Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều năm học 2023 - 2024 (Đề 3)

Thứ hai - 15/04/2024 21:06
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều năm học 2023 - 2024. Đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Có đáp án và hướng dẫn chấm điểm
A. ĐỌC HIỂU
CHIỀN CHIỆN BAY LÊN
Đã vào mùa thu.
Đám cỏ may đã hết cái thời hoa giăng một dải tím ngắt mặt đê, cỏ đã vào quả để lại những chấm bạc có đuôi nhọn như kim, găm vào đầy hai ống quần, mỗi khi ai sơ ý đi qua lối cỏ.
Chim chiền chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hoà. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hoá phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ.
Chiều thu, chiền chiện đã kiếm ăn no nê, trên bãi. Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên.Thoạt đầu như một viên đá ném vút lên trời. Nhưng viên đá ấy như có một sức thần không rơi xuống, nó cứ lao vút, lao vút mãi trên chín tầng mây.
Ôi, chiền chiện bay lên đấy!
Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng diệu kỳ, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hoà đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thản... Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những người lam lũ trên mặt đất. Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng.... Tiếng chim là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
Chiền chiện đã bay lên và đang hót.
(Theo Ngô Văn Phú)

Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chim chiền chiện đi kiếm ăn ở đâu?  
A. Trong các ao ven làng.         
B. Trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên bãi.
C. Trong các ruộng lúa đang gặt.

Câu 2. Chiền chiện hót khi nào?
A.  Khi đã kiếm ăn no nê, đang nghỉ ngơi.
B.  Khi đang đi kiếm mồi.
C.  Khi đã kiếm ăn no nê và trong lúc bay lên.                                   

Câu 3. Tác giả miêu tả tiếng hót của chim chiền chiện như thế nào?
A. Trong sáng, diệu kì, âm điệu hài hòa đến tinh tế.
B. Trong veo, líu lo, thánh thót,  như hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.
C. Lảnh lót, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống.

Câu 4. Tiếng chim đã mang lại điều gì cho người nông dân?
A. Làm cho tâm hồn con người thêm trong sáng.
B. Làm cho tâm hồn con người thêm hồn hậu
C. Gieo niềm yêu đời vô tư cho những con người đang lam lũ lao động.

Câu 5. Theo em, nội dung của bài là:
A. Giới thiệu cảnh đẹp của mùa thu.
B. Miêu tả đám cỏ may khi mùa thu đến.
C. Miêu tả chú chim chiền chiện.

Câu 6. Hãy ghi lại một câu cảm trong đoạn văn trên. 

Câu 7. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Chiều thu, chiền chiện đã kiếm ăn no nê.
Trạng ngữ là: ....................................
Chủ ngữ là: ........................................
Vị ngữ là: ........................................

Câu 8. Hãy đặt một câu trong đó có trạng ngữ chỉ nơi chốn. 

B. KIỂM TRA VIẾT
1. Viết chính tả
2. Tả lại một con vật mà em thấy ấn tượng nhất.
 

ĐÁP ÁN

A. ĐỌC HIỂU
Câu 1. B
Câu 2. C
Câu 3. A
Câu 4. A
Câu 5. C
Câu 6.
Câu cảm có trong bài văn đó là: Ôi, chiền chiện bay lên đấy! 
Câu 7. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:                     
 Chiều thu, chiền chiện đã kiếm ăn no nê.
Trạng ngữ là: Chiều thu
Chủ ngữ là: chiền chiện
Vị ngữ là: đã kiếm ăn no nê

Câu 8. Ở nhà, em thường giúp mẹ nấu cơm, quét nhà, rửa bát.

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả
2. Tập làm văn
Tả lại một con vật mà em thấy ấn tượng nhất
BÀI LÀM
Người ta nuôi chó để trông nhà, nuôi mèo để bắt chuột, nuôi gà để lấy trứng và lấy thịt,... Mỗi con vật đều có công dụng khác nhau, giống nhau ở chỗ chúng đều mang lại lợi ích cho con người. Trong số đó, bò là con vật mà em ấn tượng nhất.

Bò là loài động vật nhai lại, có thân hình nhỏ hơn trâu một chút. Con to béo cũng cao tầm hơn 1 mét, dài khoảng 1,5 mét. Toàn thân chúng phủ một lớp da nâu với lớp lông thưa mềm mại. Thân người của bò tuy nặng nề nhưng lại được trụ đỡ bởi bốn chiếc chân cứng cáp. Dưới mỗi chân còn được gắn thêm một đôi guốc đen giúp chúng có thể đi lại dễ dàng mà không lo đá sỏi làm bị thương.

Đầu của chúng có hình khối như kim tự tháp vậy. Cũng có sừng như trâu, thế nhưng không phải cặp sừng dài cong vút, sừng bò chỉ ngắn bằng gang tay, khá nhọn thể hiện sự dũng mãnh rất riêng biệt. Đôi mắt của những chú bò trông rất hiền lành, con ngươi nâu đen trong suốt cứ mở to, chớp chớp mới đáng yêu làm sao! Mũi bò khá to, luôn được người nuôi xỏ một sợi dây thừng qua để chăn dắt. Bò còn có hai chiếc tai nhỏ như lá đa, bên ngoài màu vàng nâu, bên trong màu trắng rất đỏm dáng.

Mỗi chú bò có thể ăn rất khỏe. Chúng thích ăn nhất là cỏ tươi ngoài đồng. Khi được thả ra, chúng sẽ đứng ì ra hàng tiếng chỉ để ngấu nghiến những ngọn cỏ xanh non mơn mởn. Vì bò là động vật nhai lại nên số thức ăn đó chỉ tạm xuống dạ dày, đến đêm khi nằm nghỉ chúng lại ợ lên để nhai thêm một lần nữa. Nhiều lúc em còn ngồi chăm chú quan sát thật kỹ xem chúng ợ lên thú vị thế nào nữa.

Bò không chỉ có sức kéo mà còn chuyên nuôi để cung cấp thịt, da cho con người. Chính vì thế, số lượng bò được nuôi ngày càng nhiều. Em rất yêu mến loài vật ôn hòa này.
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây