Soạn tin học 7 - Bài thực hành 9. Tạo biểu đồ để minh họa

Thứ hai - 14/10/2019 09:38
Hướng dẫn soạn chi tiết Tin học 7, Bài thực hành 9. Tạo biểu đồ để minh họa , Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập trong bài học
Bài thực hành 9. Tạo biểu đồ để minh họa
(Thời lượng: 3 tiết)

 
A - Mục đích, yêu cầu
- Thực hiện được việc nhập các công thức và hàm vào ô tính;
- Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ đơn giản.

B - Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Việc lựa chọn dữ liệu để tạo biểu đồ là bước chuẩn bị quan trọng để có biểu đồ đơn giản, dễ hiểu. Việc lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp sẽ giúp biểu đồ sinh động, thông tin được mô tả trực quan hơn, dễ nhận biết hơn.

a) Mục tiêu của bài tập 1 là nhằm thực hành việc tạo biểu đồ cột đơn giản. Trước khi tạo biểu đồ HS thực hành sử dụng công thức hoặc hàm thích hợp để tính tổng số HS giỏi và tỉ lệ HS giỏi trên sĩ số của từng lớp trong các cột E và F và định dạng các số trong cột F thành dạng phần trăm. Đây có thể là lần đầu tiên HS thực hiện định dạng số theo dạng phần trăm, tuy đã hướng dẫn cụ thể trong SGK, GV cũng nên làm mẫu để HS làm theo được.

Để tạo biểu đồ, HS chỉ cần nháy chuột vào một ô trong khối A4:F9 và thực hiện các bước như được trình bày trong SGK. GV cần hướng dẫn HS từng bước nhận xét về những điểm chưa hợp lí và dữ liệu không cần thiết biểu diễn trên biểu đồ, đặc biệt là dữ liệu về sĩ số HS từng lớp, các dữ liệu thừa (dữ liệu tổng cộng hoặc phần trăm).

Thoạt nhìn, để điều chỉnh những điều chưa hợp lí trên biểu đồ, trong suy nghĩ của HS có thể nảy sinh giải pháp xoá các thành phần “thừa” trên biểu đồ. GV có thể khuyến khích HS thử để rút ra kết luận rằng biểu đồ được tạo từ bảng dữ liệu trên trang tính, việc chỉnh sửa biểu đồ phải được thực hiện từ việc thay đổi vùng dữ liệu làm cơ sở tạo biểu đồ. Không thể xoá một vài thành phần của biểu đồ một khi dữ liệu làm cơ sở để tạo ra chúng vẫn nằm trong vùng dữ liệu để tạo biểu đồ.

Để có biểu đồ rút gọn giống hình minh họa trong SGK, thực hiện thao tác xoá biểu đồ và vẽ lại biểu đồ mới. Để xoá biểu đồ, nháy chuột chọn biểu đồ và nhấn phím Delete.

Khi tạo lại biểu đồ cột với miền dữ liệu là các khối A4:A9 và D4:E9, lưu ý HS cần chọn miền dữ liệu tạo biểu đồ trước. Để chọn các khối không liền nhau, gợi ý để HS nhấn giữ phím Ctrl trong khi chọn. Kết quả cho biểu đồ như hình minh họa trong SGK.

b) Mục tiêu của bài tập 2 là để HS thay đổi dạng biểu đồ của một biểu đồ đã tạo mà không phải xoá biểu đồ đã tạo và tạo biểu đồ mới, đồng thời để HS nhận biết rằng biểu đồ hình tròn chỉ có thể biểu diễn được một cột (hay một hàng) dữ liệu.

Trong mục a), khi tạo biểu đồ mới dạng đường gấp khúc nên lưu ý HS chọn lệnh Line trong trong nhóm Charts trên dải lệnh Insert.

Thao tác đổi dạng biểu đồ đã vẽ của mục d) sang biểu đồ dạng đường gấp khúc sẽ cho kết quả giống như kết quả nhận được ở mục a).

c) Bài tập 3 là bài thực hành tiếp tục hướng dẫn HS chọn vùng dữ liệu trước khi tạo biểu đồ (không để chương trình tự nhận biết). GV nhắc để HS nhớ lại cách thực hiện chọn các khối dữ liệu tách biệt nhau bằng cách nhấn giữ phím Ctrl. Sau khi chọn miền dữ liệu, các thao tác tiếp theo để tạo biểu đồ tương tự như trên.

Sao chép biểu đồ từ trang tính sang văn bản Word là thao tác đơn giản. Khuyến khích HS mạnh dạn thử thực hiện các thao tác tương tự như sao chép các đối tương văn bản. HS sẽ tự nhận biết được các lệnh cần sử dụng.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây