Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 38: Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và tư tưởng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

Thứ ba - 24/03/2020 11:54
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 38: Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và tư tưởng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (1879 - 1914)
- Sau khi bình định xong nước ta về quân sự, Pháp tiến hành khai thác lần thứ nhất ở Việt Nam.
- Cuộc khai thác này đã bước đầu làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi, tác động đến những chuyển biến của xã hội:
+ Nông dân bị mất ruộng đất ngày càng nhiều và phải chịu nhiều loại thuế, khổ cực trăm bề.
+ Công nhân, chủ yếu xuất thân từ nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
+ Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời nhưng bị thực dân Pháp chèn ép nên số lượng còn ít, thế lực yếu ớt.
+ Tầng lớp tiểu tư sản như những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ...cũng ra đời với sự mở rộng khai thác của thực dân Pháp.
+ Các sĩ phu có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị.

2. Ảnh hưởng của trào lưu dân chủ tư sản từ bên ngoài vào Việt Nam
- Phong trào cái cách chính trị - văn hoá ở Trung Quốc với những nhân vật như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi.
- Tư tưởng của cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút-xô, Mông-tê-xki-ơ.
- Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.
- Đặc biệt là cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.

3. Sự ra đời của phong trào giải phóng dân tộc mang tính chất cách mạng theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam
- Nguyên nhân:
+ Sự chuyển biến của kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
+ Ảnh hưởng trào lưu tư tưởng từ bên ngoài vào.
- Xu hướng: giải phóng dân tộc gắn với duy tân và thay đổi chế độ theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Những người tiên phong: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
- Hình thức đấu tranh: không chỉ có đấu tranh vũ trang mà còn có hình thức khác như đấu tranh chính trị, ngoại giao, lập ra các tổ chức cách mạng, các hội...

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc dịa lần thứ nhất ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1897 đến năm 1913.
B. Từ năm 1898 đến năm 1914.
C. Từ năm 1899 đến năm 1914.
D. Từ năm 1897 đến năm 1916.

2. Chính sách nào dưới đây mà thực dây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Chính sách “Chia để trị”.
B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”.
C. Chính sách “đồng hoá” dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.

3. Trong quá trình khai thác trên lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng khai thác ngành nào?
A. Ngành công nghiệp nặng.
B. Ngành công nghiệp nhẹ.
C. Ngành khai thác mỏ.
D. Ngành luyện kim và cơ khí.

4. Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp trên lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là chính sách nào dưới đây?
A. Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam.
B. Lập các đồn điền để trồng các loại cây công nghiệp.
C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân.
D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp.

5. Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?
A. Giai cấp tư sản dân tộc.
B Tầng lớp tiểu tư sản.
C. Giai cấp công nhân làm thuê.
D. Giai cấp nông dân.

6. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ:
A. Giai cấp tư sản bị thực dân Pháp đình chỉ hoạt động kinh doanh.
B. Giai cấp nông dân bị tước ruộng đất
C. Tầng lớp tiểu tư sản bị thất nghiệp.
D. Giai câp địa chủ nhỏ bị thực dân Pháp thu toàn bộ ruộng đất.

7. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng công nhân Việt Nam có khoảng bao nhiêu người?
A. Khoảng mười vạn người.
B. Khoảng hai mươi vạn người.
C. Khoảng năm vạn người.
D. Khoảng mười làm vạn người.

8. Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ đâu?
A. Từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
B. Từ một số ngưới nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
C. Từ một số tiểu tư sản có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
D. Tất các các thành phần trên.

9. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình thế giới, mà trước hết là các nước nào đã xâm nhập vào Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á.
B. Các nước như Nhật Bản và Trung Quốc.
C. Các nước như Anh, Pháp.
D. Các nước ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc.

10. Phong trào cải cách chính trị - văn hoá ở Trung Quốc với những nhân vật nào đã có tác động mạnh mẽ đến nước ta những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Tôn Trung Sơn.
B. Mao Trạch Đông.
C. Lương Khải Siêu.
D. Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi.

11. Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những tác phẩm nổi tiếng của ai được dịch sang tiếng Hán rồi du nhập vào nước ta?
A. Của Rút-xô.
B. Của Mông-te-xki-ơ.
C. Của Rút-xô và Mông-te-xki-ơ.
D. Của Rút-xô, Mông-te-xki-ơ và Phu-ri-ê.

12. Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nam, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?
A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.
B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.
C. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp.
D. Đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga.

13. Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là ai?
A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
D. Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu.

14. Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với:
A. Đánh đuổi phong kiến tay sai.
B. Cải biến xã hội.
C. Giành độc lập dân tộc
D. Giải phóng giai cấp nông dân.

15. Hình thức đấu tranh nào dưới đây gắn với phong trào yêu nước của các sĩ phu Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Đấu tranh đơn thuần bằng vũ trang.
B. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
C. Đấu tranh chủ yếu bằng hình thức chính trị.
D. Dùng biện pháp cải cách yêu cầu thực dân Pháp trả độc lập.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
A A C A D
6 7 8 9 10
B C A B D
11 12 13 14 15
C B C B B

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây