Trả lời câu hỏi và bài tập sinh học 6, Chương VIII. Các nhóm thực vật

Chủ nhật - 29/03/2020 04:32
Giải bài tập sinh học 6, Chương VIII. Các nhóm thực vật
Chương VIII. Các nhóm thực vật
A. LÍ THUYẾT
Câu 1: Trình bày cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Vai trò của tảo trong tự nhiên và trong đời sống.

Trả lời
1. Cấu tạo của tảo:
Tảo là những thực vật bậc thấp mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau. Hầu hết sống dưới nước.
a. Tảo xoắn (tảo nước ngọt):
- Cơ thể đa bào, có màu lục (chứa diệp lục), hình sợi.
Sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
b. Rong mơ (tảo nước mặn):
Cơ thể đa bào, có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có sắc tố phụ màu nâu, dạng cành cây.
Ngoài sinh sản sinh dưỡng, rong mơ còn sinh sản hữu tính bằng việc hình thành cơ quan sinh sản đực và cơ quan sinh sản cái.
2. Vai trò của tảo:
- Cung cấp oxi và thức ăn cho các động vật ở nước.
Làm thức ăn cho người và gia súc.
Làm phân bón, làm thuốc, làm giấy, thuốc nhuộm...
Tảo cũng có thế gây hại.

Câu 2: Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa, tảo xoắn và rong mơ về phân bố, cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản.
 
Trả lời
1. Những điểm giống nhau:
- Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thực sự.
- Đều phân bố trong môi trường nước.
Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.
Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ qua quang hợp từ nước và khí cacbonic.
- Sinh sản sinh dưỡng kết hợp với sinh sản vô tính.
2. Những điểm khác nhau:
  Tảo xoắn Rong mơ
Phân bố - Môi trường nước ngọt (ao, hồ, dầm..). - Môi trường nước mạn (biển).
Cấu tạo - Có màu lục do chi chứa chất diệp lục.
- Cơ thể có dạng sợi.
- Có màu nâu do ngoài diệp lục còn có chât sắc tố phụ màu nâu.
- Cơ thể có dạng cảnh cây.
Sinh
Sinh sản - Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp giữa hai tế bào gần nhau. - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu.

 Câu 3: Giải thích vì sao tảo không được xem là cây xanh thật sự. Nêu lợi ích của tảo trong tự nhiên và trong đời sống của con người.

Trả lời
1. Tảo không được xem là cây xanh thật sự:
Dù có chứa chất diệp lục vá có khả năng quang hợp nhưng tảo không được xem là cây xanh thật sự do cơ thể của chúng chưa có thân, lá. Rồi bên trong chưa phân hóa thành các loại mô điển hình.
2. Lợi ích của tảo trong tự nhiên và trong đời sống của con người:
a. Lợi ích của tảo trong tự nhiên:
Nhớ có khả năng quang hợp, tảo góp phần tạo ra nguồn chất hữu cơ cho quả đất đồng thời tạo ra khí oxi cung cấp cho các động vật ở nước.
Nhưng tảo nhỏ đơn bào còn là nguồn thức ăn cho cá và các động vật khác ở nước.
Khi tảo chất, xác tảo được các vi sinh vật phân hủy làm tăng lượng mùn và chất hữu cơ cho môi trường đất.
b. Lợi ích của tảo trong đời sống của con người:
- Tảo:  là nguồn cung cấp thức ăn cho người và gia súc.
Thí dụ: Tảo tiểu cầu chứa nhiều đạm, một ít vitamin C, B12; rau câu, rau thạch làm món giải khát vào mùa hè.
- Trong nghiên cứu khoa học, rau câu, thạch còn dùng làm môi trường nuôi cấy vi sinh vật (nấm, vi khuẩn...)
- Một số tảo biển được dùng làm phân bón trong nông nghiệp; hoặc dùng trong công nghiệp như chế biến thực phẩm, làm giấy, hồ dán, chế chất nhuộm... và dùng làm thuốc.

Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo của rêu?

Trả lời
1. Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của rêu:
Cơ quan sinh dưỡng của rêu đã phân hóa thành thân, lá, rễ giả.
- Thân: nhỏ bé, không phân nhánh, mang nhiều lá nhỏ.
- Lá: chỉ gồm một lớp tế bào và chỉ có một đường gân ở giữa.
Thân và lá đều có màu lục, chưa có mạch dẫn thông suốt nên rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt.
- Rễ giả: là những sợi nhỏ mọc từ thân làm nhiệm vụ hút nước.
2. Cấu tạo cơ quan sinh sản của rêu:
Rêu có cây đực và cây cái riêng biệt. Cơ quan sinh sản là các túi tinh nằm trên ngọn của cây đực và túi noãn nằm trên ngọn của cây cái. Túi tinh chứa nhiều tinh trùng có hai roi và túi noãn chỉ chứa một noãn cầu.

Câu 5: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?

Trả lời
1. Giống nhau:
Đều là dạng thực vật bậc thấp.
2. Khác nhau:
Tảo Rêu
- Cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào.
- Cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá.
 - Chỉ có dạng đa bào.
- Cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả.

 

Câu 6: So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác?

Trả lời
Cây có hoa Rêu
- Có hoa
- Thân và lá có mạch dẫn
- Có rễ thật
- Sinh sản bằng hoa
- Chưa có hoa
- Thân và lá chưa có mạch dẫn
- Có rễ giả
- Sinh sản bằng bào tử

Câu 7: a) So với tảo, rêu có những đặc điểm tiến hóa hơn như thế nào?
b) So với thực vật bậc cao, thì tính chất sơ khai của rêu thể hiện ở các điểm nào?

Trả lời
a) 1. Những điểm tiến hóa của rêu so với tảo:
- Cơ thể đã phân hóa thành thân, kí và rễ giả.
- Cơ quan sinh sản cũng chuyển hóa hơn so với thực vật bậc thấp. Rêu có cây đực mang các túi tinh và cây cái mang túi noãn riêng biệt.
2. Tính chất sơ khai của rêu so với thực vật bậc cao:
Thể hiện ở các điểm sau:
- Chỉ có rễ giả, chưa có rễ thật. Thân và lá rêu còn cấu tạo đơn giản: thân nhỏ, chưa phân nhánh và chưa có mạch dẫn thông suốt. Lá rêu chi gồm một lớp tế bào.
- Chưa có hoa, quả và hạt.
- Do chưa có rễ thật nên dù sống trên cạn, rêu chỉ phát triển được ở những nơi ẩm ướt.
- Sự thụ tinh cần có nước mới thực hiện được.

b) 1. Cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng:
Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ đã phân hóa thành rễ, thân, lá.
- Rễ: là rễ thật có nhiều lông hút.
- Thân: trong thân đã có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển.
- Lá: có diệp lục và cổ màu xanh. Lúc còn non, lá cuộn lại và có nhiều lông trắng. Lúc già, lá duỗi thẳng ra. Lá có gân chứa mạch dẫn có chức năng vận chuyển.
2. Cấu tạo cơ quan sinh sản:
Cơ quan sinh sản của dương xỉ nằm ở mặt dưới của lá. Đó là các túi bào từ nhỏ như hạt bụi tập trung thành những đốm nho nằm dọc hai bên gần con. Khi còn non, các đốm này có màu lục và khi già, chúng chuyên sang màu đò thầm. Trong túi bào tử chứa nhiều bào tử.

Câu 9: So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu với dương xỉ. Cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?

Trả lời
1. So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ:
a. Những điểm giống nhau giữa rêu và dương xỉ:
- Cơ thể cấu tạo đa bào và đã phân hóa thành rễ, thân, lá.
- Có chứa diệp lục nên chế tạo được chất hữu cơ và sống tự dưỡng. Chưa có hoa, quả, hạt.
b. Những điểm khác nhau giữa rêu và dương xỉ:
Rêu Dương xỉ
- Chỉ mới có rễ giả là những sợi nhỏ nằm dưới thân.
- Thân và lá có cấu tạo đơn giản: Lá chi gồm một lớp tế bào và có 1 đường gân giữa.
- Thân và lá chưa có mạch dẫn thông suốt.
- Đã có rễ thật. Rễ có nhiều lông hút. Thân và lá có cấu tạo phức tạp hơn:
- Lá có nhiều lớp tế bào. Lá chia thùy có gân chính và các gân phụ.
- Thân cuống lá và rễ đã có mạch dẫn nhựa.

 

2. Cây có cấu tạo phức tạp hơn:
Lá dương xỉ thể hiện ở đặc điểm cấu tạo của rễ, thân, lá đã được nêu ở phần các điểm khác nhau giữa rêu và dương xỉ nói trên.

Câu 10: Vai trò của Quyết trong đời sống con người?

Trả lời
Thực vật trong nhóm Quyết có vai trò trong đời sống con người như:
Dùng lợp nhà có cây ráng mọc ở các bãi lầy ven biển; dùng làm phân xanh và chăn nuôi heo, gà có cây bèo hoa dâu; dùng trị bệnh có cây lông cu li câm máu vết thương; cây rau bợ trị bệnh sỏi thận nhưng cần lưu ý rau bợ còn là loại cỏ ăn hại ruộng lúa.
Quyết cổ đại là tổ tiên của các loài quyết hiện nay. Quyết cổ đại có thân gỗ cao phát triển rất mạnh cách đây khoảng 325 triệu năm hình thành các rừng quyết khổng lồ. về sau do vỏ quả đất biến đổi, quyết cổ đại đã bị tiêu diệt nhưng xác của chúng vùi sâu dưới đất. Do tác dụng cúa vi khuẩn, sức sống và sức ép của tầng trên quá đất, dần lớn đối với đời sống của con người hiện nay.

Câu 11. Trình bày đặc điểm cấn tạo của cây thông?

Trả lời
1. Đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng:
a. Thân: thuộc thân gỗ, có nhiều cành, có cấu tạo phức tạp có mạch dẫn.
b. Lá: lá có hình kim, dài cứng, mọc trên cành con theo tìmg 2 hay 3 lá.
c. Rễ: Rễ dài, lan rộng, ăn sâu.
2. Đặc điểm của cơ quan sinh sản:
Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nam trên cùng một cây.
a. Nón đực: nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành.
Nón đực gồm:
- Trục của nón nằm chính giữa.
Xung quanh trục là các nhị hình vảy. Mặt dưới mỗi nhị có túi phấn chứa đầy hạt phấn. Hạt phấn có hai túi khí ở hai bên.
b. Nón cái: lớn hơn nón đực, cùng gồm trục giữa mang những vảy. Mỗi vảy là một lá noãn mang hai noãn. Trong noãn có nhiều noãn cầu. Hạt trần sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.

Câu 12: So sánh đặc diểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.

Trả lời
1. Các điểm giống nhau:
- Cây đã phân hóa thành lá, thân và rễ thật.
- Trong thân đều đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển.
- Đều là dạng thực vật chưa có hoa.
2. Các điểm khác nhau:
Cây thông Cây dương xỉ
- Thuộc cây thân gỗ.
- Lá hình kim, không có phiến lá.
- Mạch dẫn của thân phát triển và phức tạp hơn.
- Rễ dài, ăn rộng và sâu vào đất.
- Có hạt và sinh sản bằng hạt.
- Sự thụ tinh không cần nước.
- Thuộc cây thân cỏ.
- Lá có phiến lá.
- Mạch dẫn ít phát triển.
- Rễ ngắn, ăn cạn trong đất.
- Không có hạt, sinh sản bằng bào tử.
- Sự thụ tinh xảy ra trong môi trường nước.

Câu 13: Hãy nêu các đặc điểm chung của thực vật hạt kín?

Trả lời
Các cây hạt kín có những đặc điểm chung sau đây:
- Có rễ, thân, lá phát triển và đa dạng (thân gỗ, thân cỏ, rễ trụ, rễ chùm...). Trong thân có mạch dẫn thực.
- Có hoa. Hoa là đặc điểm nổi bật nhất của thực vật hạt kín. Hoa gồm có đài, tràng, nhị, nhụy. Nhụy do các lá noãn khép kín lại thành bầu trong chứa noãn. Noãn được che chở ở trong bầu là ưu thế của cây hạt kín so với cây hạt trần, vì nó được bảo vệ tốt hơn.
- Hoa của các cây hạt kín có cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau, thích hợp với nhiều cách thụ phấn (nhờ gió, nhờ sâu bọ...)
- Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt. Hạt nằm trong quả và được bảo vệ tốt hơn. Trong hạt có phôi với hai lá mầm hoặc một lá mầm. Quả có nhiều dạng khác nhau.

Câu 14: Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những điểm gì phân biệt? Trong đó điểm nào là quan trọng nhất?
Trả lời
1. Điểm phân biệt:
Hạt trần Hạt kín
- Không có hoa. Cơ quan sinh sản là nón.
- Hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá ít đa dạng.
- Ít tiến hóa.
 - Có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa, quả.
- Hạt nằm trong qua.
- Cơ quan sinh dưỡng, đa dạng hơn.
- Tiến hóa hơn.

 

2. Trong các đặc điểm phân biệt nêu trên, đặc điểm có hoa ở thực vật hạt kín là quan trọng và nổi bật nhất.

Câu 15: Có thể nhận biết một cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?

Trả lời
Giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm có nhừng điểm khác nhau như:
Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm
- Phôi có một lá mầm.
- Có hệ rễ chùm: rễ cái không phát triển và sớm bị thay thế bởi các rễ bên.
- Lá có gân hình cung hoặc song song.
- Phần lớn là cây thân cỏ.
- Phôi có hai lá mầm.
- Có hệ rễ cọc gồm một rễ cái lớn và nhiều rễ bên nhỏ hơn.
- Lá có gân hình mạng.
- Gồm cả cây thân gỗ và cây thân cỏ.
 
Câu 16: Thực vật được phân chia thành những ngành nào? Hãy nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó.

Trả lời
Giới thực vật được phân chia thành các ngành là: ngành Tảo, ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín.
1. Ngành Tảo: chưa có rễ, thân lá. Sống chủ yếu ở nước.
2. Ngành Rêu: có thân, lá đơn giản và rễ giá, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt.
3. Ngành Dương xỉ: có rễ thật, thân lá, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi.
4. Ngành Hạt trần: có rễ, thân, lá phát triển, sống nhiều nơi, sinh sản bằng nón, có hạt trần (hạt lộ trên lá noãn hở).
5. Ngành Hạt kín: có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng, phân bố rất rộng, có hoa và sinh sản bằng hoa, quả, có hạt kín (hạt nằm trong quả).

Câu 17: Nêu các giai đoạn phát triển quan trọng của giới thực vật trên trái, đất và đặc điểm, của thực vật ở mỗi giai đoạn đó?

Trả lời
Sự phát triển của giới thực vật trên quả đất xảy ra qua 3 giai đoạn.
1. Giai đoạn đầu: Sự xuất hiện các thực vật đầu tiên ở nước:
Đặc điểm của thực vật trong giai đoạn này là cấu tạo cơ thể rất đơn giản. Cơ thể đơn bào như vi khuẩn, tảo đơn bào. Cơ thể đa bào có dạng tảo chưa phân hóa thành rễ, thân, lá như các loại tảo đa bào.
2. Giai đoạn hai: Sự xuất hiện các thực vật ở cạn đầu tiên:
Do sự biến đổi của quả đất, đất liền được mở rộng và biển thu hẹp. Từ một số dạng tảo đa bào nguyên thủy đã biến đổi để phát triển thành thực vật ở cạn đầu tiên là cây Quyết trần, tổ tiên của Rêu, Quyết.
Từ Quyết về sau phát triển cho ra những cây Hạt trần đầu tiên.
ở Hạt trần, các cơ quan có cấu tạo khá phức tạp hơn và rễ, thân, cuống lá đã có mạch dẫn nhựa. Đặc biệt ở Hạt trần đã có hạt những còn để hở.
3. Giai đoạn ba: Sự xuất hiện của thực vật Hạt kín:
Điều kiện khí hậu tiếp tục thay đổi, Hạt trần nguyên thủy tiếp tục bị chết thay vào đó là những cây Hạt trần ngày nay và các cây Hạt kín.
Hạt kín có nhiều đặc điểm tiến hóa hơn hẳn so với những thực vật xuất hiện trước nó như: hạt được bảo vệ trong quả; có mạch dẫn hoàn chính, có hoa. Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển thích nghi với mọi điều kiện sống và những lối thụ phấn khác nhau giúp chúng trở nên đông đảo và chiếm ưu thế trong giới thực vật hiện nay.

Câu 18: Hãy giải thích và liêu thí dụ chứng minh vai trò của con người trong việc tạo ra tính phong phú, đa dạng ở cây trồng?

Trả lời
Trong quá trình trồng cây, với những điều kiện chăm sóc khác nhau và yêu cầu sử dụng khác nhau, con người tạo ra nhiều thứ cây trồng theo nhiều hướng như lấy quả, lấy củ, lấy lá hoặc lấy hoa... ở mỗi hướng con người giữ lại những cây tốt, hạt tốt làm giống, loại bỏ những cây xấu.
- Kết quả, qua thời gian lâu dài, được bàn tay chăm sóc của con người, từ dạng tổ tiên hoang dại lúc đầu dần dần đã biến đổi tạo ra nhiều thứ cây trồng mới khác nhau và khác xa với tổ tiên chúng.
- Thí dụ: Qua tác động của con người:
• Từ một tổ tiên cải hoang dại, ngày nay đã hình thành nhiều thứ cải trồng như cái bắp, cải canh, cải củ, su hào, súp lơ...
• Từ một dạng lúa hoang, ngày nay đã tạo ra rất nhiều thứ lúa trồng mới.

B. BÀI TẬP
I. ĐỀ BÀI TẬP
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (...) ở các câu dưới đây:
- Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có: …(I)……. , ………(II)…….. , chưa có (III) …thật sự
- Trong thân và lá rêu chưa có …..(IV)…. Rêu sinh sản bằng ….(V)… được chứa trong. …..(VI)………… , cơ quan này nằm ở……… (VII)……. cây rêu.
2. So sánh cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ và rêu:
Tên cây Cơ quan sinh dưỡng Nhận xét
Rễ
 
 Thân
 

 
Cây dương xỉ
Cây rêu   
       

3. Hãy chọn từ thích hợp: rễ, thân, lá, cuộn tròn ở đầu, mạch dẫn, bào tử, nguyên tản điền vào chỗ trông (...) trong các câu sau:
- Dương xỉ là những cây đã có …..(I)…… ,…. (II)....., .....(III)…. thật sự.
- Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng …..(IV) …..
- Khác với rêu, bên trong thân và lá dương xỉ đã có…. (V)…. giữ
chức năng vận chuyển nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
- Dương xỉ sinh sản bằng …..(VI)….. như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có…. (VII)….. do bào tử phát triển thành.

4. Hãy điền tiếp vào chỗ trong sơ đồ phân loại dưới đây: 


5. Tìm các từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) trong các câu sau:
- Cơ quan sinh dường của dương xỉ, thông giống nhau, gồm …..(I) …..
- Dương xí sinh sản bằng ……(II)….... Bào tử nẩy mầm thành …….(III)…….chứa tinh trùng và trứng.
- Thông sinh sản bằng …..(IV)….. nằm lộ trên các …….(V)…… Cơ quan sinh sản là    ……(VI)….. : nón đực mang túi phấn chứa các ……(VII)…..và nón cái mang lá noãn chứa các …..(VIII)......

II. HƯỚNG DẪN GIẢI.
1.
(I) : Thân
(II) : Lá
(III) : Rễ
(IV) : Mạch dẫn
(V) : Bào tử
(VI) : Túi bào tử
(VII) : Ngọn.

2.
Tên cây Cơ quan sinh dưỡng Nhận xét
Rễ
 
 Thân
 

 
Cây dương xỉ
Cây rêu   
Rễ thật
Rễ giả
Thân
Thân

Thân, á, rễ đã có mạch dẫn
Thân, lá chưa có mạch dẫn

3.
(I), (II), (III): rễ, thân, lá
(IV) : cuộn tròn ở đầu
(V) : mạch dẫn
(VI) : bào tử
(VII) : nguyên tản

4.


5.
(I) : Thân, rễ, lá thật
(II) : Bào tử
(III) : Nguyên tản
(IV) : Hạt
(V) : Lá noãn
(VI) : Nón
(VII) : Hạt phấn
(VIII): Noãn cầu

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây