Giải bài tập SGK sinh học 7- Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

Thứ tư - 22/08/2018 05:17
Giải bài tập SGK sinh học 7- Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI (SGK trang 193) PHẦN THẢO LUẬN
 

*Điền vào bảng sau tên thiên địch được sử dụng và tên sinh vật gây hại tương ứng?

Bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học

Các biện pháp đấu tranh sinh học Tên sinh vật gây hại Tên thiên địch
Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại

- Chuột

- Gia cầm

- Cá đuôi cờ

- Thằn lằn

- Mèo

- Sâu bọ

- Bọ gậy

- Sâu bọ

Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại

- Xương rồng

- Sâu xám

- Bướm đêm Achentina

- Ong mắt đỏ

Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại Thỏ Vi khuẩn Myoma
* Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại?
Làm tiệt sản ruồi đực kéo theo ruồi cái không sinh đẻ được, để diệt loài ruồi gây loét da bò ở miền Nam nước Mĩ

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI (Trang 195 SGK)
 

1. Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.

  - Sử dụng những thiên dịch
- Gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
- Gây vô sinh cho sinh vật gây hại

2. Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.

   * Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:

    - Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột.

    - Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật.

    - Hiệu quả kinh tế.

    - Đảm bảo đa dạng sinh học.

   * Hạn chế:

    - Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.

    - Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.

    - Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây