Giải bài tập SGK sinh học 7 - Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Thứ ba - 14/08/2018 04:47
cGiải bài tập SGK sinh học 7 - Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
Giải bài tập SGK sinh học 7 - Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN:
 
*Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào bảng Đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang

Bảng. Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang


h1 1

 * Đặc điểm chung của ruột khoang? ( Xem phần I)

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI:
 

Câu 1: Cấu tạo của Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điếm gì chung?

 Đều cấu tạo bởi 2 lớp tế bào, có đối xứng tỏa tròn, đều có kiểu ruột túi và mặt trong chứa các tế bào làm nhiệm vụ tiêu hóa

Câu 2. Hãy kể tên các đại diện của Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?

   - Các địa phương đều có thủy tức đơn dốc sống ở ao, hồ, vùng nước ngọt 

Câu 3. Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì?

  Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

Câu 4: San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

 + San hô nhìn chung là có lợi:

   - San hô có ý nghĩa kinh tế cao, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho xây dựng, dùng để trang trí nhà của, làm đồ trang sức...
- Biển san hô tạo cảnh quan độc đáo ở đại dương, có ý nghĩa  lớn về mặt sinh thái
- San hô hóa thạch còn là vật chỉ thị địa tầng trong nghiên cứu địa chất

  - Vùng biển nước ta rất giàu san hô nhất là vùng biển phía Nam. Dọc từ Lăng Cô đến ven biển phía đông và phía Nam Bộ đâu đâu cũng có thể gặp các vũng san hô điển hình. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là các đảo san hô tiêu biểu

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây