Đề tham khảo kiểm tra 1 tiết học kì II, Vật Lí 8 (Đề 05)

Thứ năm - 13/02/2020 11:12
Đề tham khảo kiểm tra 1 tiết học kì II, Vật Lí 8, nội dung đề từ bài 15 đến bài 21 SGK Vật Lí 8, có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
 Câu hỏi tự luận (100%)
Câu 1. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng của vật ở những dạng nào? Chúng chuyển hoá như thế nào?

Câu 2. Một lò xo treo vật m1 thì dãn một đoạn x1, cũng lò xo ấy khi treo vật m2 thì dãn đoạn x2, biết khối lượng m1 < m2. Hỏi cơ năng của lò xo ở dạng nào? Trường hợp nào có cơ năng lớn hơn?
Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà được hay trong quá trình truyền nhiệt.

Câu 4. Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 200kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đất 80cm. Lực cản của đất đối với cọc là 10000N. Khi va chạm, búa máy đã truyền bao nhiêu phần trăm công của nó cho cọc?

Câu 5. Người ta kéo vật khối lượng 24kg lên cao bằng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m và độ cao 1,8m. Lực cản do ma sát trên đường là 36N. Hãy tính:
a) Công của người kéo, coi vật chuyển động thẳng đều.
b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.

ĐÁP ÁN
Câu 1. Khi vật ở độ cao h (lúc chưa rơi), quả bóng chỉ có thế năng hấp dẫn. Trong khi rơi, độ cao giảm dần do đó thế năng hấp dẫn cũng giảm dần. Mặt khác vận tốc của bóng môi lúc càng tăng do đó động năng của bóng tăng dần. Như vậy trong quá trình rơi, thế năng hấp dẫn đã chuyển hoá dần thành động năng. Khi rơi đến đất, thế năng đã chuyển hoá hoàn toàn thành động năng.

Câu 2. Vì lò xo bị dãn nên lò xo có thế năng đàn hồi. Vì x1 < x2 nên thế năng đàn hồi khi treo vật m2 lớn hơn.

Câu 3. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 

Câu 4. Công toàn phần quả nặng rơi xuống sinh ra.
A = p.h = 200.10.5 = 10000J
Công lực cản của đất đối với cọc là: Al = F.s = 10000.0,8 = 8000N
 Số % cơ năng khi va chạm búa máy đã truyền thành công cho cọc:
H =
 =  =  0,8 = 80%

Câu 5.
a) Công của người kéo: A = p.h + Fms.S = 240.1,8 + 36.15 = 972J
b) Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng: H =  = = 0,444 = 44,4% 

  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây