Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế (Đề 02)

Thứ sáu - 03/04/2020 11:02
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế, có đáp án
1. Các biện pháp để mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng:
A. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa vụ đông thành vụ chính.
B. Khai thác triệt để những diện tích đất còn hoang hoá.
C. Khai thác diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
D. Bón phân, cải tạo những vùng đất bị bạc màu ở trong đê.

2. Giải pháp để giải quyết vấn đề lương thực ở Trung du và miền núi:
A. Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
B. Đẩy mạnh thâm canh ở những nơi có khả năng tưới tiêu.
C. Trao đổi sản phẩm hàng hóa với vùng duyên hải miền Trung.
D. Hạn chế nạn du canh, du cư phá rừng bừa bãi.

3. Để khai thác hợp lí tài nguyên đất nông nghiệp ở Trung du miền núi cần tránh:
A. Phát triển vùng chăn nuôi đại gia súc.
B. Mở rộng diện tích nương rẫy.
C. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
D. Hạn chế nạn phá rừng, trồng rừng và bảo vệ rừng.

4. Hiện trạng về cơ cấu vốn đất đai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long:
A. Đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất.
B. Đất hoang hóa chiếm tỉ lệ ít nhất.
C. Đất chuyên dùng chiếm tỉ tệ ít nhất.
D. Đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất.

5. Trong cơ cấu đất nông nghiệp ở nước ta, chiêm tỉ lệ lớn nhất là:
A. Đất trồng cây hàng năm.
B. Đất trồng cây lâu năm.
C. Đất đồng cỏ chăn nuôi.
D. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.

6. Vùng có diện tích đất chuyên dùng và thổ cư lớn nhất so với các vùng khác là:
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đồng bằng sông cửu Long

7. Diện tích nuôi thủy sản ở nước ta phát triển mạnh chủ yếu ở:
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.

8. Đất nông nghiệp ở Tây Nguyên chiếm tỉ trọng tương đối lớn vì:
A. Đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện-tích đất nông nghiệp.
B. Là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm.
C. Đây là vùng trọng điểm về cây công nghiệp lâu năm.
D. Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật

9. Các vùng mở rộng diện tích đất trồng cây lâu năm nhiều nhất là:
A. Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ và Trung du miền núi phía Bắc.
D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

10. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta được mở rộng chủ yếu là do:
A. Quản lí tốt việc sử dụng đất chuyên dùng.
B. Khai hoang, cải tạo đất.
C. Thâm canh tăng vụ.
D. Phát triển hệ thống thủy lợi.

11. Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện trạng cơ cấu sử dụng đất giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cửu Long?
A. Đất lâm nghiệp ở hai đồng bằng đều chiếm tỉ trọng nhỏ vì đây là hai vùng trọng điểm lúa của cả nước.
B. Đất chuyên dùng và thổ cư ở đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng lớn hơn đồng bằng sông cửu Long.
C. Đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ lệ lớn hơn đồng bằng sông Hồng.
D. Ở đồng bằng sông Hồng đất phù sa có chiếm tỉ lệ lớn ở đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn, mặn.

12. Ở nước ta, đất bị thoái hoá không ngừng tăng lên và hiện đang ở tình trạng báo động. Nguyên nhân chủ yếu là do:
A. Nạn phá rừng và mưa lũ hung dữ ở Trung du và miền núi làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi.
B. Nuôi tôm trên vùng đất cát ven biển cũng là nguyên nhân làm vơi cạn nguồn nước ngầm.
C. Mùa khô hạn kéo dài gay gắt dẫn đến nguy cơ sa mạc hoá ở một số tỉnh duyên hải miền Trung.
D. Khai thác khoáng sản bừa bãi, vô tổ chức làm nghèo hệ sinh thái và đất đai bị khô cằn.
 
13. Nhận xét nào sau đây chưa đúng về cơ cấu sử dụng đất của 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên?
A. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ.
B. Ở Tây Nguyên đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ trọng nhỏ, đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất lớn.
C. Đất chưa sử dụng ở Tây Nguyên, chiếm tỉ trọng lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tổng diện tích đất nông nghiệp ở Tây Nguyên lớn hơn so với đồng bằng sông cửu Long.

14. Giải thích nào sau đây là hợp lí nhất về sự thay đổi của các loại đất ở nước ta?
A. Đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình đô thị hóa.
B. Đất lâm nghiệp tăng do đóng cửa rừng và cấm khai thác rừng.
C. Đất nông nghiệp tăng lên do khai hoang mở rộng diện tích.
D. Đất chưa sử dụng thu hẹp do tăng dân số và trồng hoa màu .

15. Ý nghĩa to lớn hàng đầu của việc đảm bảo an toàn lương thực ở nước ta:
A. Tạo cơ sở để đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
B. Đảm bảo nhu cầu lương thực cho số dân đông và tăng nhanh
C. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng xuất khẩu.
D. Sử dụng hợp lí những tiềm năng tự nhiên của đất nước.

16. Sản lượng lương thực của nước ta không ngừng tăng lên liên tục, chủ yếu là do:
A. Thâm canh tăng vụ, tăng năng suất.
B. Đảm bảo nguồn nước tưới vào mùa khô.
C. Khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng.
D. Nhu cầu của thị trường lớn, ngày càng tăng.

17. Ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quạn trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhằm:
A. Tạo nguồn hàng xuất khẩu thúc đẩy công nghiệp hoá.
B. Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
C. Tạo nguồn lương thực dự trữ đề phòng những bất trắc xảy ra.
D. Cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn cho nhân dân.

18. Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông cửu Long tăng mạnh chủ yếu là do:
A. Nâng cao năng suất lúa.
B. Mở rộng diện tích canh tác và tăng vụ
C. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
D. Phát triển thuỷ lợi, sử dụng giống mới.

19. Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng bằng sông Cửu Long có ưu thế hơn đồng bằng sông Hồng về:
A. Hệ số sử dụng ruộng đất.
B. Trình độ thâm canh.
C. Năng suất lúa.
D. Sản lượng lương thực.

20. Thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cửu Long:
A. Giáp biển, có nguồn lợi hải sản phong phú.
B. Đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm.
C. Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm.
D. Có 2 mùa mưa và khô, thời tiết ổn định.

21. Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất nước là do:
A. Mở rộng diện tích gieo trồng.
B. Đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm.
C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ lúa.
D. Khí hậu cận nhiệt đới nóng quanh năm.

22. Giải thích nào sau đây chưa hợp lí về sự gia tăng diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở nước ta?
A. Diện tích gieo trồng lúa tăng do mở rộng diện tích và tăng vụ.
B. Năng suất lúa tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật.
C. Sản lượng lúa tăng là do mở rộng diện tích và tăng năng suất.
D. Sản lượng lúa tăng do phát triển thủy lợi, sử dụng giống mới.

23. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta:
A. Tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho công nghiệp chế biến.
B. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của đất nước.
C. Tạo điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu ngành công nghiệp.
D. Góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn.

24. Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta là vì:
A. Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo hàng xuất khẩu có giá trị.
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở trung du miền núi.

25. Để diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta được ổn định cần phải:
A. Có nguồn lao động dồi dào.
B. Đảm bảo về lương thực.
C. Có chính sách hợp lí.
D. Đảm bảo nguồn nước tưới.

26. Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường thế giới cần phải:
A. Hoàn thiện dần công nghệ chế biến.
B. Có chính sách phát triển cây công nghiệp.
C. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
D. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.

27. Đay và cói được trồng chủ yếu trên các vùng đất:
A. Đất cát pha ven biển.
B. Đất bạc màu.
C. Đất xám phù sa cổ.
D. Đất nhiễm mặn.

28. Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong các vùng là do:
A. Không đủ nguồn nước tưới.
B. Dân cư chỉ có truyền thống trồng lúa nước
C. Đất trồng không thích hợp.
D. Thiếu sự quan tâm đầu tư của Nhà nước.

29. Vùng có sự thay đổi cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm nhiều nhất là?
A. Tây Nguyên.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

30. Mía được trồng nhiều nhất ở vùng:
A. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

31. Ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh trồng nhiều hồ tiêu nhất:
A. Kiên Giang.
B. Hậu Giang.
C. An Giang.
D. Tiền Giang.

32. Ở vùng Bắc Trung Bộ, cây cà phê được trồng ở các tỉnh nào sau đây?
A. Nghệ An.
B. Quảng Bình.
C. Quảng Trị.
D. Hà Tĩnh.

33. Nơi trồng chè nhiều nhất ở Tây Nguyên:
A. Lâm Đồng.
B. KonTum.
C. Đắc Lắc.
D. Gia Lai.

34. Điều kiện để phân bố tập trung cây công nghiệp ở nước ta:
A. Tăng cường thủy lợi để đảm bảo nước tưới vào mùa khô.
B. Có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi.
C. Có chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài.
D. Phát triển và bảo vệ tốt vốn rừng để giữ nguồn nước ngầm.

35. Có ý nghĩa quan trọng tạo nên sự ổn định của các vùng chuyên canh cây công nghiệp:
A. Đảm bảo lương thực cho vùng chuyên canh.
B. Cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu.
C. Chính sách đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp.
D. Thị trường tiêu thụ ổn định.


ĐÁP ÁN
1.C 2.B 3.B 4.A 5.A
6.C 7.A 8.C 9.D 10.C
11.D 12.A 13.D 14.C 15.B
16.A 17.A 18.B 19.D 20.A
21.C 22.D 23.A 24.C 25.B
26.A 27.D 28.C 29.A 30.D
31.A 32.A 33.A 34.B 35.D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây