Giải bài tập SGK sinh học 7 - Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

Thứ ba - 14/08/2018 03:05
Giải bài tập SGK sinh học 7 - Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

A. Phần tìm hiểu và thảo luận

Quan sát hình 2.1 (SGK) thảo luận nhóm và đánh dấu (v) vào các ô thích hợp ở bảng 1

Bảng 1 : So sánh động vật và thực vật
 1 2

* Hãy xem xét các đặc điểm dự kiến sau đây để phân biệt động vật với thực vật:
Nghiên cứu các thông tin sau, thảo luận và chọn ba đặc điểm quan trọng nhất của động vật phân biệt với thực vật bằng cách đánh dấu (v) vào ô trống:

✓ Có khả năng di chuyển
... Tự dưỡng, tổng hợp chất hữu cơ từ nước và CO2
✓ Có hệ thần kinh và giác quan
✓ Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)
... Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh nắng mặt trời
 
* Liên hệ thực tế, điền tên động vật đại diện mà em biết vào bảng 2.
Bảng 2. Động vật với đời sống con người
STT Các mặt lợi, hại Tên động vật đại diện
1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người  
- Thực phẩm Trâu, bò, lợn , gà
- Lông Cừu
- Da Cá sấu, hổ
2 Động vật dùng làm thí nghiệm  
- Học tập, nghiên cứu khoa học Khỉ, thỏ
- Thử nghiệm thuốc Chuột bạch
3 Động vật hỗ trợ cho con người  
- Lao động Trâu, bò
- Giải trí Khỉ , chó, voi
- Thể thao Ngựa
- Bảo vệ an ninh Chó
4 Động vật truyền bệnh sang người Ruồi, muỗi, …
Tên một số động vật gợi ý Ruồi, muỗi, rận, rệp, trâu, bò, cua, ngựa , voi, ...

 
câu 1 : Các đặc điểm chung của động vật ?

-     Có khả năng di chuyển.
-     Có hệ thần kinh và giác quan.
-     Không tự tổng hợp chất hữu cơ có đời sống dị dưỡng, lấy chất hữu cơ từ các sinh vật khác.
Câu 2 Kể tên động vật gặp ở xung quanh nơi em ở và chỉ rõ nơi cư trú của chúng ?

+ Động vật sống ở môi trường nước:
   - Trong nước: cá rô, cá diếc, cá quả, lươn, rắn nước, cá chép, ấu trùng chuồn chuồn, giáp xác nhỏ, động vật nguyên sinh, ấu trùng thân mềm, …
   - Động vật đáy: ốc, trai, sò, tôm, cua, …
 + Động vật sống ở môi trường cạn:
   - Trên mặt đất: chó mèo, lợn, gà, trâu, bò, dê, ngan, ngỗng, rắn, rết, cóc, ….
   - Trong lòng đất: giun, dế mèn, ấu trùng ve sầu, sâu đất, …
 + Động vật sống ở môi trường không khí: chim sâu, chim sẻ, diều hâu, vịt trời, chim sáo, quạ, ong, bướm, chuồn chuồn, cánh cam, mâm xôi,…
 
Câu 3: Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người ?

  2 2

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây