Kể lại câu chuyện “Em bé thông minh” bằng lời của em bé khi đã trở thành trạng nguyên với một kết thúc mới

Thứ tư - 26/04/2023 11:14
Là một trạng nguyên trẻ tuổi nhất của đất nước, ta luôn tự hào mình về những kiến thức mình học được. Đó là kiến thức của nhân dân lao động. Bới ta sinh ra là con của người nông dân nghèo, quanh năm gắn bó với việc đồng ruộng. Ta là ai các bạn biết rồi chứ. Ta chính là em bé thông minh ngày nào hay hát câu “Tang tình tang, tính tình tang đây”
Hồi bấy giờ, nhà vua muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi khắp nước để dò la. Viên quan ấy cũng là người thông tuệ khác thường, đi đến đâu, ông cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, cha ta đang đánh trâu cày còn ta đang đập đất, thì một viên quan ấy  dừng ngựa gần chỗ cha con ta và ra câu hỏi rằng trâu mỗi ngày cày được mấy đường. Cha ta chưa biết trả lời thế nào, thì ta nghĩ ngay ra câu ứng phó. Ta lúc đó chỉ là cậu bé khoảng bảy, tám tuổi thôi, nhưng đã hỏi vặn lại quan rằng: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”
Ta thấy viên quan há hốc mồm sửng sốt không biết trả lời tôi ra sao. (thêm cảm xúc của người kể trước sự việc)
Nhà vua thử tài ta hết lần này đến lần khác. Mỗi lần mức độ khó khăn, hóc búa càng tăng lên. Đầu tiên là việc nhà vua ban cho làng ta ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Cả làng lo lắng. Biết chuyện, ta xin cha tôi thưa với dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc của làng.
Đến kinh thành, ta lẻn vào hoàng cung, đứng trước sân rồng gào khóc. Vua ra hỏi han ta ts tâu với vua rằng: “mẹ con chết sớm mà cha con không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ”.
Nghe tôi nói thế, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: “Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!” Điều này cũng giống như việc vua ban trâu đực cũng không thể đẻ được. Vua mỉm cười và nói chuyện ban trâu cho làng chỉ là thử tài thôi, đó là lộc vua ban.
Nhà vua lại tiếp tục thử tài bằng cách ra lệnh từ một con chim sẻ dọn thành ba mâm cỗ. Ta đưa ra cây kim nói rằng làm thành một con dao để ta sẻ thịt chim. Mọi người đều thán phục.
Bấy giờ, nhiều nước láng giềng luôn đe dọa xâm lược nước ta, chúng cho người sang thử tài. Sứ thần đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Các đại thần nước ta đều vò đầu suy nghĩ. Mọi người dùng nhiều cách nhưng vô hiệu. Ta nghĩ ra cách lấy con kiến càng buộc chỉ ngàng lưng, dùng mỡ bôi một đầu để dụ kiến bò sang, quả đúng như vậy. Con kiến giúp ta xuyên sợi chỉ qua vỏ ốc trong sự ngỡ ngàng, thán phúc của mọi người nhất là tên sứ giả. 
Ta được vua phong cho là trạng nguyên. Không những vậy, nhà vua còn xây cho cha con ta một dinh biệt thự ở một bên hoàng cung đế ta ở, cho vua tiện hỏi han.

        Từ ngày đó đến giờ, ta luôn dồn hết tâm sức vào việc phục vụ đất nước. Ta giúp nhà vua đưa ra nhiều quy định, luật lệ tiến bộ để xây dựng đất nước ngày một hưng thịnh. Ta giúp vua quan tâm đến đời sống của nhân dân, giảm tô thuế, quan tâm đến chính sách khai hoang, mở đất cho dân thêm nhiều ruộng đất. Rồi ta cùng nhà vua xử lí những tên quan tham, sách nhiễu dân lành. Ta mong các bạn học sinh hãy cố gắng học tập để mai sau lớn lên góp công xây dựng đất nước giàu đẹp. 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây