Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 24: Sang thu

Thứ sáu - 21/02/2020 03:56
Bài tập trắc nghiệm, Ngữ văn nâng cao 9, Bài 24: Sang thu. Có đáp án
1. Giới thiệu một vài nét về Hữu Thỉnh. Chọn ý đúng nhất:
A. Người lính thời đánh Mĩ. .
B. Người lính thời kháng chiến chống Mĩ vừa đánh giặc, vừa làm thơ.
C. Hữu Thỉnh là người lính binh chủng tăng thiết giáp, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. “Từ chiến hào đến thành phố” (NXB Vãn học, Hà nội, 1991) là tập thơ đầu của ông.

2. Bài “Sang thu” được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ 4 chữ.
B. Thơ 5 chữ.
C. Thơ 7 chữ.
D. Thơ lục bát.

3. Nhà thơ Việt Nam nào có chùm thơ thu 3 bài (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm) mà em đã học?
A. Nguyễn Dữ.
B. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
C. Nguyễn Du.
D. Nguyễn Khuyến.

4. Chùm thơ thu ấy được viết bằng thể thơ gì? Bằng chữ gì?
A. Ngũ ngôn, chữ Nôm.
B. Lục bát, chữ Nôm.
C. Thất ngôn, chữ Hán.
D. Thất ngôn bát cú, chữ Nôm.

5. Trong khổ thơ đầu của bài “Sang thu”, những tín hiệu nào của thiên nhiên cho thấy thu chớm đến?
A. Hương ổi.
B. Gió se.
C. Sương.
D. Hương ổi, gió se, thu.

6. Trong khổ thơ đầu, chữ “bổng” gợi ra sự bất ngờ, ngạc nhiên.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

7. Trong câu thơ “Hình như thu đã về”, hai chữ “hình như” là thành phần gì?
A. Thành phần cảm thán.
B. Thành phần tình thái.
C. Thành phần phụ chú.
D. Thành phần gọi-đáp.

8. Trong khổ thơ sau, các từ in đậm có phải là vị ngữ không?
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã.
đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
A. Đúng.
B. Sai

9. Có mấy tín hiệu nghệ thuật trong đoạn thơ trên diễn tả sự chuyển mùa từ hạ sang thu?
A. Một.
B. Hai
C. Ba.

10. Khổ cuối, những hình ảnh như: “nắng, mưa, sấm, hàng cây đứng tuổi”, có thể được coi là hình ảnh tả thực hay đó là những ẩn dụ hàm nghĩa?
A. Tả thực.
B. Ẩn dụ hàm nghĩa.
C. Có cả A và B.

11. Chủ đề bài thơ “Sang thu” nằm ở câu sau đây có đúng không?
Bâng khuâng trước cảnh vật chớm thu, nhà thơ suy ngẫm về những rung động, chấn động bất thường của thiên nhiên và cuộc đời.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

12. Giọng thơ và cảm xúc bài “Sang thu” như thế nào?
A. Vui tươi, rộn ràng.
B. Buồn hiu hắt.
C. Nhè nhẹ, man mác bâng khuâng.
D. Trầm lắng, dìu dịu buồn.

13. Bài thơ “Nói với con” của Y Phương được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ tự do.
B. Thơ tám chữ.
C. Thơ năm chữ.
D. Thơ bảy chữ.

14. Y Phương là nhà thơ dân tộc nào trong cộng đồng người Việt?
A. Ba-na (Tây Nguyên).
B. Thái (Sơn La).
C. Mường (Hòa Bình).
D. Tày (Cao Bằng).

15. Khổ thơ đầu bài “Nói với con” của Y Phương thể hiện điều gì?
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”.
A. Hình ảnh đứa con thơ bé yêu thương;
B. Tình thương của cha mẹ đối với con thơ;
C. Cảnh gia đình êm ấm hạnh phúc;
D. Có cả A, B, C.

16. Đoạn thơ đầu bài thơ “Nói với con” rất dung dị mộc mạc, với lối nói cụ thể và sử dụng nhiều điệp ngữ.
A. Đúng.
B. Chưa đúng.

17. Bốn câu thơ sau đây trong bài “Nói với con” thể hiện tình cảm gì của người bố?
... Người đồng mình yêu lắm con ơi
... Người đồng mình thương lắm con ơi
... Người đồng mình thô sơ da thịt
... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
A. Yêu mến, tự hào về bà con, anh em, đồng bào quê hương mình.
B. Yêu quý, tự hào về những phẩm chất cao quý tốt đẹp của bà con, anh em, đồng bào quê hương mình, dân tộc mình. 
C. Ca ngợi người đồng mình tốt đẹp.

18. Ba câu thơ sau nói lén điều gì?
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”.
A. Yêu người đồng mình cần cù;
B. Yêu người đồng mình tài hoa;
C. Yêu người đồng mình vui vẻ lạc quan;
D. Có cả A, B, C.

19. Bốn câu thơ sau nói lên điều gì?
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.
A. Ca ngợi quê hương mình đẹp.
B. Ca ngợi người đồng mình rất tình nghĩa, thuỷ chung.
C. Có cả A và B.

20. Đoạn thơ sau đây nói lên điều gì?
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh”.
A. Ca ngợi người đồng mình giàu chí khí.
B. Ca ngợi người đồng mình sống mạnh mẽ, giàu ý chí tự lập tự cường,
C. Cả A và B.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
C B D D D
6 7 8 9 10
A B A C C
11 12 13 14 15
A C A D D
16 17 18 19 20
A B D C C

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây