Phân tích bài thơ “Ghét chuột” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thứ sáu - 21/02/2020 03:28
Phân tích bài thơ “Ghét chuột” để cho thấy tấm lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với nhân dân và thái độ đối với bọn tham quan ô lại trong xã hội cũ
 
Ghét chuột
                                   Nguyễn Bỉnh Khiêm
1. Vốn trời sinh ra dân
Ấm no đều muốn được
Ôi! Xưa bậc thánh nhân
Dạy dân trồng ngũ cốc
Cha mẹ được phụng thờ
Vợ con được săn sóc
2. Chuột lớn sao bất nhân ?
Gậm khoét thật thảm độc
Đồng ruộng trơ rơm khô
Kho đụn kiệt gạo thóc
Khó nhọc nông phu than
Đói gầy nông phụ khóc.
Sao dám khinh mạng dân ?
Phá hoại thật tàn khốc 
Rình mò dưới lổ hang
Thần dân đều căm tức !
3. Quấy nhiễu mất lòng người
Tất bị người xé xác
Thây phơi khắp thị thành
Thịt quạ diều rỉa bóc
Khiến cho lớp dân tàn
Cùng an hưởng hạnh phúc.

                                                (Bạch Vân Am tập)
                                                Ngô Lập Chi dịch
 
BÀI LÀM
Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là nhà triết học vĩ đại, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thể kỉ XVI. Học vấn uyên bác, đạo đức cao khiết, tài năng lỗi lạc, như cây đại thụ tỏa bóng mát cả một thời đại. Tuy sống giữa một giai đoạn lịch sử đầy biến động, nội chiến kéo dài, nhân dân đắm chìm trong lầm than, cực khổ, nhưng ông vẫn giữ trọn nhân cách, trở thành ông thầy vĩ đại, xứng đáng với danh hiệu Tuyết Giang phu tử. Ông là nhà thơ giàu tình thương yêu nhân dân. Thơ của ông đã phản ánh và lên án những bất công, thối nát của xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.
Bài thơ “Ghét chuột” được viết bằng chữ Hán, theo thể ngũ ngôn trường thiên, rút trong tập “Bạch Vân Am tập” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Lập Chi đã dịch bài thơ ra tiếng Việt, theo đúng nguyên điệu. Bài thơ mang dáng dấp một thiên ngụ ngôn. Nhà thơ đứng về phía nhân dân lầm than mà câm giận và khinh bỉ bọn quan lại gian tham, độc ác trong xã hội phong kiến mục nát. Yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng trên cơ sở yêu thương nhân dân là nét nổi bật trong tư tưởng nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đoạn đầu bài thơ, ngôn ngữ trang trọng, mang màu sắc giáo huấn, phản ánh tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Con người phải được dạy dỗ, biết làm ăn, sống vì một đạo lí cao đẹp:
Ôi! Xưa bậc thánh nhân Dạy dán trồng ngũ cốc Cha mẹ được phụng thờ Vợ con được săn sóc”.

Nhà thơ ngụ ý nhắc nhở mọi người phải biết sống lương thiện, không được làm điều ác, trái lương tâm. “Ấm no đều muốn được” là niềm khao khát và ước mong của mọi người. Tư tưởng “lấy dân làm gốc” ấy được diễn đạt một cách trang nghiêm, sâu sắc qua 6 câu thơ đầu, cho thấy tâm hồn và cốt cách cao cả của thi nhân.

Mười câu thơ tiếp theo nói về “lũ chuột lớn bất nhân”. Nghệ thuật phúng dụ được vân dụng sắc sảo đã vẽ lên bộ mặt gớm ghiếc của lũ chuột bốn chán và bầy chuột hai chân trong xã hội thối nát thời bấy giờ. Chúng là lũ “bất nhân” phá hoại mùa màng, “gậm khoét” lương thực, làm cho ruộng đồng xác xơ, kho đụn “kiệt gạo thóc”. Tôi ác của lũ chuột tày trời:

Chuột lớn sao bất nhân ? Gậm khoét thật thảm độc Đồng ruộng trơ rơm khô Kho đụn kiệt gạo thóc”. 

Con người thế là hết đường sinh sống. Còn gì nữa để phụng dưỡng cha mẹ và sãn sóc vợ con? Hai lần nhà thơ giận dữ hỏi tội lũ bất lương, tàn ác: “Chuột lớn sao bất nhân?”... “Sao dám khinh mạng dân”? Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng dâng sớ xin chém lũ nịnh thần hại dân hại nước. Vì thế, thái độ quyết liệt của ông đối với lũ “chuột lớn” là điều dễ hiểu. Người đọc gần năm thế kỉ qua vô cùng thán phục thái độ căm giận và khinh bỉ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với bọn tham quan ô lại.

“chuột lớn” đã gieo rắc bao tai họa khủng khiếp cho nhân dân. Hai câu thơ được viết theo thủ pháp “bình đối”, gợi ra trước mắt nhân gian cuộc sống bi thảm của người dân cày lam lũ, đói rét:

“Khó nhọc nông phu than Đói gầy nông phụ khóc”.

Tiếng “than khóc” của nhà nông vang dậy đất trời. Bằng cả tấm lòng nhân ái bao la, Nguyễn Bính Khiêm đau cho nỗi đau của dân lành. Ông mãi mãi sống trong niềm kính phục của nhân dân ta.

Thấp thoáng, ẩn hiện trong những vần thơ là hình ảnh ghê tởm của “lũ chuột bốn chân” và “bầy chuột hai chân”. Nói đến chuột là phải nói đến hang, lõ của chúng. Nói đến chuột là phải nói đến thái độ của nhân dân. Và nhà thơ đã viết:
Rình mò dưới lỗ hang,
Thần dân đều căm tức”.

“Lỗ hang” là dịch thoát hai chữ “thành, xã”. “Thành” là nơi quốc cấm, bất khả xâm phạm. “Xã” là nơi thờ cúng tôn nghiêm, ai dám đào bới ? “Lỗ hang” (thành, xã) trong câu thơ là biểu tượng ám chỉ bọn vua chúa, quan lại bề trên, chỗ dựa của bọn tham quan, ô lại. Lũ “chuột lớn” ấy ra sức đục khoét dân lành mà không ai dám động đến chúng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có cái nhìn phê phán sắc bén chỉ ra nguyên nhân sâu xa gây ra mọi tội ác trong xã hội thối nát. Giá trị tố cáo hiện thực của bài thơ “Ghét chuột” càng trở nên mạnh mẽ.

Sáu câu thơ cuối bài biểu lộ trực tiếp thái độ yêu ghét của nhà thơ. Ông nguyền rủa lũ “chuột lớn” tất sẽ bị người xé xác, phanh thây làm mồi cho diều quạ. Ý thơ hàm súc như dồn nén tất cả sự giận dữ, căm ghét:
Quấy nhiễu mất lòng người
Tất bị người xé xác
Thây phơi khắp thị thành
Thịt quạ diều rỉa bóc”.

Tội ác bị trừng phạt! Tai họa được diệt trừ! Đó là niềm tin của nhà thơ về sức mạnh nhân dân và đạo lí ở đời. Nếu như trong thế kỉ XV, Ức Trai đã từng cầu mong “dân giàu đủ khắp đòi phương” giữa một nền thái bình bền vững, thì ở đây, Trạng Trình cũng chỉ có một ước muốn “lớp dân tàn” đang bị đói rét đau thương được sống một cuộc đời yên vui, hạnh phúc an cư lạc nghiệp:
 
“Khiến cho lớp dân tàn Cùng an hưởng hạnh phúc”.

Cảm phục biết bao tấm lòng ưu ái mênh mông của Bạch Vân cư sĩ. 
Ghét chuột” là một bài thơ độc đáo ở đề tài, sắc bén ở thủ pháp nghệ thuật phúng dụ: mượn con chuột bốn chân để vạch mặt bọn quan lại tham ô gây ra bao tội ác trong xã hội, sống xa hoa trên máu và nước mắt nhân dân. Điều đáng quý nhất, đáng khâm phục nhất là tình thương yêu và lòng cam giận một cách sâu sắc mạnh mẽ của tác giả. Nội dung tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo là giá trị lớn của bài thơ.

Bài thơ “Ghét chuột” ra đời ngót 500 năm mà vẫn nóng bỏng tình yêu ghét, giàu tính chiến đấu, vẫn mang ý nghĩa thời sự lớn lao. Tư tưởng “an dân” của Trạng Trình mãi mãi rực sáng “như nhật trung thiên” (như mặt trời trong bầu trời). Tình thương dân và lo đời của nhà thơ quê hương mãi mãi dào dạt như dòng sông Tuyết Giang vậy.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây