Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế (Đề 03)

Thứ hai - 06/04/2020 03:45
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế, có đáp án
1. Hiện nay, khả năng cạnh tranh của sản phẩm cây công nghiệp nước ta trên thị trường xuất khẩu còn hạn chế chủ yếu là do:
A. Mạng lưới giao thông yếu kém đã hạn chế khâu vận chuyển.
B. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
C. Công nghiệp chế biến còn nhỏ bé, công nghệ chậm đổi mới.
D. Chưa mở rộng được thị trường xuất khẩu.

2. ở nước ta, khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp hàng năm hạn chế hơn cây công nghiệp lâu năm là vì:
A. Cây công nghiệp hàng năm dễ bị thu hẹp diện tích do sự mở rộng diện tích cây lâu năm nhằm phục vụ cho xuất khẩu.
B. Cây công nghiệp hàng năm khó mở rộng diện tích vì hiệu quả kinh tế
không cao bằng cây công nghiệp lâu năm.
C. Cây công nghiệp hàng năm phần lớn phân bố ở đồng bằng nên khả năng mở rộng hạn chế.
D. Cây công nghiệp hàng năm thường trồng xen với các loại cây khác nên khó mở rộng.

3. Đông Nam Bộ chiếm vị trí cao tuyệt đối trong sản xuấi cao su cả nước là do có những thuận lợi sau:
A. Khí hậu xích đạo, nóng và ổn định quanh năm.
B. Đất xám phù sa cổ chiếm diện tích lớn và phân bố tập trung.
C. Mùa khô ở đây không sâu sắc như ở các vùng khác.
D. Hầu hết diện tích của vùng là đất đỏ ba-dan màu mỡ.

4. Việc trồng cao su ở Tây Nguyên có quy mô chưa lớn so với Đông Nam Bộ là do:
A. Cây cao su không chịu được gió mạnh nên chỉ trồng ở những nơi ít gió
B. Đất đỏ ba-dan ở Tây Nguyên trồng cà phê có hiệu quả cao hơn cây cao su.
C. Tây Nguyên thiếu lao động lành nghề, mạng lưới cơ sở chế biến còn mỏng.
D. Ở vùng cao khí hậu lạnh hơn nên không thích hợp trồng cây cao su.

5. Những khó khăn trong việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên:
A. Nhu cầu thị trường thế giới về cà phê đã giảm.
B. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.
C. Khả năng mở rộng diện tích gieo trồng hạn chế.
D. Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp.

6. Nhận xét nào chưa đúng về xu hướng biến động diện tích givo trồng cây công nghiệp hằng năm và lâu năm ở nước ta?
A. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn cây công nghiệp lâu năm và không ổn định.
B. Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm trong cơ cấu cây công nghiệp cả nước tăng dần.
C. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ở nước ta tăng liên tục.
D. Tỉ trọng diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp lâu năm

7. Tỉnh có diện tích gieo trồng và diện tích cho sản phẩm cạo su nhiều nhất ở Đông Nam Bộ:
A. Bình Dương.
B. Đồng Nai.
C. Tây - Ninh.
D. Bình Phước

8. Những nét giống nhau của 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ:
A. Đều trồng cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc nhiệt đới.
B. Đều có thế mạnh về đất trồng, khí hậu để trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. Đều có trình độ thâm canh cây công nghiệp ở mức cao.
D. Đều có dân cư tương đối đông, nguồn lao động dồi dào.

9. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta có sự chuyển dịch theo xu hướng như sau:
A. Cây công nghiệp tăng chậm hơn cây lương thực.
B. Cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng nhanh.
C. Nhóm cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất.
D. Cây ăn quả và rau đậu chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhưng đã gia tăng.

10. Hãy chọn giải thích nào đúng nhất về sự thay đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta?
A. Cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn và tăng nhanh là do thị trường xuất khẩu có nhu cầu lớn.
B. Nhóm cây công nghiệp tăng nhanh là do mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm.
C. Cây ăn quả giảm là do sự tăng nhanh của nhóm cây công nghiệp lâu năm và cây lương thực.
D. Các loại rau đậu gia tăng là để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

11. Giải thích nào sau đây chưa hợp lí về sự phát triển diện tích cây công nghiệp ở nước ta?
A. Chính sách phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.
B. Có tiềm năng tự nhiên to lớn về đất trồng và khí hậu.
C. Thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm cây công nghiệp.
D. Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.

12. Những điểm khác nhau của 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Tây Nguyên:
A. Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, Tây Nguyên là khí hậu nhiệt đới trên núi, có mùa đông lạnh.
B. Đông Nam Bộ có đất ba-dan và đất xám phù sa cổ, Tây Nguyên là đất fe-ra-lít trên đá phiến, đá vôi.
C. Đông Nam Bộ tập trung nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, Tây Nguyên là cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệt.

13. Không nằm trong các xu hướng mới trong phát triển ngành chăn nuôi hiện nay:
A. Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
B. Các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.
C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
D. Tăng sản lượng thịt các loại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

14. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nước ta vẫn còn thấp chủ yếu là do:
A. Môi nường nóng ẩm dễ phát sinh dịch bệnh.
B. Cơ sở thức ăn chưa thực sự được đảm bảo.
C. Diện tích đồng cỏ ít, cỏ tạp nhiều, khó cải tạo.
D. Chăn nuôi theo hình thức quảng canh còn phổ biến.

15. Điều kiện nào sau đây không ảnh hưởng đến sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Thị trường tiêu thụ.
C. Dịch vụ thú y, trạm trại giống.
D. Hệ thống thủy lợi.

16. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi nước ta là:
A. Giống gia súc gia cầm.
B. Công nghiệp chế biến thức ăn.
C. Cơ sở thức ăn.
D. Mạng lưới dịch vụ thú y.

17. Tỉnh dẫn đầu về sản lượng lúa ở nước ta:
A. An Giang.
B. Thái Bình.
C. Đồng Tháp
D. CầnThơ

18. Đàn trâu ở nước ta tăng chậm chủ yếu là do:
A. Thức ăn chưa đảm bảo tốt.
B. Nông nghiệp đã được cơ giới hóa.
C. Thị trường không ổn định.
D. Giống có năng suất thấp.

19. Việc chăn nuôi trâu, bò ở nước ta hiện nay chủ yếu nhằm vào mục đích:
A. Cung cấp thịt và sữa.  
B. Lấy sức kéo và phân bón.
C. Phục vụ cho xuất khẩu.
D. Tạo nguyên liệu cho công nghiệp.

20. Ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm lớn nhất hiện nay là:
A. Lợn.
B. Gia cầm.
C. Trâu, bò.
B. Thủy sản.

21. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nước ta, cần giải quyết những vấn đề sau:
A. Mở rộng thị trường tiêu thụ.
B. Tăng cường khâu kiểm dịch.
C. Đảm bảo tốt cơ sở thức ăn.
D. Nâng cao năng suất đồng cỏ.

22. Điều nào sau đây chưa giải thích được vì sao ngành chăn nuôi tăng trưởng nhanh hơn ngành trồng trọt?
A. Sản xuất lương thực đã đạt được những thành tựu to lớn, nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo.
B. Mạng lưới dịch vụ thú y, trạm trại giống, cơ sở chế biến ngày càng được tăng cường và phục vụ có hiệu quả.
C. Diện tích đất, mặt nước dành cho chăn nuôi ổn định và hiệu qaả kinh tế trong chăn nuôi đã cao hơn.
D. Do chăn nuôi theo xu hướng mới, tăng tỉ trọng của những sản phẩm không qua giết thịt.

23. Sự hình thành các bãi tôm, bãi cá ở vùng biển nước ta không phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Sự hoạt động của gió mùa mùa hạ.
B.  Sự hoạt động của các dòng biển.
C. Gần khu vực có các cửa sông đổ ra biển.
D. Độ sâu của thềm lục địa.

24. Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta:
A. Có nhiều ngư trường đánh bắt trọng điểm.
B. Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng lớn.
C. Phương tiện trang bị hiện đại để đánh bắt xa bờ.
D. Có nhiều ngư trường trọng điểm đã được xác định.

25. Ý nào sau đây không giải thích được vì sao hoạt động của ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ta tăng mạnh?
A. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản vẫn còn nhiều.
B. Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.
C. Nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến ngày càng tăng.
D. Nguồn lợi thuỷ sản ở vùng biển lớn và điều kiện đánh bắt thuận lợi.

26. Những khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bờ ở nước ta:
A. Tăng cường tàu thuyền có công suất lớn, trang bị hiện đại.
B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.
C. Ngăn chặn đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, lưới mắc nhỏ.
D. Xây dựng và nâng cấp các cảng biển, nhà máy chế biến.

27. Không nằm trong ý nghĩa quan trọng của việc đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:
A. Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên.
B. Đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp.
C. Chuyển dịch sử dụng lao động ở nông thôn.
D. Mạng lưới dịch vụ thú y phân bố rộng khắp.

28. Hoạt động đánh bắt thủy sản ở nước ta hiện nay đang gặp khó khăn do:
A. Các tỉnh ven biển đều đánh bắt làm giảm sút nguồn lợi thủy sản.
B. Triển khai chương trình đánh bắt xa bờ không đồng bộ ở các tỉnh.
C. Các ngư trường phần lớn ở vùng biển nông, đáy nhiều bùn cát.
D. Hoạt động đánh bắt phát triển theo hướng hiện đại hóa.

29. Cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản nước ta có sự chuyển dịch theo hướng sau:
A. Nuôi trồng thuỷ Sản chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và tăng với tốc độ chậm hơn ngành khai thác.
B. Nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản lượng và giá trị sản xuât thuỷ sản.
C. Ngành khai thác chiếm tỉ trọng lớn và tăng khá nhanh.
D. Ngành khai thác chiếm tỉ trọng lớn và tăng chậm.

30. Vùng có thế mạnh về chăn nuôi trâu bò, đánh bắt thủy sản:
A. Tây Nguyên.
B. Trung du miền núi phía Bắc.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đông Nam Bộ.

31. Các đặc điểm chủ yếu của vùng nông nghiệp Trung du và miền múi Bắc Bộ nước ta:
A. Trình độ thâm canh khá cao, sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp.
B. Dân cư tương đối đông, có truyền thông và kinh nghiệm sản xuất.
C. Trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt.
D. Nuôi trâu, bò lấy thịt và các loại thuỷ sản nước lợ, nước mặn.

32. Hãy nhận định đúng về điều kiện sinh thổi của vùng nông nghiệp đồng bằng sông Hồng:
A. Có đất phù sa, đất fe-ra-lít và đất ba-dan.
B. Đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng.
C. Vùng rừng ngập mặn có khả năg lớn nuôi trồng thuỷ sản.
D. Khí hậu phân ra hai mùa và dễ bị hạn hán về mùa khô.

33. Không nói lên ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp, đa dạnghoá kinh tế nông thôn ở nước ta:
A. Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có những biến động bất lợi.
B. Cho phép khai thác hợp lí hơn sự đa dạng; phong phú của điều kiện tự nhiên.
C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và nông sản hàng hóa.
D. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

34. Nhận xét nào sau đây chưa đúng về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng dần trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.
B. Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
C. Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi nhanh hơn ngành trồng trọt và chiếm 1/5 giá trị sản lượng nông nghiệp.
D. Ngành chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

35. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm dần trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước là do:
A. Ngành chăn nuôi có tốc tăng trưởng nhanh hơn ngành trồng trọt trơng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước.
B. Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nên giảm dần tình trạng độc canh cây lúa trong ngành trồng trọt.
C. Diện tích trồng lúa màu có năng suất và hiệu quả thấp đã chuyển sang trồng cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu
D. Vai trò của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp không còn quan trọng như trước đây nữa.

ĐÁP ÁN
1.C 2.C 3.B 4.B 5.D
6.D 7.A 8.B 9.C 10.B
11.D 12.C 13.D 14.B 15.D
16.C 17.A 18.B 19.A 20.A
21.C 22.D 23.A 24.B 25.D
26.A 27.D 28.C 29.B 30.C
31.C 32.B 33.D 34.D 35.A

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây