Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương II. Địa lí dân cư

Thứ sáu - 03/04/2020 10:37
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương II. Địa lí dân cư, có đáp án

1. Dân số là một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay của Đảng và Nhà nước ta là vì:
A. Dân số đang có xu hướng chuyển từ kết cấu dân số sang kết cấu dân số già.
B. Mức gia tăng dân số chưa phù hợp, với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
C. Dân số đông, gia tăng nhanh gây nhiều khó khăn cho công tác quản lí xã hội.
D. Số người gia tăng, tỉ lệ dân số phụ thuộc đông gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế.

2. Giải pháp có ý nghĩa lâu dài và quyết định trong việc giải quyết vấn đề dân số ở nước ta:
A. Đẩy mạnh chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nhằm giảm tỉ lệ sinh.
B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước
C. Phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
D. Thâm canh tăng năng suất nhằm tăng sản lương lương thực. ‘

3. Chiến lược phát triển dân số hợp lí trong điều kiện hiện nay ở nước ta:
A. Đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.
B. Hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
C. Giảm mức tăng dân số và đẩy mạnh phát triển kinh tế.
D. Hạn chế việc đưa dân lên trung du, miền núi.

4. Những mặt thuận lợi của cấu trúc dân số trẻ đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của nước ta:
A. Năng động và việc làm không còn là vấh đề nan giải.
B. Có khả năng tiếp thu nhanh thành tựu khoa học - kĩ thuật.
C. Nguồn bổ sung lao động lớn thúc đẩy kinh tế phát triển.
D. Tạo nguồn lao động dồi dào với chất lượng cao.

5. Bùng nổ dân số là hiện tượng:
A. Dân số gia tăng nhanh trong thời gian ngắn.
B. Dân số tăng nhanh trong một thời gian dài.
C. Nhịp điệu tăng dân số luôn luôn ở mức cao.
D. Dân số tăng nhanh trong một thời điểm nhất định.

6. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta:
A. Do tư tưởng chủ quan, thỏa mãn nên đã buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân số.
B. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao, quan niệm phong kiến, tâm lí thích con trai.
C. Đời sống được cải thiện, y tế có nhiều tiến bộ làm tăng tuổi thọ trung bình.
D. Đời sống ngày càng được nâng cao, giảm tỉ lệ tử vong trẻ em, tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

7. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có sự biến chuyển:
A. Rất nhanh.
B. Nhanh.
C. Bình thường.
D. Chậm.

8. Nêu nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm ở nước ta qua các thời kì:
A. Mức gia tăng giảm dần từ sau 1954.
B. Không ổn định qua các thời kì.
C. Phù hớp với sự tăng trưởng kinh tế.
D. Luôn luôn ở mức gia tăng cao.

9. Nguyên nhân chính làm cho mức gia tăng dân số ở nước ta giảm dần từ sau khi thống nhất đất nước:
A. Đời sống được nâng cao đã tác động đến mức sinh.
B. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không còn nhiều.
C. Thực hiện tốt chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.
D. Quan niệm phong kiến lạc hậu về dân số đã đẩy lùi.

10. Thời kì có nhịp điệu gia tăng dân số nhanh nhất ở nước ta
A. 1965 - 1975
B. 1921 - 1960
C. 1979- 1989
D. 1989- 1999

11. Điều nào sau đây không nói lên hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở
nước ta?
A. Nhu cầu tiêu dùng trong xã hội lớn, ảnh hưởng đến quỹ tích luỹ.
B. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng tăng.
C. Chất lượng cuộc sống giảm sút và phân hoá giữa các vùng.
D. Nguồn lao động tăng nhanh tạo nguồn lực phát triển kinh tế.

12. Những biểu hiện của dân số nước ta đang ngày càng già đi:
A. Nhóm tuổi 0 -14 và 15 - 59 giảm nhanh, trên 60 tăng khá nhanh.
B. Nhóm tuổi 15 - 59 và 0 - 14 tăng nhanh, trên 60 tuổi tăng chậm.
C. Nhóm tuổi 0 - 14 giảm, nhóm tuổi 15 - 59 và trên 60 tăng lên.
D. Nhóm tuổi 0 - 14 và trên 60 tăng lên, nhóm tuổi 15 - 59 giảm.

13. Không phải là mục đích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta:
A. Tạo quy mô dân số phù hợp với nguồn lực tài nguyên thiên nhiên.
B. Thức đẩy phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. Nhằm tạo số dân hợp lí, phù hợp với khả năng phát triển kinh tế.
D. Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi vùng.

14. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta theo hướng tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm tỉ lệ dân nông thôn:
A. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
B. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
C. Phân bố lại dân cư và lao động theo lãnh thổ.
D. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.

15. Nhận định nào đúng nhất về sự thay đối cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở
Nước ta:
A. Tỉ lệ người dưới tuổi lao động và trong độ tuổi lao động cao.
B. Tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người trong và ngoài độ tuổi lao động tăng.
C. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng khá nhanh và ngoài độ tuổi lao động tăng chậm.
D. Dân số nước ta đang có xu hướng chuyển từ kết cấu dân số già sang kết cấu dân số trẻ.

16. Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số:
A. Rất lớn.
B. Lớn.
C. Bình thường.
D. Nhỏ.

17. Dân cư nước ta có xu hướng già đi là do:
A. Tuổi thọ trung bình tăng.
B. Tốc độ suy giảm mức sinh nhanh.
C. Đời sống được cải thiện, y tế tiến bộ.
D. Mức gia tăng dân số chậm.

18. Tăng trưởng dân số là:
A. Một tập hợp người sống trên một lãnh thổ nhất định.
B. Tổng số dân sinh sống trên một vùng lãnh thổ.
C. Sự biến đổi quy mô dân số theo thời gian.
D. Số dân tăng nhanh vào một khoảng thời gian nhất định.

19. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ sinh con thứ 3 ở nước ta giảm chậm và không vững chắc là:
A. Kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện.
B. Tỉ lệ hộ giàu có tăng lên, việc nuôi con không còn là gánh nặng.
C. Tâm lí xã hội của lối sông nông nghiệp còn nặng nề.
D. Tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, buông lỏng sự chỉ đạo công tác giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 
20. Chỉ tiêu cơ bản cần đạt được đến năm 2010 về quy mô dân số là:
A. 88 triệu
B. 120 triệu .
C. 85 triệu
D. 8 triệu

21. Những thách thức của vấn đề dân số đối vơi sự phát triển bền vững ở nước ta:
A. Kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc.
B. Quy mô dân số lớn và ngày càng tăng.
C. Chất lượng dân số còn thấp và phân bố chưa hợp lí.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.

22. Ngày dân số Việt Nam là:
A. Ngày 26/12
B. Ngày 11/7
C. Ngày 5/12
D. Ngày 1/12

23. Pháp lệnh dân số của nước ta được công bố vào thời gian:
A. Tháng 1/2003
B. Tháng 12/2003
C. Tháng 12/2002
D. Tháng 2/2002

24. Tác động của dân số nước ta đối với việc phát triển kinh tế - xã hội:
A. Dân số tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng lớn thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
B. Dân số đông, tăng nhanh làm cho chât lượ.ig cuộc sống ngày cảng được nâng cao.
C. Dân số tăng nhanh, sản xuất xã hội phát triển đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân.
D. Dân số gia tăng nhanh tạo lực lượng lao động dồi dào, kích thích sản xuất phát triển.

25. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nuớc ta:
A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.
B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.
C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.
D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.

26. Ở nước ta, dân cư tập trung đông ở đồng bằng và thưa thớt ở trung du và miền núi là do.
A. Đồng bằng có đất đai màu mỡ, lịch sử khai thác chậm hơn miền núi và trung du.
B. Miền núi điều kiện tự nhiên nhiều khó khăn, mạng lưới công nghiệp và đô thị chưa phát triển.
C. Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và cư trú, quá trình đô thị hóa chậm hơn miền núi.
D. Miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lực lượng lao động, nhất là lao động có kĩ thuật.

27. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều và chưa hợp lí:
A. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, thưa thớt ở trung du và miền núi
B. Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn đồng bằng sông Cửu Long.
C. Các đồng bằng phía Nam đông dân hơn các đồng bằng phía Bắc.
D. Dân cư ở thành thị đông gia tăng nhanh hơn so với nông thôn.

28. Ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng nước ta đến sự phát triển kinh tế:
A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở trung du, miền núi.
B. Gây sức ép lên tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng.
C. Khai thác có hiệu quả tiềm năng của mỗi vùng.
D. Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động ở mỗi vùng.

29. Dân cư nước ta sống tập trung chủ yếu ở nông thôn, điều này phản ánh:
A. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính nên khả năng tạo việc làm ở nông thôn dễ.
B. Công nghiệp chưa phát triển mạnh, đô thị hóa diễn ra chậm.
C. Vấn đề kiếm việc làm ở thành thị rất khó khăn.
D. Môi trường sống ở nông thôn trong lành, ít ô nhiễm.

30. Hướng điều chỉnh sự chênh lệch trong phân bố dân cư ở nước ta:
A. Xây dựng các nông, lâm trường; các trung tâm công nghiệp mới ở trung du, miền núi để thu hút lao động.
B. Chuyển dân từ nông thôn ra thành thị để giảm bớt sức ép dân số ở nông thôn.
C. Thực hiện chính sách di dân tự do để điều hòa mật độ dân số giữa các vùng.
D. Đưa một bộ phận dân cư ở đồng bằng phía Bắc vào đồng bằng phía Nam.

31. Các đặc điểm của quá trình đô thị hóa:
A. Tăng cường xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông.
B. Phổ biến rộng rãi lối sống của dân cư nông thôn.
C. Quy hoạch và mở rộng các thành phố.
D. Nâng cao tỉ lệ dân thành thị và số lượng các thành phố.

32. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta:
A. Quá trình đô thị hóa nước ta không xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa.
B. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm và không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ
C. Quá trình đô thị hoá ở nước ta có quy mô lớn và phân bố tập trung.
D. Trình độ đô thị hoá ở nước ta cao nhưng nếp giữa sống đô thị và nông thôn vẫn còn tách biệt. 

33. Ảnh hưởng quan trọng nhất của quá trình đô thị hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay:
A. Dân nông thôn di cư ra thành thị tăng mạnh gây tác động xấu đến môi trường.
B. Làm thay đổi tâm lí và lối sống của người dân, tăng thêm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
C. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật.

34. Thực trạng về nguồn lao động của nước ta:
A. Số lao động có chuyên môn kĩ thuật cao nhất là Đông Nam Bộ.
B. Quen dần với tác phong công nghiệp, tự giác trong lao động.
C. Chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.
D. Mức gia tăng nguồn lao động hàng năm khoảng 1%

35. Đặc điểm nguồn lao động nào sau đây không ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội?
A. Lao động trái ngành nghề vẫn còn phổ biến.
B. Trình độ chuyên môn kĩ thuật và năng lực quản lí còn yếu.
C. Quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng hết.
D. Lao động có kĩ thuật tập trung đông ở các thành phố lớn.


ĐÁP ÁN
1.B 2.A 3.C 4.B 5.A
6.D 7.A 8.B 9.C 10.A
11.D 12.C 13.D 14.A 15.B
16.A 17.C 18.C 19.D 20.A
21.B 22.A 23.A 24.D 25.C
26.B 27.C 28.C 29.B 30.A
31.D 32.B 33.C 34.A 35.D

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây