Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương I. Địa lí tự nhiên Việt Nam (Đề 03)

Thứ năm - 02/04/2020 10:20
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương I. Địa lí tự nhiên Việt Nam, Có đáp án
1. Thực trạng về vấn đề sử dụng tài nguyên đất ở nước ta:
A. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ngày càng giảm.
B. Đất có rừng tăng đảm bảo được cân bằng sinh thái môi trường.
C. Đất chưa sử dụng còn ít do tích cực đẩy mạnh khai hoang.
D. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng.
 
2. Nhận định nào sau đây về vai trò của tài nguyên thiên nhiên là chưa đúng? .
A. Các ngành kinh tế phát triển đều có định hướng của tài nguyên.
B. Tài nguyên đa dạng là điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế.
C. Tài nguyên thiên nhiên được coi là cơ sở để phát triển kinh tế.
D. Tài nguyên thiên nhiên là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế.

3. Những biểu hiện nào sau đây không nói lên sự suy thoái của tài nguyên rừng ở nước ta?
A. Diện tích rừng bị thu hẹp nhanh.
B. Chất lượng rừng suy giảm đáng kể.
C. Tăng diện tích đất trống đồi trọc.
D. Rừng có trữ lượng 150m3/ha nhiều.

4. Nhận định nào là đúng nhất về thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta?
A. Số lượng tài nguyên nhiều nhưng trữ lượng nhỏ, phân bố phân tán theo không gian và không đều về trữ lượng.
B. Chất lượng của một số loại tài nguyên bị suy giảm do không được sự quản lí của Nhà nước.
C. Một số tài nguyên phân bố tập trung trên diện rộng gây trở ngại và tốn kém khi khai thác.
D. Trình độ khai thác tài nguyên được nâng cao nên đã giảm chi phí khai thác và tăng khả năng cạnh tranh.

5. Sức ép của dân sế lên tài nguyên nước ta được thể hiện rõ nhất ở
A. Tài nguyên rừng.
B. Tài nguyên biển.
C. Tài nguyên đất.
D. Tài nguyên khoáng sản.

6. Sự phân hóa của chế độ nước sông là do:
A. Khí hậu có hai mùa mưa và khô đối lập nhau sâu sắc.
B. Tác động của khí hậu mưa nhiều trên địa hình đồi núi.
C. Địa hình bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn.
D. Sự suy giảm của tài nguyên rừng ở đầu nguồn.

7. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên nước ta:
A. Tình trạng khai thác quá mức, bừa bãi.
B. Kĩ thuật khai thác còn thô sơ, lạc hậu.
C. Hợp tác đầu tư khai thác của nước ngoài.
D. Môi trường, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm.
 
8. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do:
A. Rừng đầu nguồn nhiều nên giữ nước tốt.
B. Mùa khô ở miền Bắc không kéo dài.
C. Miền Bắc có nhiều công trình thuỷ lợi.
D. Mùa khô ở miền Bắc có mưa phùn.

9. Đồng bằng châu thổ sông Hồng ở nước ta bị ngập úng mạnh chủ yếu là do:
A. Mực thuỷ triều cao, mưa tập trung theo mùa.
B. Mật độ dân cư cao nên tăng mức độ ngập úng.
C. Mặt đất thấp, mưa lớn; xung quanh có đê bao bọc.
D. Mặt đất thấp, giáp biển và có nhiều cửa sông.

10. Nhận định nào sau đây chưa đúng về lũ tiểu mãn trong dòng chảy của sông ngòi nước ta?
A. Tăng lưu lượng nước cho các con suối.
B. Tăng độ ẩm cho cây trồng.
C. Không phải là lũ lớn và xây ra trong tháng 10.
D. Tăng lượng nước cho các hồ chứa.

11. Nguyên nhân gây ra cực đại phụ trong biến trình mưa vào tháng 6 ở miền Trung là do:
A. Khối khí lạnh thổi qua biển gây mưa.
B. Bão và hội tụ nội chí tuyến giữa Tm và Em.
C. Bức chắn dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào.
D. Hội tụ nhiệt đới giữa Tm và TBg.

12. Không nằm trong đặc điểm mạng lưới sông của miền thuỷ văn Bắc Bộ:
A. Nhiều lưu vực lớn, sông dài và hợp lưu của nhiều dòng chảy.
B. Phần lớn là sông nhỏ, nhiềụ sông có hướng chảy Tây - Đông.
C. Lũ vào mùa hạ, lũ lớn nhất là tháng 8, cạn vào mùa đông.
D. Dòng chảy tiếp nhận phần khá lớn lượng nước ngoài lãnh thổ.

13. Miền thuỷ văn nào sau đây có lũ tiểu mãn vào tháng 5,6:
A. Miền thuỷ văn Đông Trường Sơn .
B. Miền thuỷ văn Bắc Bộ.
C. Miền thuỷ văn Tây Nguyên và Nam Bộ.
D. Miền thuỷ văn duyên hải miền Trung.

14. Vì sao đất lúa nước có đặc điểm chung là nặng, bí và bị lây?
A. Do bị rửa trôi mạnh các chất dinh dưỡng.
B. Do đất thường xuyên thâm canh trồng lúa.
C. Do luôn ở trong tình trạng ngập nước.
D. Do đất bị yếm khí và bị glây hóa mạnh.

15. Nguyên nhân gây ra ngập úng trên diện rộng ở đồng bằng sông cửu Long:
A. Bề mặt thấp, mưa tập trung và do mực thuỷ triều cao.
B. Chưa xây dựng công trình ngăn mặn chống ngập úng.
C. Mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường.
D. Xung quanh không có đê bao bọc nên ngập úng mạnh.

16. Các biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất ở miền đồi núi nước ta:
A. Hạn chế việc khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác ở miền đồi núi.
B. Bổ sung nguồn lao động dưới đồng bằng lên để tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc miền núi.
C. Áp dụng các biện pháp nông lâm kết hợp, ngăn chặn nạn du canh du cư.
D. Cần quy hoạch hợp lí việc chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và thổ cư.

17. Mùa bão ở nước ta thường xảy ra trong thời gian nào sau đây?
A. Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10
B. Bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11
C. Bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc vào tháng 10
D. Bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 12

18. Không nằm trong chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ồ Việt Nam:
A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
B. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.
C. Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
D. Tăng cường khai thác các tiềm năng tự nhiên của đất nước để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

19. Biểu hiện của sự suy giảm tính đa dạng sinh học ở nước ta:
A. Tài nguyên đất bị suy thoái.
B. Các kiểu hệ sinh thái nghèo đì. Ị
C. Nguồn nước ngầm khô cạn.
D. Chế độ dòng chảy thất thường.

20. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh phát triển thích hợp trên loại
thổ nhưỡng nào sau đây?
A. Đá vôi
B. Đất mặn
C. Đất cát
D. Đất thoái hoá

21. Đặc điểm của nhóm hệ sinh thái thực vật nhiệt đới núi thấp:
A. Rừng sinh trưởng kém, cây thấp nhô.
B. Rừng phát triển mạnh, cấu trúc nhiều tầng.
C. Chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa.
D. Chủ yếu là rừng á nhiệt đới lá rộng.

22. Đặc điểm của đới cảnh quan rừng gió mùa nhiệt đới:
A. Khí hậu tương đối điều hoà, biên độ nhiệt năm nhỏ.
B. Các loài cây nhiệt đới ưa nóng chiếm ưu thế.
C. Các loài cây chịu lạnh có khả năng thích nghi.
D. Ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

23. Sự hình thành của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa là do:
A. Khí hậu nóng ẩm, quá trình phân giải chất hữu cơ nhanh.
B. Mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và có mùa khô không rõ.
C. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam ẩm ướt từ biển vào.
D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh bị phá hoại.

24. Sự phân hoá đa dạng và phức tạp của khí hậu nước ta là do:
A. Sự thay đổi nhiệt độ theo Vĩ độ và độ cao.
B. Tác động của các khối khí trên nền địa hình đa dạng.
C. Hoạt động không điều hoà của chế độ gió mùa.
D. Lãnh thổ hẹp bề ngang, kéo dài trên nhiều độ vĩ.

25. Ở nước ta, kiểu hệ sinh thái giàu có nhất, đa dạng sinh học cao nhất là:
A. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa thựờng xanh.
C. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng gió mùa rụng lá.

26. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn của miền địa lí tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
A. Gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính.
B. Mùa lũ có 2 cực đại là tháng 9 và tháng 6
C. Sông ngòi có hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
D. Có hại mùa mưa và khô rõ, lũ tiểu mãn tháng 6

27. Đai rừng gió mùa á xích đạo thuộc miền địa lí tự nhiên:
A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Miền Nam Bộ và Tây Nguyên
 
28. Trong hệ đất đồi núi, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất:
A. Nhóm đất fe-ra-lít có mùn và đất mùn a-lit núi cao.
B Nhóm đất đen phát triển trên đá ba-dan và đá vôi.
C. Nhóm đất xám vùng bán khô hạn.
D. Nhóm đất fe-ra-lít vùng đồi núi thấp chân núi.

29. Sự phân hoá các đới cảnh quan thiên thiên nước ta chủ yếu dựa vào yếu tố sau:
A. Nền nhiệt độ
B. Lượng mưa
C. Gió mùa
D. Vĩ độ địa lí

30. Nguyên nhân tạo nên sự phân hoá hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam:
A. Vị trí nằm trong hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. Sự phân hóa đa dạng và phức tạp của địa hình.
C. Nhịp điệu hoạt động không điều hoà của gió mùa.
D. Sự tăng lượng bức xạ mặt trời và sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh, lạnh về phía Nam.

31. Đặc điểm của vùng khí hậu phía Nam:
A. Khí hậu phân hoá thành hai mùa nóng và lạnh.
B. Khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường.
C. Khí hậu phân hoá thành hai mùa mưa và khô rõ rệt.
D. Ảnh hưởng mạnh của gió phơn tây nam trong mùa hạ.

32. Mưa phùn là hiện tượng thời tiết ở miền Bắc trong thời gian:
A. Nửa sau mùa đông.
B. Nửa đầu mùa đông.
C. Vào đầu mùa hạ
D. Thời kì cuối mùa hạ

33. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho các vùng nào sau đây:
A. Nam Bộ và Tây Nguyên
B. Bắc Bộ và Nam Bộ
C. Tây Nguyên
D. Khắp cả nước
 

ĐÁP ÁN
1.A 2.D 3.D 4.A 5.A
6.B 7.A 8.D 9.C 10.C
11.D 12.B 13.A 14.C 15.A
16.C 17.A 18.D 19.B 20.A
21.B 22.C 23.D 24.B 25.A
26. 27. 28. 29. 30.D
31.C 32.A 33.A  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây