Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế

Thứ sáu - 03/04/2020 11:01
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế, có đáp án
1. Nội dung nào sau đây không nằm trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2010?
A. Đưa đất nước thoát khỏi. tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân. 
B. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
C. Tăng cường nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kất cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh.
D. Đề ra những chính sách hợp lí để động viên lực lượng lao động lên công tác ở vùng núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động.

2. Những biểu hiện yếu kém của nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới:
A. Sản xuất không đủ cho tiêu dùng, không có tích lũy nội bộ.
B. Sự phụ thuộc, ràng buộc trong phân công lao động quốc tế.
C. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp cao.
D. Các nguồn viện trợ bị cắt giảm, chính sách cấm vận của Mĩ.

3. Không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế nước ta trước khi đối
Mới có tốc độ tăng truởng chậm và không ổn định:
A. Điểm xuất phát nền kinh tế thấp.
B. Chiến tranh để lại nhiều hậu quả.
C. Chậm thay đổi cơ chế quản lí.
D. Phụ thuộc vào vốn nước ngoài.

4. Có thể nói tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GĐP) có tầm quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế vì nước ta là vì:
A. Tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, chống lạm phát, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.
B. Chống tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới.
C. Tạo cơ sở cho nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc.
D. Nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân.

5. Chứng minh cơ cấu ngành kình tế nước ta đang chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hóa:
A. Giảm dần tỉ trọng của khu vực I, tăng dần tỉ trọng của khu vực II và nhất là khu vực III.
B. Khu vực I có xu hướng giảm nhanh và hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
C. Khu vực II có xu hướng tăng nhanh và hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
D. Khu vực III có xu hướng tăng nhanh và hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trọng cơ cấu GDP.
 
6. Tại sao phải chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế nước ta?
A. Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.
B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

7. Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế ở nước ta:
A. Ở khu vực II chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp nặng, giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp nhẹ.
B. Trong trồng trọt: tăng tỉ trọng nhóm cây lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
C. Ở khu vực I chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng của ngư nghiệp.
D. Trong chăn nuôi, xu hướng chung là tăng tỉ trọng các loại gia súc lấy thịt để phục vụ cho xuất khẩu.

8. Ý nghĩa và xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế ở nước ta:
A. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
B. Thành phần kinh tế Nhà nước tuy giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
C. Thành phần kinh tế Nhà nước ngày càng tăng và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
D. Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì đổi mới.

9. Những chuyển biến trong cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế nước ta trong thời kì đối mới:
A. Ngành trồng trọt phát triển vời nhịp điệu nhanh, mở rộng diện lích trồng
cây công nghiệp, cây ăn quả để xuất khẩu.
B. Hình thành các vùng nông nghiệp hàng hóa, các khu công nghiệp lập trung và các vùng kinh tế trọng điểm.
C. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng và các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động.
D. Phát triển miền Trung thành vùng kinh tế trọng điểm, đi đầu về hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

10. Điều nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ ở nước ta?
A. Hình thành các vùng kinh tế phát triển năng động của cả nước.
B. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa.
C. Phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất.
D. Ngành thủy sản, ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển.

11. Trong thời kì đầu của công cuộc đối mới ở nước ta, các ngành công nghiệp thuộc nhóm B tăng nhanh hơn nhóm A là vì:
A. Được Nhà nước chú trọng đầu tư nhằm phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn.
B. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường phục vụ tốt cho sản xuất
C. Các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và có khả năng cạnh tranh cao.
D. Có các chương trình hợp tác, đầu tư của nước ngoài nên đã đẩy mạnh sản xuất.

12. Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trồng trọt là vì:
A. Cơ sở thức ăn được giải quyết tốt hơn.
B. Đạt hiệu quả kinh tế cao.
C. Đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
D. Dịch vụ thú y phát triển rộng khắp.

13. Nước ta cùng một lúc có thể thực hiện 2 bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là vì:
A. Cần điều chỉnh cơ cấu ngành cho phù hợp với nguồn lực của đất nước và nhu cầu của thị trường.
B. Nước ta đang mở cửa nền kinh tế và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại và nưđc ta đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa.
D. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa.

14. Trong cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta hiện nay chiếm ưu thế là:
A. Các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động.
C. Các ngành công nghiệp nặng.
D. Các ngành có trình độ khoa học – kĩ thuật cao.

15. Nhận định nào đúng nhất về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay?
A. Ngành chăn nuôi tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn hơn ngành trồng trọt trong giá trị sản lượng nông nghiệp của cả nước.
B. Nước ta đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa nêu tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng nhanh.
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
D. Các ngành công nghiệp nhóm B được chú trọng phát triển nhưng do thiếu nguồn lực nên kém hiệu quả.

16. Điều nào sau đây không đúng trong cơ cấu vốn đất đai của nước ta hiện nay?
A. Đất thổ cư tăng lên do nhu cầu về đất ở của dân cư ngày càng tăng.
B. Đất lâm nghiệp thu hẹp, không đảm bảo sự an toàn sinh thái và cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
C. Đất chuyên dùng tăng chậm do Kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch đất trong quá ưình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Đất nông nghiệp rất hạn chế và còn nhiều khả năng mở rộng.

17. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta vì:
A. Là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt đối với nông, lâm nghiệp.
B. Diện tích chủ yếu là đồi núi, mưa nhiều nên tài nguyên đất rất dễ bị suy thoái.
C. Tài nguyên đất có hạn, dân số đông nên bình quân đất tự nhiên theo đầu người rất thấp.
D. Việc sử dụng hợp lí đất đai trong các mục đích kinh tế sẽ đảm bảo phát triển bền vững.

18. Điều gì sẽ xảy ra khi đất lâm nghiệp bị thu hẹp?
A. Đất hoang hóa sẽ tăng lên.
B. Đất nông nghiệp mở rộng.
C. Đất chuyên dùng tăng lên.
D. Đất thổ cư sẽ thu hẹp dần.

19. Vùng nào sau đây có diện tích đất chưa sử dụng lớn nhất?
A. Trung du - miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ

20. Nhận định nào sau đây chưa đúng về cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long?
A. Ở đồng bằng sông cửu Long đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ.
B. Đất chưa sử dụng ở Tây Nguyên chiếm tỉ trọng lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long.
C. Ở Tây Nguyên đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ trọng nhỏ, đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn.
D. Tổng diện tích đất nông nghiệp ở Tây Nguyên lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long.

21. Vùng có diện tích đất lâm nghiệp ít nhất nước:
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng. .
C. Duyên hải miền Trung.
D. Trung du - miền núi Bắc Bộ.

22. Trong cơ cấu vốn đất đai ở Trung du - miền núi Bắc Bộ:
A. Bất lâm nghiệp chiếm nhiều nhất.
B. Đất chưa sử dụng chiếm ít nhất
C. Đất chuyên dùng và thổ cư chiếm ít nhất.
D. Đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất.

23. Sự mở rộng đất chuyên dùng và thể cư ở nước ta chủ yếu lấy từ:
A. Đất nông nghiệp.
B. Đất hoang hóa.
C. Đất đã được cải tạo.
D. Đất lâm nghiệp.

24. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của nước ta ngày càng giảm là do:
A. Đất nông nghiệp không còn khả năng mở rộng.
B. Gia tăng dân số vẫn còn nhanh.
C. Sự mở rộng của đất chuyên dùng và thổ cư.
D. Đất hoang hóa tăng lên.

25. Thực trạng về tài nguyên đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay:
A. Bình quân đất canh tác trên đầu người chỉ khoảng 0,4 ha.
B. Diện tích đất nông nghiệp hiện nay khoảng 8,0 triệu ha.
C. Nơi có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là Tây Nguyên.
D. Đất nông nghiệp tăng khá do đầu tư khai hoang và cải tạo đất.

26. Ở Trung du - miền núi Bắc Bộ, đất chuyên dùng và thổ cư chiếm diện tích ít nhất trong cơ cấu vốn đất đai của vùng là do:
A. Công nghiệp còn yếu kém, đô thị hóa chưa phát triển.
B. Vùng chưa có kế hoạch cải tạo đất đưa vào sử dụng.
C. Sức ép của dân số đã giảm.
D. Đất lâm nghiệp ngày càng tăng.

27. Mỗi vùng phải có chính sách sử dụng đất thích hợp là bởi vì:
A. Nhu cầu sử dụng vốn đất đai có sự khác nhau.
B. Quy mô cơ cấu và bình quân vốn đất khác nhau;
C. Xu hướng biến động vốn đất đai khác nhau.
D. Khả năng khai thác vốn đất đai khác nhau.

28. Ở đồng bằng sông Hồng, việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp phải gắn liền với vấn đề dân số vì:
A. Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất nước.
B. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp rất hạn chế.
C. Phải chịu áp lực lớn của dân số lên việc sử dụng đất.
D. Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhanh.

29. Vùng đạt trình độ thâm canh cao nhất nước là:
A. Đồng bằng sông cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.

30. Biện pháp để nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng:
A. Cải tạo và nâng cao độ phì những vùng đất bị bạc màu.
B. Tận dụng diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản.
C. Cần quy hoạch hợp lí việc sử dụng đất chuyên dùng.
D. Tiến hành thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ.

31. Ở đồng bằng sông Hồng, cơ cấu vốn đất đai đang biến động theo xu hướng:
A. Đất chuyên dùng và thổ cư ngày càng tăng lên.
B. Đất nông nghiệp sẽ không tiếp tục giảm nữa.
C. Đất hoang hóa ngày càng phát triển.
D. Đất lâm nghiệp ngày càng mở rộng.

32. Đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng nước ta được sử dụng chủ yếu để:
A. Trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
B. Trồng lúa và cây thực phẩm. .
C. Nuôi trồng thủy sản.
D. Trồng cây lương thực.

33. Phương hướng sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở đồng bằng sông cửu Long:
A. Phục hồi, bảo vệ những khu rừng tràm và rừng ngập mặn.
B. Phát triển thuỷ lợi, cải tạo đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.
C. Phát triển thuỷ lợi, tăng thêm hệ số sử dụng ruộng đất.
D. Phát triển thủy lợi, cải tạo đất, thay đổi cơ cấu mùa vụ.

34. Ý nghĩa to lớn của việc giải quyết nước tưới vào mùa khô ở đồng bằng Duyên hải miền Trung là:
A. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.
B. Phục hồi, bảo vệ vốn rừng ở đầu nguồn và vùng ven biển.
C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng
D. Nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

35. Bình quân đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng:
A. Bằng 1/2 mức bình quân của cả nước.
B. 0,18 ha.
C. Bằng 1/6 mức bình quân của thế giới.
D. 0,2 ha.


ĐÁP ÁN
1.D 2.A 3.D 4.B 5.A
6.C 7.C 8.B 9.B 10.D
11.A 12.A 13.D 14.B 15.C
16.D 17.B 18.A 19.A 20.D
21.D 22.C 23.A 24.C 25.D
26.A 27.B 28.C 29.B 30.D
31.A 32.B 33.C 34.D 35.A

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây