Trả lời câu hỏi và bài tập sinh học 6, Chương V. Sinh sản sinh dưỡng

Thứ năm - 26/03/2020 09:39
Giải bài tập sinh học 6, Chương V. Sinh sản sinh dưỡng

A. LÍ THUYẾT
Câu 1: Sự sinh sản dinh dưỡng là gì? Cây xanh có các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nào? Mỗi một hình thức nêu một vài thí dụ.

Trả lời
1. Sự sinh sản sinh dưỡng: Là hình thức sinh sản mà từ một phần cơ thể của cây mẹ như rễ, thân hoặc lá sẽ hình thành một cây mới giống cây mẹ.
2. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:
Sinh sản bằng thân bò: như cây rau má, cây dâu tây, cây sài đất... Sinh sản bằng thân rễ: như cây gừng, cây dong, riềng, nghệ, tre, chuối, cỏ gâu, cỏ tranh v.v...
Sinh sản bằng thân củ như ở cây khoai tây...
Sinh sản bằng rễ củ như ở cây khoai lang, khoai từ...
Sinh sản bằng lá như ở cây thuốc bỏng (cây sống đời), cây hoa đá...

Câu 2: Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại, người ta phải làm như thế nào? Vì sao phải làm như vậy?

Trả lời
Ba cây cỏ dại sinh sản bằng thân rễ là: cỏ tranh, cỏ gấu, cây dong riềng.
- Muốn diệt có dại, người ta phải xới đất và nhặt bỏ hết phần thân rễ nằm dưới đất. Vì nếu còn sót lại mẫu thân rễ dưới đất, khi gặp điều kiện thuận lợi, nó sẽ mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới.

Câu 3: Giải thích sự sinh sản của cây rau má, cây gừng, cây khoai tây, cây khoai lang và cây thuốc bỏng.

Trả lời
1. Cây rau má: Sinh sản bằng thân bò. Khi rau má bò đến đâu thì các mấu ở phía ngọn mọc lá và rễ phụ mới. Mỗi mấu có chùm lá và rễ phụ như thể tách thành cây con.
2. Cây gừng: Sinh sản bằng thân rễ. Từ củ gừng mọc ra những chồi non nhô lên khỏi mặt đất phát triển thành những cây con.
3. Cây khoai tây: Sinh sản bằng thân củ. Từ các mắt của củ khoai tây mọc ra các chồi. Mỗi chồi phát triển thành một cây con.
4. Cây khoai lang: Sinh sản bằng rễ củ. Từ củ khoai lang nẩy ra các chồi. Mỗi chồi phát triển thành một cây con.
5. Cây thuốc bỏng: Còn gọi là cây sống đời sinh sản bằng lá. Từ mép lá mọc ra nhiều chồi và rễ. Khi lá thối, mỗi chồi sẽ phát triển thành một cây con.

Câu 4: Vì sao trong chiết cành, người ta thường chọn những cây đã ra hoa, quả nhiều lần ?
 
Trả lời
Cây đã ra quả nhiều lần là cây đã có các bộ phận trong đó có cành phát triển hoàn chỉnh. Các bó mạch là mạch gỗ đã có khả năng vận chuyển nước, khoáng và mạch rât vận chuyển chất hữu cơ tốt. Do đó khi bóc vỏ, bó cành nhanh ra rễ; khi cắt để trồng, cành dễ sống và nhanh cho quả.

B. BÀI TẬP
I. ĐỂ BÀI TẬP
1. Hãy hoàn thành bảng dưới đây:
STT Tên cây Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại cơ quan nào? Trong điểu kiện nào?
 
1 Rau má      
2 Gừng      
3 Khoai lang      
4 Thuốc bỏng      

2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…. ) ở các cầu dưới đây:
- … (I)…..  là cắt một đoạn cành có đủ …..(II)…….  cắm xuống đất ấm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới.
 - ….(III)…..  là làm cho cành ra….. (IV)…… ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
- ……. (V)…….là dùng một bộ phận  ……(VI) ……  (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào……… (VII)……. (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.

II. HƯỚNG DẨN GIẢI
1.
STT Tên cây Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại cơ quan nào? Trong điểu kiện nào?
 
1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có đất ẩm
2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm
3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm
4 Thuốc bỏng Cơ quan sinh dưỡng Đủ độ ẩm

2. (I): giâm cành
(II) : mắt, chồi
(III) : chiết cành
(IV) : rễ
(V) : ghép cây
(VI) : sinh dưỡng
(VII) : cây khác

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây