cacbonic cho cây sử dụng quang hợp.
Hoạt động của vi sinh vật nói trên còn tạo độ thoáng cho đất để rễ cây phát triển tốt và hút nước, muối khoáng, cung cấp nguyên liệu cho cây quang hợp.

Câu 14: Hô hấp là gì? Ý nghĩa của hô hấp đối với đời sống của cây.
1. Hô hấp là gì?
Ở thực vật. hô hấp là hiện tượng cây hút khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ tạo ra năng lượng đồng thời nhả ra khí cacbonic.
2. Ý nghĩa của hô hấp đối với đời sống của cây:
Năng lượng tạo ra do hô hấp giúp cây sinh trưởng và phát triển như: Giúp cho các cơ quan của cây như rễ, thân, lá lớn lên.
Giúp cây chống nóng và chống lạnh khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
Giúp rễ hút nước và muối khoáng.
- Giúp cây tạo ra các bộ phận mới như hoa, quả, hạt, v.v...

Câu 15: Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Trả lời
1. Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau:
Hô hấp hấp thu khí ôxi và thải khí cacbonic. Còn quang hợp hấp thu khí cacbonic và thải khí ôxi.
- Hô hấp phân giải chất hữu cơ còn quang hợp chế tạo chất hữu cơ.

2. Hô hấp và quang hợp quan hệ chặt chẽ với nhau:
Hai hiện tượng đều dựa vào nhau. Sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia. Thí dụ: chất hữu cơ do quang hợp tạo ra là nguyên liệu của hô hấp; ngược lại khí cacbonic tạo ra từ hô hấp là nguyên liệu của quang hợp.
Mỗi cơ thể sống đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và nếu thiếu một trong hai hiện tượng thì sự sông dừng lại.

Câu 16: Hô hấp và quang hợp co những điểm giống và khác nhau như thế nào?

Trả lời
1. Giống nhau giữa hô hấp và quang hơp:
Đều là các quá trình có ý nghĩa đối với đời sống của cây xanh. Đều chịu ánh hướng của các yếu tô bên ngoài như nhiệt độ, không khí..
2. Khác nhau giữa hô hấp và quang hợp:
Hô hấp
Quang hợp
- Xảy ra ớ tất cá các bộ phận cúa cây
- Hút khí oxi và nhả khí cacbonic
- Phân giải chất hữu cơ
- Xảy ra mọi lúc, kể cả ngày và đêm
- Xảy ra ở lá cây xanh
- Hút khí cacbonic và nhả khí oxi
- Chế tạo chất hữu cơ
- Chỉ xảy ra vào ban ngày, lúc có ánh sáng

Câu 17: Vì sao nghỉ ngơi dưới tán cây, người ta thấy khỏe hơn vào ban ngày và ngược lại, thường bị mệt vào ban đêm?

Trả lời
Ban ngày, ở cây xảy ra hai quá trình là hô hấp và quang hợp. Nhờ có quang hợp, cây hút khí cacbonic và nhả oxi làm không khí xung quanh cây chứa nhiều oxi nên ta cảm thấy dễ chịu. Ngược lại, ban đêm ở cây chỉ có quá trình hô hấp dẫn đến không khí xung quanh cây có khí oxi thấp còn khí cacbonic tăng. Do vậy, nghỉ ngơi dưới các tán cây vào ban đêm, ta thường bị mệt hơn.

Câu 18: Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại là gì ?

Trả lời
1. Lá biến thành tay móc, tay cuốn: Như ở cây đậu Hà Lan, bí đỏ và một số cây thân leo khác để giúp cây leo lên.
2. Lá biến thành gai: Xương rồng và một sô cây sống ở nơi khô hạn, thiếu nước, lá biến thành gai để giúp cây giảm bớt sự thoát hơi nước.
3. Lá biến thành vảy: Các cây thân rễ nằm trong đất như củ dong, củ riềng, củ nghệ... lá biến thành vảy mỏng che chở cho thân.
4. Lá biến thành cơ quan dự trữ: cây củ hành, tỏi... phần bẹ lá phát triển dày lên thành cơ quan dự trữ chất hữu cơ.
5. Lá biến thành cơ quan bắt mồi: Như ở cây nắp ấm, cây bèo đất, lá có tuyến tiết dịch tiêu hóa để bắt sâu bọ làm thức ăn cho cây.

Câu 19: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa cơ quan bắt mồi ở cây bèo đất và ở cây nắp ấm.

Trả lời
1. Những điểm giông nhau:
- Đều do lá biến dạng tạo nên.
- Đều có những tuyến tiết ra chất dịch giúp cho sự tiêu hóa các sâu bọ khi bắt được.
- Đều giúp cho cây có đủ chất hữu cơ để sống khi môi trường đất thiếu chất dinh dưỡng.

2. Những điểm khác nhau:
Cơ quan bắt mồi ở cây bèo đất Cơ quan bắt mồi ở cây nắp ấm
- Lá có những lông tiết chất dính. Sâu bọ đậu vào bị chất dính giữ lại và lá tiết dịch tiêu hóa sâu bo. - Lá hình thành bộ phận có dạng chiếc bình có nắp và tiết chất dịch hấp dẫn sâu bọ. Sâu bọ đậu vào, phần nắp đậy lại và lá tiết dịch tiêu hóa sâu bọ

B. BÀI TẬP
I. ĐỂ BÀI TẬP
1. Hãy khoanh tròn đầu câu trả lời đúng:
a. Lá đậu đen, lá ổi, lá dâm bụt mọc cách.
b. Lá đậu Hà lan, lá ổi, lá dâm bụt mọc đối.
c. Lá cây dâu, lá cây dây huỳnh, lá trúc đào mọc vòng.
d. Lá đậu, lá dâm bụt, lá mít có gân hình mạng.
e. Lá mía, lá lúa, lá bèo có gán hình cung.
g. Lá lúa, lá bắp, lá tre có gân hình song song.
h. Lá dâm bụt. lá ớt, lá hoa hồng là lá đơn.
i. Lá phượng, lá keo, lá hoa hồng là lá kép.

2. Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận cấu tạo bên trong của lá?

3. Cho các từ: lục lạp - vận chuyển - lỗ khí - biểu bì – bảo vệ - đóng mở. Hãy chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây:
- Bao bọc phiến lá là một lớp tế bào…. (1)……..  trong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng …. (2)….   cho các phần bên trong của phiến lá.
- Lớp tế bào biếu bì mặt dưới có rất nhiều……. (3)……  Hoạt động …….(4)……..  của nó giúp cho lá trao đổi khí và cho hơi nước thoát ra ngoài.
- Các tế bào thịt lá chứa rất nhiều ….(5)…. có chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chát hữu cơ.
- Gân lá có chức năng ….(6)…. các chất cho phiến lá.

4. Hãy đánh dấu X vào ô cho ý đúng. Điều kiện nào ảnh hưởng đến quang hợp.
a. 
Nước
b. 
Khí ôxi
c.
Khí cacbonic
d. 
Tinh bột
e.
 Ánh sáng
g. 
Nhiệt độ

5. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao?
a. 
Điều đó đúng, vì mọi sinh vật trên Trái Đất hô hấp đều cần oxi đo cây xanh thài ra trong quang hợp.
b. 
Điều đó đúng, vì mọi sinh vật trên Trái Đất đều phái sống nhờ vào chất hữu cơ do cây xanh quang hợp chế tạo ra.
c. 
Điều đó không đúng, vì không phải tất cả mọi sinh vật đều phải sông nhờ vào cây xanh.
d.
 Điều đó đúng, vì con người và hầu hết các loài động vật trên Trái Đất đều phải sống nhờ vào chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh tạo ra.

6. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. Khi hô hấp thì cây lấy khí:
a. Cacbonic
b. Nitơ
c. Oxi và nước
d. Oxi

7. Hãy đánh dấu X vào đầu câu đúng:
Sự thoát hơi nước có tác dụng:
a. Làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
b. Làm cho lá không bị đốt nóng.
c. Giúp quá trình quang hợp thực hiện được dễ dàng.
d. Cả a, b đúng. 

8. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.
a. Ánh sáng, diệp lục
b. Ánh sáng, nhiệt độ
c. Độ ẩm của không khí
d. Cả b, c đều đúng.

9. Hãy hoàn thành bảng dưới đây:
STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng
 
1 Xương rồng        
2 Lá đậu Hà      
3 Lan        
4 Lá mây        
5 Củ dong ta        
6 Củ hành        
7 Cây bèo đất        
8 Cây nắp ấm        


II. HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1. Câu b, d, g, i.
Câu 2.
Bộ phận Đặc điểm cấu tạo Phù hợp với chức năng
Biểu bì - Biểu bì Lớp tê bào trong suốt
- Vách ngoài cua biểu bì dày
- Lỗ khí nhiều ở mặt dưới
- Cho ánh sáng đi xuyên qua
- Bảo vệ biểu bì và lá
- Lá thoát nước và trao đối khí với môi trường

 
Thịt lá
 
- Chứa nhiều lục lạp - Thu nhận ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ
Gân lá - Nằm xen vào phần thịt lá - Vận chuyên nước và muối  khoáng đến lá (mạch gỗ) và chuyển chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác (mạch rây)
       

Câu 3:
1. Biểu bì
2. Bảo vệ
3. Lỗ khí
4. Đóng mở
5. Lục lạp
6. Vận chuyển

Câu 4. Chọn câu: a, c, e, g
Câu 5: Chọn câu d
Câu 6: Chọn câu d
Câu 7: Chọn câu d
Câu 8: Chọn câu d

Câu 9:
STT Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng
 
1 Xương rồng   Lá có gai nhọn Làm giảm sự thoát hơi nước Lá biến thành gai
2 Lá đậu Hà lan Lá ngọn có dạng tua cuốn Giúp cây leo lên cao Tua cuốn
3 Lá cây mây Lá ngọn có dạng tay có móc Giúp cây bám để leo lên cao Tay móc
4 Củ riềng   Lá phủ lên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt Che chở bảo vệ cho chồi của thân rễ Lá vảy
5 Củ hành   Bẹ lá phình to thanh vảy dày, màu trắng Chứa chất dự trữ cho cây Lá dự trữ
6 Cây bèo đất   Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hóa ruồi Bắt và tiêu hóa ruồi Lá bắt mồi
7 Cây nắp ấm   Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa được sâu bọ Bắt và tiêu hóa sâu bọ chui vào bình Lá bắt mồi

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây