Giải Bài Tập SGK Địa Lí 10 Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Thứ ba - 22/05/2018 04:36
Giải Bài Tập SGK Địa Lí 10 Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trả lời câu hỏi in nghiêng

Trang 159 sgk Địa Lí 10: Em hãy tìm ví dụ chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.

Trả lời:

Ví dụ về tài nguyên năng lượng:

- Trong nhiều thế kỉ, loài người đã sử dụng củi gỗ, sau đó lá là than đá làm nguồn năng lượng cho sản xuất và đời sống.

- Trong thế kỉ XX, dầu mỏ với những thuận lợi trong việc sử dụng và vận chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi. Do liên tiếp xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã dẫn đến việc tìm và sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân.

- Cuối thế kỉ XX, do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí; do hiện tượng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại lượng đã thúc đẩy con người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo (năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt,...).

Trang 160 sgk Địa Lí 10: Em hãy chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể giúp cho con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản.

Trả lời:

- Con người sản xuất được các vật liệu mới thay thế vật liệu trong tự nhiên hoặc thay thế các vật liệu được sản xuất với yêu cầu khối lượng tài nguyên lớn

Ví dụ: con người đã chế tạo được cao su nhân tạo thay thế cho cao su tự nhiên, sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các chi tiết bằng kim loại. Hiện nay, vật liệu composit do cong ngời sản xuất đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành kinh tế,.,.,

- Nhờ có tiến bộ của khoa học công nghệ, con người sử dụng triệt để các tài nguyên khoáng sản, ví dụ: ngoài việc lấy xăng, dầu, từ dầu mỏ có thể sản xuất ra rất nhiều loại sản phẩm khác nhau.

- Với tiến bộ của khoa học công nghệ, con người ngày càng tìm ra được nhiều loại tài nguyên mới (ví dụ: việc sử dụng tài nguyên sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời,...)

Trang 160 sgk Địa Lí 10: Em hãy chỉ ra những dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí.

Trả lời:

- Tài nguyên đất bị suy thoái: đất bạc màu, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất bị ô nhiễm, đất bị ong hóa, đất bị sa mạc hóa,...

- Tài nguyên sinh vật: rừng bị tàn phá, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên nhiều; nhiều loài bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng; số lượng cá thể trong mỗi loài dần ít đi,...
 

Câu 1: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

Lời giải:

- Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái đất không phụ thuộc vào con người. Con người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triểm theo quy luật của riêng nó.

- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người, thì các thành phần nhân tạo của môi trường sẽ bị hủy hoại.
 

Câu 2: Em hãy lấy ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm.

Lời giải:

- Ở nước ta:

   + Hàng bao nhiêu năm trôi qua, tự nhiên hầu như không (hoặc rất ít) thay đổi, nhưng đời sống nhân dân không ngừng đổi mới, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

   + Điều kiện tự nhiên hầu như không (hoặc ít) thay đổi, nhưng sản xuất nông nghiệp, từ chỗ thiếu lương thực trầm trọng đến nay nước ta đã đủ gạo, đảm bảo được an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

- Ở nhiều nước trên thế giới, tình hình cũng tương tự. Tự nhiên vẫn vậy, nhưng tình hình kinh tế – xã hội có nhiều chuyển biến, thậm chí có tính cách mạng,…
Câu 3: 3. Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường?

Lời giải:

a, Môi trường địa lí có ba chức năng chính:

- Là không gian sống của con người

- Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên

- Là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra

b, Môi trường có vai trò quan trọng đối với xã hội loài người (nhưng nó không có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội).

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây