Sẽ không bao giờ thành đạt nếu bạn cứ kiếm cớ thoái thác

Chủ nhật - 01/09/2019 12:06
Nếu một người có thói quen kiếm cơ thoái thác trong cuộc sống và trong công tác, thì họ sẽ không có dũng khí để đối mặt với những thất bại và trở ngại trong công tác, mà chính những thói xấu này đã tạo ra những thất bại và trở ngại đó. Họ thường xuyên kiếm cớ để bao biện cho mình, hòng tha thứ cho mình. Nếu họ không nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn, cứ tiếp tục che đậy lỗi lầm của mình, thì họ không bao giờ thành đạt được.
Sẽ không bao giờ thành đạt nếu bạn cứ kiếm cớ thoái thác
Sau khi ăn tối xong, mẹ và con gái thì rửa bát trong bếp, bố và con trai thì ngồi ở phòng khách xem bóng đá. Bỗng nhiên nghe thấy tiếng bát đĩa rơi vỡ, sau đó thì im bặt.

Con trai nhìn bố nói: “Nhất định là mẹ đánh vỡ rồi”.

“Sao con biết?”.

“Vì không thấy tiếng la mắng của mẹ”.

Đây mặc dù là bản nhạc thường thấy trong đời thường, nhưng nó lại biểu hiện một thiên tính của con người: Con người ta thường đối xử với bản thân và người khác bằng những tiêu chuẩn khác nhau, rõ ràng là trách người thì nghiêm khắc, còn đối với bản thân thì lại dễ dãi. Cũng vì vậy mà người ta thường tha thứ cho lỗi lầm của mình, tìm cớ để lấp liếm sự dốt nát của mình.

Hai vị giám đốc vốn là bạn cũ gặp nhau tại một nhà hàng. Có điều lúc đó giám đốc Sinh áo quần xuềnh xoàng, mặt mũi bơ phờ, dường như chưa bao giờ thấy ông ở trong tình trạng như thế. Còn giám đốc Bình thì hoàn toàn ngược lại, ăn mặc sang trọng, phong độ đàng hoàng. Ông Sinh thở dài, ánh mắt có vẻ hâm mộ ông Bình, nói: “Ông biết không, nói thật với ông, gần đây tôi gặp một thầy bói, ông ấy nói rằng sở dĩ tôi đổ bể là vì cái bàn làm việc ở văn phòng tôi kê không đúng hướng”. Ông sinh nuốt nước miếng nói tiếp: “Ông thầy nói: Vì cái bàn làm việc xung hướng Bắc, nên nó đã phá phong thuỷ, do đó sự nghiệp của tôi mới bị trắc trở như vậy, nếu như tôi gặp ông thầy này sớm thì tình cảnh của tôi đâu đến nỗi như bây giờ…”. Ông Bình nhìn ông Sinh với vẻ thông cảm, hai ông cùng đến thành phố này lập nghiệp, bây giờ ông Sinh lại rơi vào tình cảnh này, ông mỉm cười chẳng nói gì, bởi vì ông hiểu rõ bản thân ông sở dĩ có được như ngày hôm nay là nhờ vào sự chăm chỉ của bản thân, đó là kết quả của sự phấn đấu không mệt mỏi. Trong lòng ông cảm thấy ông sinh thật tội nghiệp, không ngờ ông ấy lại tìm ra cái cớ thất bại cho mình như vậy, phong thuỷ có thể quyết định sự nghiệp của con người sao?

Hai vị giám đốc này khi mới đến thành phố lập nghiệp đã quen nhau, lúc đó ngành quảng cáo mới được phát triển, văn phòng sáng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trên thị trường vẫn có nhiều ưu thế, hơn nữa ông Sinh đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ cho mình, nghiệp vụ lại rất xuất sắc, doanh nghiệp cũng dần dần khởi sắc, lúc đó ông Sinh tỏ ra rất mãn nguyện. Nhưng mấy năm sau, tình hình làm ăn của công ty sa sút gặp nguy cơ về tài chính. Ông Sinh bắt đầu oán thán vận may của mình chưa đến thực sự, cần phải chờ đợi. Song trên thực tế không đơn giản như cái cớ mà ông Sinh đã nói, cùng với sự phát triển của ngành quảng cáo, sức cạnh tranh trên thị trường cũng ngày càng quyết liệt. Một mặt khách hàng ngày càng khó tình, mặt khác đối thủ cạnh tranh ngày càng ưu tú hơn, có nhiều đối thủ đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Còn ông Sinh thì chỉ tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Ông Bình đã nhiều lần nhắc nhở ông Sinh: “Bây giờ không như ngày trước, xã hội phát triển ngày càng nhanh, nếu chúng ta không tiếp tục học tập thì sẽ không theo kịp bước tiến của thời đại, ông cũng phải đi học thêm đi”. Nhưng ông Sinh nói rằng: “Ông xem tôi nhiều tuổi thế này rồi, hơn nữa bao nhiêu năm không cầm đến sách vở, trí nhớ cũng giảm nhiều còn học hành gì nữa; vả lại trong giai đoạn này sự nghiệp của tôi không suôn sẻ là vì thời vận của tôi chưa đến, ông xem tôi vốn có học hành gì mà hồi đầu công ty làm ăn cũng khấm khá đấy chứ”. Ông Sinh đã kiếm cớ thoái thác như vậy, thì ông Bình cũng chẳng còn cách nào khác. Vì ông sinh không thường xuyên nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, không biết khách hàng ưa chuộng mẫu mã, chủng loại nào, không ưa chuộng loại nào; hơn nữa khi bàn bạc chủ đề và sáng kiến với nhân viên thiết kế, do trình độ học vấn kém cỏi nên thường không thống nhất quan điểm với họ, khi nhân viên thiết kế gởi bản thảo lên thì ông cũng không thể phân biệt được chất lượng của từng bản thảo, cứ cho sản xuất hàng loạt, thành thử khi hàng sản xuất ra không được khách hàng chấp nhận. Có lúc ông Bình đã khuyên ông nên đi khảo sát thị trường, ông Sinh lại kiếm cớ không có thời gian, hoặc ho rằng mình là ông chủ lang thang trên thị trường thì còn thể thống gì. Kết quả là làm cho công ty rơi vào tình trạng khó khăn, cuối cùng đã bị đào thải khỏi thị trường.

Còn Giám Đốc Bình thì sao? Mặc dù thời kỳ đầu công ty của ông làm ăn cũng phát đạt, nhưng ông không bị những thành đạt đó làm hoa mắt. Ông biết rằng, công ty chỉ làm tốt chưa đủ, mà điều quan trọng là phải đứng vững trên thị trường, phát triển dần theo thị trường. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường không những ngày càng nhiều mà còn rất mạnh nữa, muốn công ty đứng vững thì phải làm tốt hai điều: Một lần phải nắm chắc thị trường, nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Hai là không ngừng hoàn thiện nâng cao trình độ cho bản thân, người khác mạnh, mình phải mạnh hơn. Ngoài giờ làm việc ông Bình thường “nạp điện” cho mình, luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ, luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành. Có những hôm đi khảo sát thị trường, giải quyết xong các công việc ông cảm thấy toàn thân mệt mỏi rã rời, nhưng không thể vì thế mà không đọc sách. Nhiều khi mệt quá ông gục đầu vào sách mà ngủ. Đương nhiên sự cố gắng và tầm nhìn xa của ông không hề “thừa”, khi các công ty khác liên tiếp gặp rủi ro thì các công ty của ông ngày càng lớn mạnh, sự nghiệp của ông đang bước tới đỉnh vinh quang.

Nhiều khi đứng bên cửa sổ phòng làm việc nhìn khoảng trời bao la bên ngoài, ông liền nghĩ tới Sinh, bất giác ông thấy buồn thay cho ông ấy: hết lần này đến lần khác thoái thác kiếm cớ, thậm chí sự đổ bể của công ty của công ty cũng không làm cho ông ấy tỉnh ngộ, vẫn còn cho là phong thuỷ không tốt. Thật là hoang đường.

Trong công ty chúng ta cũng thường gặp những người như Giám đốc Sinh, khi thất bại họ thường khéo léo tìm ra cớ này cớ nọ để bao biện, mà không cảnh tỉnh bản thân, không nâng cao trình độ học vấn cho bản thân. Hơn nữa trong cuộc sống và trong công tác, họ lại tạo cho mình thói quen xấu, như: Không hoàn thành công việc theo kế hoạch thì thoái thác nói là “ngọc thể bất an”. Đi làm muộn giờ thì đổ lỗi tại thời tiết, tại tắc đường. Sự nghiệp không suôn sẻ thì cho rằng thời vận không tốt. Họ lúc nào cũng có hàng “đống” các lý do để che đậy khiếm khuyết của mình và giải thích sự thất bại của mình. Khiến bạn bè, đồng sự phải lánh xa, sự nghiệp thì liên tiếp gặp rủi ro, thất bại.

Lâm và Vĩ là hai thanh niên mới vào nghề. Chúng ta xem họ có may mắn không? Tháng đầu tiên của thời kỳ thử việc, phòng tiêu thụ mà Lâm làm việc xảy ra sự cố về trách nhiệm sản xuất: Vì bỏ lỡ thời cơ cấp hàng tốt nhất mà gây thiệt hại cho công ty ba triệu đồng. Tổn thất tuy không lớn, nhưng theo quy định của công ty phải tiến hành truy cứu trách nhiệm.

Trong cuộc họp xử lý vụ việc này, Lâm đã khách quan phân tích nguyên nhân xảy ra sự cố, dũng cảm thừa nhận bản thân phải chịu trách nhiệm về sự việc đó, đồng thời đưa ra biện pháp tránh để hiện tượng này lặp đi lặp lại. Thái độ tích cực của Lâm đã được sự tín nhiệm của các cấp lãnh đạo trong công ty, do đó Lâm đã kết thúc thời gian thử việc ba tháng một cách thuận lợi, cũng tạo điều kiện tốt cho tương lai sau này của Lâm ở công ty.

Bạn là nhân viên mới đang trong thời gian thử việc, năng lực chịu đựng thử thách của bạn sẽ thấp hơn những đồng sự khác. Hơn nữa rất nhiều người có thói quen đùn đẩy trách nhiệm cho nhân viên mới; lúc đó bạn không thể “ôm” trách nhiệm về mình để lấy lòng đồng sự, vì bạn làm như vậy là chuốc vạ vào thân; nhưng cũng không thể thoái thác trách nhiệm để gây ấn tượng tốt cho lãnh đạo, làm như vậy cũng chẳng ích lợi gì cho bạn.

Vĩ là người làm việc rất quyết đoán nhưng lại hay nóng nảy. Sau khi đến làm việc ở công ty liên doanh Việt Nhật được nửa tháng, giám đốc cho Vĩ cùng tham dự buổi ký hợp đồng với ý đồ tạo cơ hội để Vĩ thể hiện khả năng của mình.

Trước khi ký hợp đồng, đối phương hỏi “các anh có ý kiến gì về các hạng mục trong hợp đồng không?”. Mọi người đều lắc đầu, chỉ có Vĩ đứng dậy phát biểu ý kiến, chỉ ra những “kẻ hở” chưa chặt chẽ trong hợp đồng. Thực ra những “kẻ hở” này cũng không ảnh hưởng lắm đến lợi ích của công ty, nhưng Vĩ nói với giọng gay gắt khiến đại diện của đối phương tức giận, cuối cùng mọi người hậm hực ra về. Vĩ nói năng không thận trọng, dẫn đến buổi đàm phán thất bại, giám đốc công ty vô cùng phẫn nộ.

Sau đó Vĩ đến phòng giám đốc để thanh minh: Bản thân tôi tìm ra “kẻ hở” của bản hợp đồng là vì lợi ích của công ty, thì không có gì sai; tôi nói hơi gay gắt là vì đối phương có ý lừa công ty. Nghe Vĩ nói như vậy giám đốc công ty càng không kìm nổi nỗi bực trong lòng, ông tuyên bố kết thúc thời gian thử việc và sa thải Vĩ khỏi công ty.

Những người mới vào nghề, có sai sót không đáng ngại mà điều đáng sợ là không nhận thức đúng đắn sai lầm của mình. Nếu như bạn không thành thạo về chuyên môn mà phạm lỗi thì ngoài việc nhận lỗi ra, bạn phải nhờ lãnh đạo và những đồng sự thạo việc chỉ dẫn, đó mới là biện pháp tốt khiến bạn tiến bộ. Nếu như vì bạn mà mất đi khách hàng, thì bạn cần phải thành khẩn kiểm điểm bản thân, thành khẩn nhận lỗi. Tuyệt nhiên không thể tìm cớ này cớ nọ để bao biện cho lỗi lầm của mình. Làm như vậy mọi người sẽ hoài nghi, không tin tưởng bạn.

Nếu một người có thói quen kiếm cớ thoái thác, thì anh ta sẽ không có dũng khí để đối mặt với thất bại và trắc trở trong công tác, mà những thất bại trắc trở có thể do thói quen xấu gây ra. Anh ta thường xuyên liên tục tìm cớ để biện hộ cho mình, hòng tha thứ cho bản thân mình. Nếu anh ta không nhìn nhận đúng bản thân, liên tục che đậy khuyết điểm, tha thứ cho bản thân, cho rằng thất bại của mình là do sự bất lợi của ngoại cảnh gây ra, nhằm cứu vãng thể diện và sự tôn trọng đáng thương của mình, đồng thời muốn trốn tránh trách nhiệm, làm như vậy sẽ khiến bản thân càng cách xa sự thành công.

Những người không có dũng khí đối mặt với sai sót là kẻ hèn yếu. Họ không có dũng khí đối diện với sai sót, không có dũng khí kiểm điểm bản thân, càng không có dũng khí để cứu vãng sự sai lầm đó, cuối cùng sẽ hại người hại thân. Có một bác sĩ trẻ, làm việc chăm chỉ cần mẫn, sau mấy năm tìm tòi nghiên cứu anh ta đã chế ra loại thuốc chuyên trị bệnh tim. Mọi người đều nói anh ấy đúng là người “tuổi trẻ tài cao”. Điều khiến mọi người không ngờ tới là sau khi thành công một thời gian, anh đã mắc chứng tâm thần phân liệt, sau đó đã tự sát. Mọi người không hiểu lý do tại sao. Mãi về sau họ mới tìm thấy cuốn nhật ký của anh ta. Trong cuốn nhật ký, anh ta đã viết rõ căn nguyên bệnh tình thực sự của mình. Thì ra, anh ta phát hiện thuốc mà anh ta nghiên cứu chế tạo ra có nhiều tác dụng phụ, nhưng lại không đủ dũng khí để công bố. Cuối cùng không chịu được sự lên án của lương tâm, anh ta đã tìm đến cái chết để giải thoát. Vị bác sĩ này đã trốn chạy trước sai lầm của mình, nhưng anh ta lại không thoát khỏi sự giày vò của tâm linh. Chúng tôi không muốn thương hại hay lên án anh ta, mà chúng tôi chỉ muốn nhắc nhở các bạn một điều: Trốn tránh trách nhiệm không thể giải quyết được vấn đề.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây