Trắc nghiệm Vật lí 10, Ôn tập chương II: Động lực học chất điểm

Thứ năm - 04/06/2020 11:36
Tóm tắt lí thuyết và giải bài tập trắc nghiệm Vật lí 10, Ôn tập chương II: Động lực học chất điểm, Có đáp án
 
II.1. Chọn câu sai
A. Khối lượng là đai lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật
B. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của một vật đang chuyển động
C. Lực la nguyên nhân duy trì chuyển động của vật
D. Khi ô tô dừng lại đột ngột thì hành khách ngã về phía trước 

II.2.Chọn câu đúng
A. Vật đứng yên trên mặt bàn vì nó không chịu tác dụng lực
B. Vật chuyển động thẳng đều vì vật ít chịu tác dụng lực
C. Nguyên nhân gây ra vật đứng yên và chuyển động thẳng đều hoàn toàn khác nhau
D. Một vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều là vì các lực tác dụng vào chúng đã cân bằng nhau

II.3. Lực và phản lực có những đặc điểm nào sau đây?
A. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện và mất đi đồng thời
B. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại
C. Lực và phản lực không thể cân bằng nhau
D. Cả ba đặc điểm trên

II.4. Một đoàn tàu khối lượng 1000 tấn đang chuyển dộng với vận tốc 54km/h thì hãm phanh. Lực hãm tác dụng vào đoàn tàu là 10 N. Bao lâu sau kể từ lúc hãm thì tàu dừng lại?
A. 2 phút
B. 2 phút 30s
C. 3 phút
D. 3 phút 30s

II.5. Một ôtô có khối lượng 500kg đang chạy thì hãm phanh làm ôtô chuyển động chậm dần đều và đi thêm được l00m nữa trong thời gian l0s thì dừng lại. Lực hãm tác dụng lên ôtô là bao nhiêu?
A.1000N
B.1200N
C.1500N
D.2000N

II.6. Hình vẽ bên là đồ thị vận tốc theo thời gian của một ôtô con có khối lượng l000kg Lực tác dụng vào ôtô là bao nhiêu?

A. 800N
B. 1500N
C. 2000N
D. 2500N

II.7. Hai vật m1 = lkg, m2 = 0,5kg nối với nhau bằng dây không dãn nhẹ. Hai vật có thể trượt dễ dàng trên mặt ngang. Kéo vật m1 bằng lực nằm ngang
 như hình vẽ có độ lớn F = 12N. Lực căng T của dây nối là bao nhiêu?


A. 2N
B. 3N
C.1N
D. 5N

II.8. Có hai lò xo: lò xo I dãn ra l0cm khi chịu tác dụng lực kéo 12N, lò xo II dãn ra 24cm khi chịu tác dụng lực 288N. Hãy so sánh độ cứng k1, k2 của lò xo I và II
A. k1 = k2
B. k1 > k2
C. k1 < k2
D. Chưa so sánh được vì chưa biết chiều dài lò xo

II.9. Một lò xo chiều dài tự nhiên lo = 20cm độ cứng k = 20N/m có gắn ở đầu một quả cầu khối lượng m = l00g và quanh tròn xung quanh đầu kia với vận tốc n = 1 vòng/phút. Lấy  = 10. Độ dãn của lò xo là bao nhiêu?
A. 2cm
B. 3cm
C. lcm
D. 5cm

II.10. Ở độ cao nào thì gia tốc trong trường của một vật giảm còn
một nửa? 
A. 0,35R
B. 0,11R
C. 0,56R
D. 0,62R
(R là bán kính Trái Đất)

II.11. Trên mép một đĩa tròn bán kính 20cm có đặt một vật nhỏ. Hệ số ma sát nghỉ của vật với mặt đĩa là 0,2. Lấy g = 9,8m/s2 . Đĩa phải quay xung quanh trục qua tâm đĩa số vòng lớn nhất trong mỗi giây là bao nhiêu để vật không bị bứt ra khỏi đĩa?
A. 0,5 v/s
B. 0,6v/s
C. 0,7v/s
D. 0,8v/s

II.12. Một ôtô đang chuyên động với vận tốc 54km/h trên đường nằm ngang thì hãm phanh. Hệ số ma sát trượt giữa phanh và bánh xe là 0,25. Lấy g = 9,8 .  Bao lâu sau kể từ lúc hãm thì ôtô dừng lại?
A. 4,8(s)
B. 5,2(s)
C. 5,7(s)
D. 6,1(s)

II.13. Đặt một vật trên tấm ván nằm ngang. Nghiêng dần tấm ván đến lúc tấm ván hợp với mặt nằm ngang góc o thì vật bắt đầu trượt. Hệ số ma sát trượt giữa tấm ván và vật là bao nhiêu?
A. sino ,
B. Coso  
C. tano  
D. coto

II.14. Từ đỉnh mặt phăng nghiêng dài 2m và hợp với phương nằm ngang góc  = 30o ta thả một vật trượt xuống không vận tốc đầu.Bỏ qua ma sát. Lấy g = 9,8m/s2. Vận tốc của vật ở cuối mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu?
A. 3,5m/s2
B. 4,4m/s2
C. 5,6m/s2
D. 6,7m/s2

II.15. Hai vật A và B có khối lượng lần lượt mA = lkg, mB = 0,8kg nối với nhau bằng dây không dãn vật qua ròng rọc như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng dây nối và ròng rọc. Lấy g = 10m/s2 . Lúc đầu giữ cho vật ngang nhau (cùng độ cao) rồi thả nhẹ. Sau khi thả 0,3s thì chúng cách nhau bao xa (về độ cao)


ĐÁP ÁN
II.1.C II.2.D II.3.D II.4.B II.5.A
II.6.B II.7.C II.8.A II.9.D II.10.B
II.11.A II.12.D II.13.C II.14.B II.15.C

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây