Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Thứ ba - 26/03/2024 10:05
Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp.

Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Bài 1

Khi chú của Hoài Văn là Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Việc “những người em họ” ấy được tham dự họp bàn việc nước với nhà vua càng làm Hoài Văn thêm nôn nóng, vì chẳng qua họ chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi”, chàng lại nghĩ đến thân mình vì cha mất sớm, nên phải chịu cảnh đứng rìa nhục nhã. Hoài Văn giằng co với lính canh, chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước. Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Hoài Văn vô tình bóp nát quả cam. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.
 

Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Bài 2

Là một câu chuyện lịch sử nhưng Lá cờ thêu sáu chữ vàng lại được viết dựa trên sự tưởng tượng phong phú, sáng tạo độc đáo của nhà văn. Nổi bật nhất phải kể đến hình tượng người anh hùng tuổi nhớ nhưng đã nuôi chí lớn Trần Quốc Toản. Câu chuyện được mở đầu với “một giấc mơ thú vị” của cậu thanh niên Trần Quốc Toản. Trong mơ, cậu thấy được chính mình đã bắt sống tên sứ thần hống hách Sài Thung của nhà Nguyên. Giấc mơ như là điềm báo cho một người có ý chí phi thường, tuy tuổi nhỏ, nhưng đã nhận thức được sứ mệnh cao cả của mình. Khi nghe nghóng được vua Trần Nhân Tông sẽ tới bến Bình Than họp bàn việc nước, cậu thanh niên nhỏ ấy đã quyết định cùng ngựa xuất phát đến gặp nhà vua. Trần Nhân Tông rất vừa ý với cậu nhóc này, nhưng vì tuổi còn nhỏ nên chỉ được vua thưởng cho cam quý, còn việc nước thì chưa cho dự. Trần Quốc Toản cảm thấy rất thất vọng, ấm ức, vừa đi vừa nghiến chặt răng, không biết từ bao giờ quả cam trong tay đã bị bót nát. Kể từ khi ấy, Trần Quốc Toản quyết tâm học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ. Khi nghe tin quân giặc kéo đến, với lá cờ mang sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” Quốc Toản cùng nhiều tráng sĩ anh dũng chiến đấu. Cuối cùng tin vui thắng trận về khắp bản làng, ai nấy đều reo hò vui mừng, mẹ Trần Quốc Toản nghẹn ngào xúc động khi thấy lá cờ sáu chữ đỏ chính tay mình thêu đang phấp phới bay cao.
 

Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Bài 3

Tác phẩm kể về người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Sau khi có giấc mơ mang điềm báo về việc bản thân bắt sống tên sứ thần hống hách nhà Minh. Cậu đã tiến về Bình Than xin nhà vua cho cùng dự họp bàn việc nước. Thấy cậu còn nhỏ, vua ban cho một quả cam rồi đuổi ra ngoài. Ấm ức và thất vọng, khi rời đi, Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay. Về nhà, cậu chăm chỉ rèn luyện võ nghệ, chờ ngày báo đáp tổ quốc. Ít lâu sau, khi giặc tấn công nước ta, Trần Quốc Toản mang theo lá cờ thêu sáu chữ vàn “Phá cường địch, báo hoàng ân” ra trận. Với sự dũng mãnh, cậu đã đạt nhiều chiến công vang dội, ghi danh vào sử sách.
 

Tóm tắt văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Bài 4

Chiêu Thành Vương đến họp bàn việc đánh giặc cùng với vua Trần Nhân Tông và các vị Vương khác không cho Hoài Văn theo, chàng đã một mình phi ngựa để đến kịp. Đến nơi, dù lòng như lửa đốt, nhưng chàng vẫn nhẫn nại chờ. Dưới bến phấp phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương,... là các con trai của Hương Đạo Vương cũng có mặt. Chính việc “những người em họ” chỉ “hơn Hoài Văn năm sáu tuổi” mà được tham dự việc họp bàn khiến chàng càng thêm nôn nóng. Cuối cùng, vì không cam tâm, Hoài Văn quyết định “thôi thì liều một chết vậy” và xô mấy người lính canh, chạy xuống thuyền rồng để được nói câu “Xin đánh”. Lời của Quốc Toản rất hợp ý vua và Hưng Đạo Vương nhưng vua vẫn xem chàng như một đứa trẻ, ban cho Hoài Văn quả cam quý và bảo chàng về phụng dưỡng mẹ già. Lệnh vua khó cãi, nhưng chàng vẫn rất thất vọng, chàng bóp nát quả cam lúc nào không hay. Chàng hạ quyết tâm trên chính bến Bình Than rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua, xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta.”.
​​​​​​

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây