Giải bài tập toán 6 - bài 18: Bội chung nhỏ nhất

Chủ nhật - 02/06/2019 05:24
Giải bài tập toán 6 - bài 18: Bội chung nhỏ nhất

Bài 18: Bội chung nhỏ nhất

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 18 trang 58: Tìm BCNN(8, 12); BCNN(5, 7, 8); BCNN(12, 16, 48).

Lời giải

Ta có: 8 = 23

12 = 22. 3

16 = 24

48 = 24. 3

- BCNN(8, 12)

Ta có các thừa số chung là 2 và thừa số riêng là 3.

Số mũ lớn nhất của 2 là 3 và số mũ lớn nhất của 3 là 1.

Khi đó : BCNN(8, 12) = 23. 3 = 24

- BCNN(5, 7, 8)

Ta có các thừa số riêng là 2,5,7 và không có thừa số chung.

Số mũ lớn nhất của 2 là 3. Số mũ lớn nhất của 5 và 7 là 1.

Khi đó: BCNN(5, 7, 8) = 23. 5 . 7 = 280

- BCNN(12, 16, 48)

Ta có các thừa số chung là 2 và thừa số riêng là 3.

Số mũ lớn nhất cúa 2 là 4. Số mũ lớn nhất của 3 là 1.

Khi đó; BCNN(12, 16, 48) = 24. 3 = 48

Bài 149 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm BCNN của:

a) 60 và 280 ;     b) 84 và 108 ;     c) 13 và 15

Lời giải:

a) – Phân tích ra thừa số nguyên tố:

60 = 22.3.5; 280 = 23.5.7

– Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng: 2; 3; 5; 7.

– Lập tích: mỗi thừa số lấy với sỗ mũ lớn nhất: số mũ lớn nhất của 2 là 3; số mũ lớn nhất của 3; 5; 7 là 1.

BCNN(60; 280) = 23.3.5.7 = 840.

b) 84 = 22.3.7; 108 = 22.33

⇒ BCNN(84; 108) = 22.33.7 = 756

c) 13 = 13; 15 = 3.5

⇒ BCNN(13; 15) = 3.5.13 = 195.

Kiến thức áp dụng

Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ta làm như sau:

+ Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

+ Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

+ Lập tích các thừa số đã chọn; mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất của nó. Tích đó chính là BCNN cần tìm.

Bài 150 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Tìm BCNN của:

a) 10, 12, 15 ;     b) 8, 9, 11 ;     c) 24, 40, 168

Lời giải:

a) 10 = 2.5; 12 = 22.3; 15 = 3.5

⇒ BCNN(10, 12, 15) = 22.3.5 = 60.

b) 8 = 23 ; 9 = 32; 11 = 11

⇒ BCNN(8; 9; 11) = 23.32.11 = 792.

c) 24 = 23.3; 40 = 23.5; 168 = 23.3.7

⇒ BCNN(24, 40, 168) = 23.3.5.7 = 840.

Kiến thức áp dụng

Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ta làm như sau:

+ Phân tích các số ra thừa số nguyên tố.

+ Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và riêng.

+ Lập tích các thừa số đã chọn; mỗi thừa số lấy số mũ lớn nhất của nó. Tích đó chính là BCNN cần tìm.
 

Bài 151 (trang 59 sgk Toán 6 Tập 1): Hãy tính nhẩm BCNN của các số sau bằng cách nhân số lớn nhất lần lượt với 1, 2, 3, ... cho đến khi được kết quả là một số chia hết cho các số còn lại:

a) 30 và 150 ;     b) 40, 28, 140 ;     c) 100, 120, 200

Lời giải:

a) Ta có: 150 ⋮ 30

⇒ BCNN(150, 30) = 150

b) Ta có : 140 ⋮̸ 40.

140. 2 = 280 ⋮ 40 và 280 ⋮ 28

Vậy BCNN (40, 28, 140) = 280.

c) 200 ⋮̸ 120.

200.2 = 400 ⋮̸ 120.

200.3 = 600 ⋮ 120 và 600 ⋮ 100.

Vậy BCNN(100, 120, 200) = 600.

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây