© Copyright Bài Học Hay

Soạn giảng Công nghệ 9, bài 4: Sử dụng đồng hồ đo điện

Thứ bảy - 02/01/2021 08:46
- Biết công dụng, cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thông dụng.
- Đảm bảo an toàn điện.
I. Công tơ điện.
1. Cấu tạo
- CV140:
+ C: Công tơ điện.
+ V: Việt Nam.
+ 1: 1 pha 2 dây.
+ 4: quá tải 4 lần.
+ 0: mặt tròn.
- 220V: điện áp định mức.
- 900 vòng/kWh: quay 900 vòng được 1kWh.
- 5(20)A: cường độ dòng điện chạy được từ 5 đến 20A.
- 27oC: nhiệt độ bảo quản.
- 50Hz: tần số.
- Cấp 2: cấp chính xác.
- 2005: năm sản xuất.
cong to dien

2. Cách đọc
- Dãy có 5 số đen: điện năng tiêu thụ.
- 1 số đỏ: số thập phân có giá trị 1/10 kWh.

II. Đồng hồ vạn năng

1. Cấu tạo
- Kim chỉ thị.
- Mặt số hiển thị.
- Khóa chuyển mạch.
- Các đầu đo.
- Vít chỉnh không.
- Núm chỉnh không của ôm kế.

* Các đại lượng đo:
- Ω: điện trở.
- DCV: điện áp một chiều.
- ACV: điện áp xoay chiều.
- mA: cường độ dòng điện.
- dB: độ to của âm.

2. Nguyên tắc đo
* Đo điện áp, dòng điện.

- Chỉnh kim chỉ thị về 0.
- Chỉnh núm điều chỉnh về thang đo phù hợp.
- Đưa đầu đo vào nguồn điện.
- Đọc trị số.

Công thức: Số đo = Số đọc (số chỉ của kim) x (thang đo / vạch đọc)

* Đo điện trở.
- Chỉnh núm điều chỉnh về thang đo điện trở.
- Chập hai đầu que đo lại.
- Chỉnh kim chỉ thị về 0.
- Đưa 2 đầu đo vào điện trở.
- Đọc trị số.

Công thức: Số đo = Số đọc (số chỉ của kim) x thang đo.

* Dặn dò:
- Học thuộc bài.
- Xem trước bài 5: Nối dây dẫn điện.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây