Giải bài tập toán 6 - bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Thứ hai - 27/05/2019 11:26
Giải bài tập toán 6 - bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 3 trang 71: Xem trục số nằm ngang (h.42). Điền các từ: bên phải, bên trái, lớn hơn, nhỏ hơn hoặc các dấu: “>”, “<” vào chỗ trống dưới đây cho đúng:

tra loi cau hoi toan 6 tap 1 bai 3 trang 71

a) Điểm -5 nằm ..... điểm -3, nên -5 ..... -3, và viết: -5 ..... -3;

b) Điểm 2 nằm ..... điểm -3, nên 2 ..... -3, và viết: 2 ..... -3;

c) Điểm -2 nằm ..... điểm 0, nên -2 ..... 0, và viết: -2 ..... 0.

Lời giải

Ta có:

a) Điểm -5 nằm bên trái điểm -3, nên -5 nhỏ hơn -3, và viết: -5 < -3

b) Điểm 2 nằm bên phải điểm -3, nên 2 lớn hơn -3, và viết 2 > -3

c) Điểm -2 nằm bên trái điểm 0, nên -2 nhỏ hơn 0, và viết -2 < 0

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 3 trang 72: So sánh:

a) 2 và 7;        b) -2 và -7;        c) -4 và 2;

d) -6 và 0;        e) 4 và -2;        g) 0 và 3.

Lời giải

a) 2 < 7        b) -2 > -7        c) -4 < 2

d) -6 < 0        e) 4 > -2        g) 0 < 3

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 3 trang 72: Tìm khoảng cách từ mỗi điểm: 1, -1, -5, 5, -3, 2, 0 đến điểm 0.

Lời giải

- Điểm 1 cách điểm 0 một khoảng là 1( đơn vị )

- Điểm -1 cách điểm 0 một khoảng là 1 ( đơn vị )

- Điểm -5 cách điểm 0 một khoảng là 5 ( đơn vị )

- Điểm 5 cách điểm 0 một khoảng là 5 ( đơn vị )

- Điểm -3 cách điểm 0 một khoảng là 3 ( đơn vị )

- Điểm 2 cách điểm 0 một khoảng là 2 ( đơn vị )

- Điểm 0 cách điểm 0 một khoảng là 0 ( đơn vị )

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 3 trang 72: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau: 1, -1, -5, 5, -3, 2.

Lời giải

|1| = 1        |-1| = 1       |-5|=5

|5| = 5        |-3| = 3       |2|=2

Bài 11 (trang 73 SGK Toán 6 Tập 1):

bai 11 trang 73

Lời giải:

+ 3 < 5.

+ So sánh hai số nguyên âm ta so sánh hai giá trị tuyệt đối của chúng. Số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.

      |– 3| = 3 ; |– 5| = 5.

Mà 3 < 5 nên – 3 > – 5.

+ Số nguyên dương luôn lớn hơn số nguyên âm.

      4 > – 6 ; 10 > – 10.

Do đó ta điền như sau :bai 11 trang 73 1

Bài 12 (trang 73 SGK Toán 6 Tập 1)a) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần:

     2, -17, 5, 1, -2, 0

b) Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần:

     -101, 15, 0, 7, -8, 2001

Lời giải:

a) Dãy số nguyên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là :

     –17 < –2 < 0 < 1 < 2 < 5.

b) Dãy số nguyên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là :

     2001 > 15 > 7 > 0 > –8 > –101.
 

Bài 13 (trang 73 SGK Toán 6 Tập 1):

bai 13 trang 73

Lời giải:

a) Ta có: các số nguyên x thỏa mãn – 5 < x < 0 là các số nằm giữa – 5 và 0 trên trục số. Các số đó là: –4; –3; –2; –1.

b) Các số nguyên x thỏa mãn – 3 < x < 3 là các số nằm giữa – 3 và 3 trên trục số.

Các số đó là : – 2; – 1; 0; 1; 2.
 

Bài 14 (trang 73 SGK Toán 6 Tập 1): Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số sau 2000, -3011, -10.

Lời giải:

Giá trị tuyệt đối của 2000 là : |2000| = 2000;

Giá trị tuyệt đối của – 3011 là |–3011| = 3011;

Giá trị tuyệt đối của –10 là |–10| = 10.

Kiến thức áp dụng

+ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đó đến điểm 0 trên trục số.

+ Kí hiệu giá trị tuyệt đối của số nguyên a là |a|.

+ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên dương là chính nó.

+ Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó.

+ Gọi a là số tự nhiên thì |a| = a; |–a| = a.
 

Bài 15 (trang 73 SGK Toán 6 Tập 1):

bai 15 trang 73

Lời giải:

+ Ta có: |3| = 3; |5| = 5. Mà 3 < 5 nên |3| < |5|.

+ |–3| = 3; |–5| = 5. Mà 3 < 5 nên |–3| < |–5|.

+ |–1| = 1; |0| = 0. Mà 1 > 0 nên |–1| > |0|.

+ Vì 2 và –2 là hai số đối nhau nên |2| = |–2|.

Kiến thức áp dụng

+ |a| (giá trị tuyệt đối của a) là khoảng cách từ điểm a đến mốc 0.

+ Nếu n là số tự nhiên thì |n| = n và |–n| = n.

+ Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.

+ |0| = 0.

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây