Bài giảng Công nghệ 9, bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn.

Thứ ba - 23/01/2018 01:06
Bài giảng Công nghệ 9, bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn.
A- Mục tiêu:
1-  HS hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai, trò vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống con người.
2- Biết được những yêu cầu, những đặc điểm cơ bản của nghề và triển vọng của nghề nấu ăn trong nền kinh tế phát triển.
B- Chuẩn bị:
- Các mẫu hình ảnh, sơ đồ minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống trong cuộc sống hiện nay.
- Các tranh ảnh giới về nghề nấu ăn, những đặc điểm cơ bản của nghề và triển vọng của nghề
 
C- Tiến trình dạy học:
1. n định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ ;
3. Giới thiệu bài mới ;              
          Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và là nghề thiết thực nhất. Vậy để hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khoẻ và vai trò, vị trí của nghề nấu ăn chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Nghề nấu ăn”
4-Bài mới :
 
Hoạt động của thầy và trò                                                                                                     Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của nghề nấu ăn.
- Gọi học sinh đọc sgk.
Em hãy nêu vai trò, vị trí của nghề nấu ăn trong xã hội và trong đời sống con người ?
HS thảo luận, GV kết luận
 
 
 
GV cho học sinh xem hình ảnh sơ đồ minh hoạ cho tính đa dạng của ăn uống hiện nay.
HS thảo luận GV kết luận.
Hoạt động 2: tìm hiểu về yêu cầu và những đặc điểm cơ bản của nghề.
?.Để phát huy tốt tác dụng của chuyên môn (thuộc lĩnh vực ăn uống) yêu cầu cơ bản của nghề nấu ăn là gì?
-Muốn việc nấu ăn có hiệu quả thiết thực phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể người làm nghề nấu ăn phải như thế nào?
 
 
 
GV cho học sinh quan sát tranh ảnh về nghề nấu ăn.
-Em hãy nhận xét về những đặc điểm cơ bản của nghề nấu ăn qua quan sát các hình: 1,2,3,4 SGK?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Hoạt động 3: Tìm hiểu triển vọng của nghề.
Em hãy nêu tầm quan trọng của ăn uống là gì?
 
 
 
 
Như vậy muốn có thức ăn ngon cần phải có điều kiện gì?
Theo em muốn có tay nghề phải có nhưng điều kiện gì?
Muốn có kiến thức chuyên môn và khả năng thực hanh thi phải làm thế nào?
Theo em trong các cuộc hanh trình xuyên quốc gia, khách du lịch trong và ngoài nước thường thích tim hiểu điều gì?
Em hãy nêu những món ăn dân tộc của địa phương và cả nước ?
 
 
Em hãy nêu đặc điểm và giá trị của các món ăn dân tộc?
I – Vai trò, vị trí của nghê nấu ăn.
 
 
- Con người muốn khoẻ mạnh phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó ăn uống đóng vai trò quan trọng nhất.
Nghề nấu ăn là nghề thiết thực, phục vụ cho nhu cầu của con người.
-Thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc thù của dân tộc
+Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sông con người và là nghề thiết thực nhất trong việc tạo nên các món ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống.
II- Dặc điểm và yêu cầu của nghề.
1.Yêu cầu của nghề.
+Có đạo đức nghề nghiệp.
+Nắm vững kiến thức chuyên môn.
+Có kỹ năng thực hành nấu nướng.
+Biết tính toán lựa chọn thực phẩm.
+Sử dụng thành thạo và hợp lý những nguyên liệu, dụng cụ cần thiết.
+Biết chế biến món ăn ngon hợp khẩu vị, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, ngon miệng đẹp mắt, kích thích tiêu hoá. Dể duy trì và tăng cường sức khoẻ
2.Đặc điểm của nghề.
+Đôi tượng lao động: Đó là những nguyên liệu lương thực, thực phẩm tươi sống, thực phẩm ướp muối, sấy khô cùng với nhưng gia vị và nhưng phụ liệu khác.
+Công cụ lao động: Bếp củi, bếp dầu các loại nồi, soong, chảo, bát, đĩa, dao thớt, rổ, rá......
+Điều kiện lao động : Do đặc thù nghề nghiệp, người LĐ phải làm việc trong điều kiện không bình thường, phải tiếp cận với hơi nóng của bếp, mùi vị đặc trưng của nguyên liệu thực phẩm khác nhau.
+Ngoài ra trong suốt quá trình thao tác người lđ phải đi đứng, di chuyển trong phạm vi hoạt động, ít khi được ngồi nghỉ.
Sản phẩm lao động: các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày, bữa tiệc, liên hoan....
III- Triển vọng của nghề:
 
- ăn, uống là nhu cầu không thể thiếu được của con người
-Nhu cầu này ngày càng được nâng cao.
+Khi còn nghèo: “Ăn no, mặc ấm”
     +Khi cuộc sống sung túc: “Ăn ngon, mặc đẹp”.
-phải có người nấu ăn giỏi tay nghề.
-Kiến thức chuyên môn.
-Kỹ năng thực hành.
-Phải học lý thuyết + thực hành chuyên môn.
-Phải thực hành thương xuyên để luyện kỹ năng.
-Tìm hiểu về đất nước con người, đặc biệt là nét văn hoá ẩm thực độc đáo.
Hà Nội :Bún chả, bún ốc...
Huế      : Bún bò, nem cuốn, bánh khoái...
TPHCM: Lẩu mắm...
-Các món ăn dân tộc đơn giản, ngon, lạ miệng, có đủ chất dinh dưỡng mang bản sắc của vùng, miền.
 
 
5.Tổng kết :
- GV yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ và gọi học sinh khác nhắc lại.
- GV cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi cuối bài để củng cố bài học.
6.bài tập về nhà:
+Trả lời các câu hỏi trong sgk trang 10.
+ Đọc trước bài 2 “Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp”.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây