Trắc nghiệm Vật lí 10, Bài 7. Ba định luật Niu – Tơn

Thứ bảy - 30/05/2020 10:54
Tóm tắt lí thuyết và giải bài tập trắc nghiệm Vật lí 10, Bài 7. Ba định luật Niu – Tơn, Có đáp án
 
TÓM TẮT Lí THUYẾT
1. Định luật I Niu-Tơn
Nếu một vật không chịu tác dụng của một lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều

2. Ý nghĩa của định luật I Niu-Tơn
- Mỗi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình. Tính chất đó gọi là quán tính
- Quán tính có hai biểu hiện:
+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên
+ Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều

3. Định luật II Niu-Tơn
Vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
 =      <=>     = m.

4. Điều kiện cân bằng của một chất điểm
Là hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên nó bằng 0:
 =  +  + … +  =   =>  =

5. Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng
P = mg

6. Định luật III Niu-Tơn
Khi vật A tác dụng lên B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực đối:
  = -  

7. Lực và phản lực
- Trong hai lực  và , ta gọi một lực tác dụng, lực kia là phản lực
- Lực tác dụng và phản lực không cân bằng nhau (vì chúng tác dụng lên hai vật khác nhau)
- Lực tác dụng thuộc loại gì thì phản lực cũng thuộc loại đó

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
7.1. Xe ôtô rẽ về bên trái, người ngồi trong ôtô bị xô về phía nào?
A. về phía trước
B. về phía sau
C. về phía trái
D. về phía phải

7.2. Một vật đang chuyển động nhanh dần đều (không có ma sát) và tức thời thôi tác dụng lực lên vật thì vật sẽ
A. tiếp tục chuyển động nhanh dần đều
B. tiếp tục chuyển động nhưng chậm dần đều
C. tiếp tục chuyển động thẳng đều
D. dừng lại

7.3. Chọn biểu thức đúng
A. 1N = 1.
B. 1N = 1.
C. 1N = 1.Kg.m.s
D. 1N = 1.Kg.m.s2

7.4. Chọn câu sai
A. Quán tính là tính chất bảo toàn vận tốc của vật
B. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với lực tác dụng lên vật
C.  Điều kiện cân bằng của chất diêm là hợp lực của tất ca các lực tác dụng lên nó bằng
D. Lực tác dụng và phản lực là hai lực cân bằng

7.5. Một ôtô khối lượng 2500kg đang chạy với vận tốc 36km/h thì hãm phanh. Lực hãm có độ lớn 5000N. Quãng đường và thời gian ôtô chuyển động kể từ lúc hãm đến khi dừng lại là bao nhiêu?
A. s = 25m, t = 5s
B. s = 28m, t = 6s
C. s = 30m, t = 6,5s
D. s = 40m, t = 8s

7.6. Một người đang đi xe đạp với vận tốc vo thì ngừng đạp và hãm Phanh. Xe đi tiếp được 40m thì dừng lại. Lực hãm và lực ma sát có độ lớn 14N. Khối lượng cả người và xe là 70kg. Vận tốc vo bằng
bao nhiêu?
A. 2m/s
B. 2,5m/s
C. 4m/s
D. 5m/s

7.7. Ta tác dụng lực  không đổi theo phương song song với mặt bàn nhẵn lên viên bi I đang đứng yên thì sau thời gian t nó đạt được vận tốc V1 = l0m/s. Lập lại thí nghiệm với viên bi II, cùng lực  và trong cùng thời gian t, nó đạt vận tốc V2 = 15m/s. Với hai vật I và II ghép lại thì với lực   nói trên chúng đạt vận tốc bao nhiêu sau thời gian t (ban đầu cùng đứng yên)?
A. 6m/s
B. 6,5m/s
C. 7m/s
D. 8m/s

7.8. Một vật đang đứng yên ta lần lượt tác dụng các lực có độ lớn F1, F2 trong cùng thời gian t thì nó đạt vận tốc tương ứng 2m/s và 3m/s. Vậy với lực có độ lớn F1 + F2 thì sau thời gian t, vật đạt vận tốc bao nhiêu (lúc đầu vật cũng đứng yên)?
A. 4m/s
B. 5m/s
C. 6m/s
D. 7m/s

7.9. Cùng lực F  không đổi lần lượt tác dụng vào hai vật lúc đầu đứng yên có khối lượng m1 và m2 = 2m1 trong cùng thời gian t thì hai vật chuyển động được quãng đường tương ứng S1 và S2 (bỏ qua ma sát). Biểu thức nào sau đây là đúng?
A. S1 =  
B. S1 =  
C. S1 = 2S2
D. S1 = 4S2

7.10. Một quả bóng khối lượng m = 700g đang đứng yên thì chịu tác dụng lực F = 350N song song với mặt sân trong thời gian t = 0,02s. Sau thời gian nói trên quả bóng bị lực cản của mặt sân và không khí. Lực cản này có độ lớn là F’ = 110 trọng lượng quả bóng
Quảng đường mà quả bóng đi được sau khi lực F thôi tác dụng là:
A. 50m
B. 40m
C. 30m
D. 25m 

7.11. Một ôtô khối lượng 500kg lúc khởi hành có đồ thị vận tốc - thời gian như hình vẽ. Biết rằng lúc này xe chịu tác dụng lực kéo của động cơ và lực ma sát bằng 0,2 lần trọng lượng xe. Lây g = 10m/s2
Lực kéo của động cơ bằng bao nhiêu?

A. 1200N
B. 1500N
C. 1700N
D 2000N

7.12. Hai vật m1 và m2 đặt sát nhau trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Vật m1 chịu tác dụng lực  như hình vẽ. Cho biết mỗi vật chịu tác dụng mấy lực?

A. m1 chịu 1 lực, m2 không chịu tác dụng lực
B. m1 chịu 2 lực, m2 chịu 2 lực
C. m1 chịu 3 lực, m2 chịu 2 lực
D. m1 chịu 4 lực, m2 chịu 3 lực

7.13. Viên bi I có khối lượng m chuyển động với vận tốc l0m/s đến chạm vào viên bi II đang đứng yên khối lượng 2m. Sau va chạm viên bi II chuyển động với vận tốc 7m/s và cùng hướng với hướng chuyển động của viên bi I trước va chạm. Biết chuyển động của hai viên bi trên cùng đường thẳng.
Độ lớn vận tốc của viên bi I sau va chạm là bao nhiêu? Và nó chuyển động cùng chiều hay trái chiều với chính nó trước va chạm?
A. cùng chiều, độ lớn 3m/s
B. trái chiều, độ lớn 3m/s
C. cùng chiều, độ lớn 4m/s
D. trái chiều, độ lớn 4m/s

7.14. Hai khối hình lập phương có khối lượng m1 và m2 đặt tiếp xúc nhau trên mặt bàn nằm ngang và nhẵn. Lực nằm ngang  có độ lớn F = 30N tác dụng lên vật m1 như hình vẽ
Phản lực của vật này lên vật kia có độ lớn là bao nhiêu?
A. 20N
B. 22N
C. 25N
D. 30N


ĐÁP ÁN
7.1.D 7.2.C 7.3.B 7.4.D 7.5.A
7.6.C 7.7.A 7.8.B 7.9.C 7.10.A
7.11.B 7.12.D 7.13.D 7.14.A  
  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây