Giải bài tập toán 6 - bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

Thứ ba - 28/05/2019 09:46
Giải bài tập toán 6 - bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

Bài 8: Quy tắc dấu ngoặc

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 83:

a) Tìm số đối của: 2, (-5), 2 + (-5).

b) So sánh số đối của tổng 2 + (-5) với tổng các số đối của 2 và (-5).

Lời giải

a)

- Số đối của 2 là -2

- Số đối của (-5) là 5

- Số đối của 2 + (-5) = - ( 5 -2) = - 3 là 3

b)

Tổng các số đối của 2 và (-5) là (-2) + 5 = 5 – 2 = 3

Suy ra số đối của tổng 2 + (-5) bằng tổng các số đối của 2 và (-5)

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 83: Tính và so sánh kết quả của:

a) 7 + (5 – 13) và 7 + 5 + (-13)

b) 12 – (4 – 6) và 12 – 4 + 6.

Lời giải

Ta có:

a) 7 + ( 5 – 13 ) = 7 + ( -8) = -1

7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1

Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau

b) 12 – ( 4 – 6 ) = 12 – ( -2) = 14

12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14

Kết quả của hai phép tính trên bằng nhau

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 8 trang 84: Tính nhanh:

a) (768 – 39) – 768;

b) (-1579) – (12 – 1579).

Lời giải

a) ( 768 – 39 ) – 768

= ( 768 – 768 ) – 39

= 0 – 39

= - 39

b) ( -1579 ) – ( 12 – 1579 )

= -1579 + 1579 – 12

= 0 – 12

= - 12

Bài 57 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1): Tính tổng:

a) (-17) + 5 + 8 + 17;

b) 30 + 12 + (-20) + (-12)

c) (-4) + (-440) + (-6) + 440;

d) (-5) + (-10) + 16 + (-1)

Lời giải

a) (–17 ) + 5 + 8 + 17

= [(–17) + 17] + 5 + 8

= 0 + 5 + 8 = 13.

b) 30 + 12 + (–20) + (–12)

= 30 + 12 – 20 – 12

= 30 – 20 + 12 – 12

= 10 + 0 = 10.

c) (–4) + (–440) + (–6) + 440.

= [(–4) + (–6)] + [(–440) + 440]

= [– (4 + 6)] + 0

= –10 + 0 = –10.

d) (–5) + (–10) + 16 + (–1)

= 16 + (–5) + (–10) + (–1)

= 16 – 5 – 10 – 1 = 16 – (5 + 10 + 1) = 16 – 16 = 0.

= –15 + 15 = 0.

Các bạn có thể bỏ các dấu ngoặc vuông [] đi cũng được vì nó thực sự không quan trọng lắm. Dấu ngoặc vuông [] chỉ giúp các bạn rõ ràng hơn trong các phép tính.

Bài 58 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1): Đơn giản biểu thức:

a) x + 22 + (-14 ) + 52;

b) (-90) – (p + 10) + 100

Lời giải

Ở bài toán này x và p đóng vai trò là các số hạng chưa biết.

a) x + 22 + (–14 ) + 52

= x + 22 + 52 – 14

= x + (22 + 52) – 14

= x + 74 – 14

= x + 60

b) (–90) – (p + 10) + 100

= –90 – p – 10 + 100 (bỏ dấu ngoặc có dấu – đằng trước)

= –p + 100 – 90 – 10 (đổi vị trí các số hạng phải kèm theo dấu của chúng)

= –p

Kiến thức áp dụng

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu + đằng trước, ta giữ nguyên dấu của tất cả các số hạng.

+ Khi bỏ dấu ngoặc có dấu – đằng trước, ta đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

+ Trong một tổng đại số có thể thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.  

Bài 59 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1): Tính nhanh các tổng sau:

a) (2736 – 75) - 2736;

b) (-2002) – (57 - 2002)

Lời giải

Hướng dẫn: Áp dụng qui tắc bỏ dấu ngoặc, sau đó đổi chỗ các số hạng.

a) (2736 – 75 ) – 2736

= 2736 – 75 – 2736

= 2736 – 2736 – 75

= 0 – 75 = –75.

b) (–2002) – (57 – 2002)

= –2002 – 57 + 2002

= 2002 – 2002 – 57

= 0 – 57 = –57.

Bài 60 (trang 85 SGK Toán 6 Tập 1): Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65);

b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)

Lời giải

a) (27 + 65) + (346 – 27 – 65)

= 27 + 65 + 346 – 27 – 65 (bỏ dấu ngoặc có dấu + đằng trước).

= 27 – 27 + 65 – 65 + 346 (đổi chỗ các số hạng kèm dấu của chúng).

= 0 + 0 + 346 = 346

b) (42 – 69 + 17) – (42 + 17)

= 42 – 69 + 17 – 42 – 17 (bỏ dấu ngoặc có dấu – đằng trước)

= 42 – 42 + 17 – 17 – 69

= 0 + 0 – 69 = –69.

<<XEM MỤC LỤC
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây