Bài giảng Công nghệ 9, dạy cắt may bài 1: Giới thiệu nghề cắt may.

Thứ ba - 23/01/2018 11:49
Bài giảng Công nghệ 9, dạy cắt may bài 1: Giới thiệu nghề cắt may.
a. Mục tiêu:
Dạy xong bài này giáo viên cần làm cho học sinh đạt được :
+ Biết vai trò và vị trí nghề may, những đạc điểm và yêu cầu của nghề đối với người lao động, triển vọng của nghề.
+ Yêu thích nghề cắt may để vận dụng vào cuộc sống.
b. Chuẩn bị:
*Đọc và nghiên cứu các tài liệu tham khảo về chuyên môn nghề nghiệp có liên quan đến nghề may.
*Dự kiến kế hoạch tổ chức dạy học, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, hình thức tổ chức hoạt động của HS.

c. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 
GV: Nêu vấn đề để HS quan tâm hứng thú học tập hoặc đọc bản tin về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam và thế giới để vào bài .
 
Hs nghe GV giảng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò và vị trí của nghề cắt may.
 
a)Vai trò và vị trí của nghề cắt may
*GV gợi ý để HS nhớ lại các kiến thức lớp 6, hoạt động theo nhóm để trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
 
GV: Ghi tóm tắt ý chính lên bảng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
b)Sản xuất hàng may mặc:
*GV: Gợi ý để HS nêu được : Hàng may mặc được tổ chức sản xuất theo hai hệ thống:
+Hệ thống may đo
+ Hệ thống may sẵn.
Hướng dẫn HS quan sát hình 1 và quan sát hình 2 sgk.
 
 
GV: Tổng kết đánh giá và giải thích thêm về kí hiệu cỡ số trên áo quần may sẵn.
HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV.
*Trang phục có chức năng : Bảo vệ và làm đẹp cho con người.
*Có rất nhiều loại trang phục :
+ Theo thời tiết : Trang phục mùa nóng, mùa lạnh.
      +  Theo công dụng : Trang phục mặc ở nhà, đi làm, đi học, thể thao....
  + Theo giới tính:  Trang phục nam, nữ...
*Các đồ dùng bằng vải trong gia đình: Chăn, màn, gối, đệm, rèm cửa, khăn trải bàn, khăn ăn....
HS: Đọc nội dung sgk nêu được vai trò và vị trí của nghề cắt may trong sản xuất và đời sống.
GV: Ghi bài vào vở sau đó đọc sgk và quan sát hình 1 và hình 2 SGK.
Hình1:
*Hình ảnh người thợ đang lấy số đo :  Thể hiện may đơn chiếc theo số đo từng người.
*Hình ảnh áo quần treo trên giá : Thể hiện sự đa dạng về kiểu mẫu, màu sắc, kích thước của sản phẩm may đo .
Hình 2:
*Hình ảnh nhiều quần áo có màu sắc, kiểu mẫu giống nhau nhưng kích thước khác nhau, treo cùng một chỗ để khách lựa chọn, thể hiện hàng may sẵn theo cỡ số .
HS: Thảo luận nhóm và điền nội dung vào vở theo bảng 1(sgk) .
Đại diện nhóm trình bày trước lớp ý kiến của nhóm mình

Bảng1
 
  May đo may sẵn
Hình thức sản xuất May đơn chiếc May hàng loạt theo dây chuyền sản xuất .
Kích thước sản phẩm Theo số đo từng người Theo cỡ số(S-M-L-XL....)
Công cụ sản xuất Máy may đạp chân và máy may chạy điện Máy may công nghiệp và các máy chuyên dùng.
Cơ sở sản xuất Qui mô nhỏ gia đình Qui mô lớn (công ti may)
Ưu điểm Vừa với từng người về kích thước, kiểu mẫu đa dạng. Tốn ít vải, thời gian tạo sản phẩm nhanh hơn.
Nhược điểm Tốn nhiều vải thời gian lâu hơn. Kiểu mẫu ít đa dạng,  không phù hợp với người có khiếm khuyết về vóc dáng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của nghề.
 
a)Đặc điểm nghề:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của nghề theo nội dung ở sgk.
Đối tượng lao động.
Nội dung lao động.
Công cụ lao động.
Điều kiện lao động .
Sản phẩm lao động.
*GV: Hiện nay ở nhiều cửa hàng may đo cơ sở sản xuất nhỏ cũng đã trang bị máy may công nghiệp vì máy khoẻ, tốc độ nhanh, có thể may được tất cả các loại vải dày, mỏng khác nhau, đường may đẹp.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động,  cần trang bị hệ thống quạt, thông gió, đủ ánh sáng. Sắp xếp vị trí kê máy, chỗ ngồi phù hợp, thường xuyên kiểm tra hệ thống điểm...
GV: Gợi ý để HS điền vào chỗ trống (...) ở sgk về sản phẩm lao động.
b)Yêu cầu của nghề:
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của nghề đối với người lao động theo nội dung sgk (Trình độ văn hoá, kĩ thuật, kĩ năng nghề; lòng yêu nghề, ham học hỏi, khiếu thẩm mĩ, óc sáng tạo) để trả lời câu hỏi:
Để có thể làm được nghề may, người lao động cần đạt được những yêu cầu tối thiểu nào?
-Gợi ý để HS tự nhận xét về năng lực của bản thân và hướng chọn nghề trong tương lai.
 
HS:
Đối tượng lao động: Vải, lông thú, vải giả da, da, lông thú...
Chỉ, mếch, đăng ten, duy băng,  khuy,  khoá ....
Nội dung lao động:
Vẽ, cắt các chi tiết của sản phẩm, may ráp các chi tiết và hoàn thiện sản phẩm để sản xuất được nhiều sản phẩm.
Công cụ lao động: Máy may và máy chuyên dùng.
 
 


HS: nghe GV giảng và điền vào chỗ trống.
-Sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn mặc của nhân dân : Các loại áo quần đồ dùng vải trong gia đình....
-Sản phẩm may xuất khẩu: Sơ mi quần, áo jacket.......
HS: Đọc sách giáo khoa và dựa vào gợi ý của GV để trả lời câu hỏi về yêu cầu của nghề đối với người lao động.
Đối với những người thợ cắt may thông thường cần một trình độ văn hoá nhất định, có những hiểu biết về vật liệu, dụng cụ, thiết bị may mặc, kĩ thuật cắt may và thẩm mĩ may mặc....may thành thạo một số loại quần áo thông dụng....
Người thợ cắt may hàng cao cấp, nhà tạo mẫu thời trang.....cần được đào tạo qua các lớp chuyên môn, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học....
 
Hoạt động 4: Tìm hiểu chuyển vọng của nghề.
 
Từ vai trò, vị trí của nghề mà HS đã tìm hiểu ở hoạt động 2, GV gúp HS trả lời câu hỏi của sgk.
Tổng hợp lại nội dung của nghề .
+Nhu cầu may mặc:  “ăn no mặc ấm” tiến đến “ăn ngon mạc đẹp” nên cần có thợ may giỏi .
+Trình độ tay nghề, công cụ sản xuất sẽ có sản phẩm có chất lượng.
+Đóng góp của nghề với phát triển kinh tế xã hội: xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho người lao động.....
HS: Trả lời câu hỏi sgk.
Ghi tóm tắt những ý chính vào vở.
 

Hoạt động 5: Tổng kết dặn dò
Yêu cầu một học sinh đọc phần ghi nhớ.
Trả lời câu hỏi sgk để củng cố bài.
Về nhà đọc trước bài 2 :  “Vật liệu và dụng cụ cắt may”
Sưu tầm một số loại vải, phụ liệu, dụng cụ cắt may.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây