Giải bài tập SGK sinh học 7 - Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang

Thứ ba - 14/08/2018 04:45
Giải bài tập SGK sinh học 7 - Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang

A. PHẦN TÌM HIỂU - THẢO LUẬN 
Đánh dấu (√) vào bảng 1 cho phù hợp

Bảng 1. So sánh đặc điểm của sứa với thủy tức
b91

Đánh dấu (√) vào bảng 2 cho phù hợp.

Bảng 2. So sánh san hô với sứa

b92
 

B. TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào?

  Sứa di chuyển bằng cách tạo phản lực. Lỗ miệng nằm phía dưới cơ thể, khi dù phồng lên, nước biển được hút vào qua lỗ miệng, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra qua lỗ miệng, tạo ra phản lực đẩy sứa tiến nhanh về phía trước, đồng thời thải bã ra ngoài.
 

Câu 2: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

  - San hô: khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời mà dính liền vào cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.

  - Thủy tức: khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con sẽ tách khỏi cơ thể mẹ, tự kiếm thức ăn và có đời sống độc lập.
 

Câu 3: Cành san hô được dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thế chúng?

   Cành san hô dùng trang trí thực chất chính là khung xương bằng đá vôi của san hô, trên đó các cá thể san hô gắn với nhau tạo thành cây vững chắc

CÂU HỎI NÂNG CAO:

Bộ xương của hải quỳ và san hô khác nhau như thế nào
Gợi ý trả lời: Ở hải quỳ chỉ có các gai xương nằm rải rác trong táng keo, còn bộ xương của san hô kết thành khối đá vôi chung cho cả tập đoàn. Hải quỳ có thể thay đổi chỗ bám, san hô có bộ xương bất động.

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây