Giải bài tập toán 6 - bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu

Thứ hai - 27/05/2019 11:39
Giải bài tập toán 6 - bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu

Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tìm và so sánh kết quả của: (-3) + (+3) và (+3) + (-3).

Lời giải

(-3) + (+3) = 0

(+3) + (-3) = 0

Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau.

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tìm và nhận xét kết quả của:

a) 3 + (-6) và |-6| - |3|;

b) (-2) + (+4) và |+4| - |-2|.

Lời giải

Ta có:

a) 3 + (-6) = -3

|-6| - |3| = 6 – 3 = 3

Kết quả của hai phép tính là hai số đối nhau

b) (-2) + (+4) = 2

|+4| - |-2| = 4 – 2 = 2

Kết quả của hai phép tính bằng nhau

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tính

a) (-38) + 27;        b) 273 + (-123).

Lời giải

a) (-38) + 27 = - (38 – 27) = - 11

b) 273 + (-123) = 273 – 123 = 150

Bài 27 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) 26 + (-6)

b) (-75) + 50

c) 80 + (-220)

Lời giải:

a) Ta có: |26| > |–6|. Mà 26 mang dấu “+” nên kết quả phép tính mang dấu “+”.

26 + (–6) = 26 – 6 = 20.

b) |–75| > |50|. Mà –75 mang dấu “–“ nên kết quả phép tính mang dấu “–“.

(–75) + 50 = – (75 – 50 ) = –25;

c) |–220| > |80|. Mà –220 mang dấu “–“ nên kết quả phép tính mang dấu “–“.

80 + (–220 ) = – (220 – 80) = –140.

Kiến thức áp dụng

Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta cần:

+ Bước 1: Trừ hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ).

+ Bước 2: Xét xem số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn rồi lấy dấu của số đó đặt trước kết quả vừa tìm được.
 

Bài 28 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) (-73) + 0

b) |-18| + (-12)

c) 102 + (-120)

Lời giải:

a) (–73) + 0 = –73;

b) |–18| + (–12) = 18 + (–12) = 18 – 12 = 6;

c) 102 + (–120) = – (120 – 102) = –18.

Bài 29 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): Tính và nhận xét kết quả của:

a) 23 + (-13) và (-23 ) + 13

b) (-15) + (+15) và 27 + (-27)

Lời giải:

a) 23 + (–13) = 23 – 13 = 10.

(–23) + 13 = – (23 – 13) = –10.

Nhận xét: Kết quả của hai phép tính là hai số nguyên đối nhau.

b) (–15) + (+15) = 0 ;

27 + (–27) = 0

Nhận xét: Kết quả của hai phép tính trên đều bằng 0.
 

Bài 30 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): So sánh:

a) 1763 + (-2) và 1763

b) (-105) + 5 và -105

c) (-29) + (-11) và -29

Lời giải:

a) 1763 + (–2) = 1763 – 2 = 1761.

Vậy 1763 + (–2) < 1763.

b) (–105) + 5 = –(105 – 5) = –100.

So sánh –100 và –105:

|–100| = 100, |–105| = 105. Mà 100 < 105 nên (–100) > (–105).

Vậy (–105) + 5 > (–105).

c) (–29) + (–11) = – (29 + 11) = –40.

So sánh –40 và –29:

|–40| = 40; |–29| = 29. Mà 40 > 29 nên (–40) < (–29).

Vậy (–29) + (–11) < (–29).

* Rút ra nhận xét:

Khi ta cộng một số nguyên với một số nguyên âm bất kì được kết quả nhỏ hơn số nguyên ban đầu.

Khi ta cộng một số nguyên với một số nguyên dương bất kì được kết quả lớn hơn số nguyên ban đầu.

<<XEM MỤC LỤC

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây