Trắc nghiệm Vật lí 10, Bài 19. Va chạm đàn hồi và không đàn hồi

Thứ ba - 09/06/2020 11:18
Tóm tắt lí thuyết và giải bài tập trắc nghiệm Vật lí 10, Bài 19. Va chạm đàn hồi và không đàn hồi, Có đáp án
   
TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Va chạm đàn hồi
 • Va chạm đàn hồi cua hai vật là va chạm trong đó tổng động năng được bao toàn
• Trong sự va chạm đàn hồi ta dùng hai định luật bảo toàn động lượng và bảo toàn động năng:

 
2. Va chạm mềm
• Va chạm mềm của hai vật là va chạm mà sau va chạm hai vật dính vào nhau, có một phần động năng biến thành nhiệt
• Trong va chạm mềm, ta chỉ cần sử dụng định luật bảo toàn năng lượng:

3. Va chạm đàn hồi trực diện (hay xuyên tâm)
• Va chạm đàn hồi trực diện (hay xuyên tâm) là va chạm đàn hồi mà các tâm của hai vật chuyển động trên cùng một đường thẳng
• Lúc này biểu thức vectơ động lượng được thay bằng biểu thức đại số
  

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
19.1. Quả cầu thứ nhất khối lượng m1 = l00g chuyển động với độ lớn vận tốc là |v1| = 24m/s. Quả cầu thứ hai khối lượng m2 = 200g chuyển động với độ lớn vận tốc |v2| = 12m/s. Hai quả cầu chuyển động ngược chiều đến va chạm nhau. Biết va chạm là đàn hồi và trực diện. Sau va chạm độ lớn vận tốc của chúng lần lượt là |v’1| và |v’2| bằng bao nhiêu?
A. |v’1| = 6m/s; . |v’2| = 5m/s
B. |v’1| = 13m/s; . |v’2| = 10m/s
C. |v’1| = 24m/s; . |v’2| = 12m/s
D. |v’1| = 30m/s; . |v’2| = 25m/s


19.2. Một quả cầu khối lượng m1 = 150g chuyển động với vận tốc v1 = l0m/s đến va chạm vào quả cầu thứ hai đang đứng yên có khối lượng m2 = 50g. Coi va chạm là đàn hối và trực diện. Vận tốc của hai quả cầu sau va chạm là bao nhiêu?
A. v’1 = 5m/s; . v’2 = 15m/s
B. v’1 = 8m/s; . v’2 = 20m/s
C. v’1 = 10m/s; . v’2 = 25m/s
D. v’1 = 12m/s; . v’2 = 30m/s


19.3. Một vật khối lượng m1 = l00g chuyển động với vận tốc v1 = 3m/s đến va chạm vào vật khác có khối lượng m2 = 50g đang đứng yên. Sau va chạm hai vật dính vào nhau (và chạm mềm) và cùng chuyển động với vận tốc v.v bằng bao nhiêu?
A. 1m/s
B. 2m/s
C. 3m/s
D. 4m/s

19.4. Cùng giả thiết như bài trên, phần động năng đã chuyển thành nhiệt là bao nhiêu trong khi va chạm?
A. 0,05J
B. 0,10J
C. 0,12J
D. 0,15J

19.5. Một búa máy có khối lượng m1 = l00kg rơi từ độ cao h = 5cm (so với đấu cọc) để đóng một cọc có khối lượng m2 = 200kg. Mỗi lần búa đóng lên cọc thì cọc và búa cùng chuyển động với vận tóc và cọc lún xuống được s = 5cm Lấy g = 10m/s2
Lực cản của đất lên cọc là bao nhiêu?
A. 3,3.104N
B 1,2.105N
C. 5,6.106N
D. 8,2.106N

19.6. Hai quả cầu giống nhau: Một quả cầu chuyển động đế va chạm đàn hồi vào quả cầu kia đang đứng yên nhưng lệch về một phía (va chạm đàn hồi không xuyên tâm).Góc hợp bởi phương chuyển động của hai quả cầu sau va chạm là bao nhiêu?
A. 30o
B. 15o
C. 60°
D. 90°
 

19.7. Hai quả cầu bằng nhựa cùng khối lượng được treo bằng hai dây cùng chiều dài vào hai điểm O như hình vẽ. Một trong hai quả được kéo ra khỏi vị trí cân bằng thẳng đứng một góc  = 60° rồi thả nhẹ sau va chạm hai quả cầu dính vào nhau và cũng chuyển động lên cao. Góc β lớn nhất mà hai dây treo cùng hợp với đường thẳng đứng sau va chạm là bao nhiêu?

A. 20o
B. 29o
C. 35o
D. 45o

19.8. Một túi cát có khối lượng M = 5kg được treo vào điểm O và ban đầu đứng yên. Ta bắn theo phương nằm ngang một viên đạn có khối lượng m = l0g vào túi cát với vận tốc v = 400m/s và sau đó đạn nằm yên trong túi cát. Động năng đã chuyển thành nhiệt chiếm bao nhiêu phần trăm?
A. 30,2%
B. 52,3%
C. 81,5%
D. 99,8%

ĐÁP ÁN
19.1.C 19.2.A 19.3.B 19.4.D 19.5.A
19.6.D 19.7.B 19.8.D  

   

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây