Giải SGK Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế

Thứ bảy - 26/05/2018 04:28
Giải SGK Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 2: Kinh tế

Trả lời câu hỏi in nghiêng

(trang 102 sgk Địa Lí 11): - Dựa vào hình 11.5, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP cỦa một số quốc gia Đông Nam Á.

Trả lời:

- Nhìn chung, có sự chuyển dịch đáng kể từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.

- Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau.

- Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP vì thể hiện rõ rệt nhất tốc độ chuyển dịch trong cả khu vực kinh tế.

(trang 104 sgk Địa Lí 11): - Hãy xác định trên hình 11.6 các vùng trồng lúa nước chủ yếu của Đông Nam Á.

Trả lời:

Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Cửu Long (Việt Nam), châu thổ sông Mê Nam (Thái Lan), châu thổ sông Ran-gun (Mi-an-ma), đồng bằng Cam-pu-chia, đồng bằng duyên hải phía bắc đảo Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).

(trang 104 sgk Địa Lí 11): - Tại sao các cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, ... được trồng nhiều ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Vì Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, đất feralit, đặc biệt là đất đỏ badan rất thích hợp cho các loại cây trồng này

(trang 104 sgk Địa Lí 11): - Hãy kể tên một số cây ăn quả được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài, dừa, nhãn, cam, ổi, bưởi,...

(trang 105 sgk Địa Lí 11): - Hãy kể tên những loài thủy sản, hải sản nhiệt đới có giá trị ở Đông Nam Á.

Trả lời:

Cá tra, cá ba sa, tôm, cua, mực, cá chình, cá nục, cá thu, cá chim, cá nụ, cá dé,....

 

Bài 1: Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Lời giải:

- Nền nông nghiệp nhiệt đới.

Các ngành chính: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

- Trồng lúa nước: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của khu vực, được trồng nhiều ở các đồng bằng. Sản lượng không ngừng tăng (đạt 161 triệu tấn, năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).

Thái Lan, Việt Nam đã trở thành những nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Các nước đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.

- Trồng cây công nghiệp: chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ. Cao su được trồng nhiều ở Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. Ngoài ra, còn có các sản phẩm từ cây lấy dầu, lấy sợi. Cây ăn quả nhiệt đới được trồng ở hầu hết các nước.

- Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản: chăn nuôi gia súc vẫn chưa trở thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc khá lớn. Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Việt nam. Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan,.In-đô-nê-xi-a. Gia cầm được nuôi nhiều.. Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển.

Bài 2: Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp.

Lời giải:

Hon-đa (Nhật Bản), Mec-xê-đet (Đức), Pe-trô (Nga), Cô-ca Cô-la (Mĩ),...

Bài 3: Dựa vào hình 11.5, cho biết những quốc gia nào ở Đông Nam Á có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP (năm 2004) cao, quốc gia nào thấp?

Lời giải:

Quốc gia có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP cao: Phi-lip-pin.

Quốc gia có tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP thấp: Căm-pu-chia.

<<XEM MỤC LỤC

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây