Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế (Đề 05)

Thứ hai - 06/04/2020 03:49
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương III. Địa lí các ngành kinh tế, có đáp án
1. Không nằm trong các đặc điểm tiêu biểu của điểm công nghiệp:
A. Giữa các điểm công nghiệp không có mối liên hệ sản xuất.
B. Các điểm công nghiệp chỉ bao gồm từ 1 - 2 xí nghiệp đơn lẻ.
C. Phân bố gắn với nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc nơi tiêu thụ.
D. Các điểm công nghiệp thường hình thành ở các đô thị lớn.

2. Sự thay đổi về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta:
A. Những năm cuối của thập kỉ 80 (thế kỉ XX) tỉ trọng của nhóm B giảm, nhóm A tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
B. Từ đầu thập kỉ 90 (thế kỉ XX) đến nay tỉ trọng nhóm B tăng dần, nhóm A giảm dần trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
C. Nhóm B luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và nhóm A đã tăng dần tỉ trọng.
D. Nhóm A luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và nhóm B tăng dần tỉ trọng.

3. Vị trí địa lí nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế:
A. Ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không quốc tế.
B. Gần các tuyến hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương.
C. Dọc bờ biển có nhiều cữ? sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu.
D. Dải đồng bằng ven biển chạy dài từ Bắc vào Nam tạo điều kiện xây dựng Các tuyến giao thông Bắc Nam.

4. Ý nghĩa quan trọng của tuyến quốc lộ 1A:
A. Tạo thuận lợi cho giao lưu khu vực và quốc tế.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở trung du và miền núi. .
C. Tạo mối liên hệ kinh tế- xã hội giữa các vùng trong nước.
D. Nối liền hai đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

5. Tuyến đường chiếm tỉ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta là:
A. Đường bộ.
B. Đường sắt.
C. Đường sông.
D. Đường biển.

6. Tuyến đường có khối lượng muốn chuyển hàng hóa lớn nhất nước ta:
A. Đường biển.
B. Đường bộ.
C. Đường, sông.
D. Đường sắt.

7. Điều nào sau đây không đúng với đặc điểm của tuyến giao thông đựờng bộ ở nước ta?
A. Có thế mạnh trong vận tải ở cự li ngắn và trung bình.
B. Đáp ứng được rất nhiều yêu cầu của vận chuyển và phân bố rộng rãi khắp các vùng.
C. Thích nghi với mọi dạng địa hình và có thể kết hợp được với các loại giao thông khác.
D. Chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu vận chuyển và luân chuyển.

8. Tuyến đường sắt quan trọng nối Hà Nội với trung tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí:
A. Hà Nội - Hải Phòng.
B. Đông Anh - Thái Nguyên.
C. Thái Nguyên - Kép - Bãi Cháy.
D. Hà Nội – Lạng Sơn.

9. Tuyến giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta là:
A. Các tuyến vận tải chuyên môn hóa.
B. Các tuyến giao thông vận tải Bắc - Nam.
C. Các tuyến đường ngang nối đồng bằng với trung du và miền núi.
D. Tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam

10. Giao thông vận tải là ngành vừa mang tính chất sản xuất, vừa mang tính chất dịch vụ, bởi vì:
A. Tham gia vào tất cả cấc khâu của quá trình sản xuất.
B. Phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân.
C. Đảm bảo các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng trong nước.
D. Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa trung du và miền núi.

11. Điều nào sau đây không giải thích được Hà Nội là một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta?
A. Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước.
B. Có mặt hầu như tất cả các loại hình giao thông vận tải.
C. Tập trung đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành.
D. Dân cư tập trung đông và có trình độ kĩ thụật cao.

12. Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là:
A. Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, ít sông lớn.
B. Địa hình nhiều đồi núi, khí hậu, dòng chảy phân hóa theo mùa.
C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém.
D. Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành.

13. Ở nước ta, ngành giao thông nào chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm?
A. Đường sắt.
B. Đường bộ.
C. Đường sông.
D. Đường biển.

14. Đặc điểm nào sau đây không có trong ngành giao thông đường biển là?
A. Vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn và cồng kềnh.
B. Có ưu thế trong vận tải đường dài.
C. Có khối lượng luân chuyển hàng hóa rất lớn.
D. Cơ động, có khả năng thích nghi với các điều kiện địa hình.

15. Tuyến vận tải chuyên môn hóa làm nhiệm vụ vận chuyển các mặt hàng xuất, nhập khẩu ở khu vực phía Bắc:
A. Tuyến Hà Nội - Hải Phòng.
B. Tuyến Hà Nội - Lào Cai.
C. Tuyến Hà Nội - Lạng Sơn.
D. Tuyến quốc lộ 1A.

16. Trở ngại lớn nhất đối với việc phát triển ngành giao thông vận tải ở nước ta hiện nay là:
A. Chưa thu hút nhiều đầu tư nước ngoài để hiện đại hóa và hoàn thiện ngành giao thông vận tải.
B. Vốn đầu tư thiếu, cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém.
C. Đội ngũ cán bộ kĩ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
D. Mạng lưới giao thông phát triển thiếu đồng bộ, phương tiện giao thông kém chất lượng.

17. Ba cảng biển lớn nhất hiện nay ở nước ta:
A. Hải Phòng, Nha Trang, Dung Quất.
B. Thị Vải, Đà Nẵng, Cái Lân.
C. Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẩng.
D. Nha Trang, Cửa Lò, Sài Gòn.

18. Các tuyến đường bộ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi vùng:
A. Bắc Trung Bộ với các tuyến 7, 8, 9.
B. Đồng bằng sông Cửu Long với các tuyến 22,51, 80
C. Duyên hải Nam Trung Bộ với các tuyến 14, 19, 27
D. Đồng bằng sông Hồng với các tuyến 5, 10, 15.

19. Tuyến đường nào sau đây nối Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – lai Châu?
A. Đường số 6
B. Đường số 2
C. Đường số 3
D. Đường số 1

20. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta:
A. Cho phép nước ta nhập thêm lương thực đổ đáp ứng nhu cầu trong nước.
B. Khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước để sản xuất hàng xuất khẩu.
C. Giải quyết tình trạng tồn đọng những mặt hàng nông sản nhiệt đới đã chế biến.
D. Tự do quyết định về giá cả xuất khẩu mà không bị ràng buộc bởi tổ chức thương mại thế giới.

21. Điều nào sau đây không nằm trong đường lối chính sách hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta?
A. Chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động kinh tế đối ngoại.
B. Củng cố thị trường truyền thống, mở rộng thị trường sang các nước phát triển và đang phát triển.
C. Tạo các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, xây dựng các thị trường trọng điểm.
D. Thành lập các xí nghiệp ở nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn và công nghệ tiên tiến.

22. Thị trường chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về xuất và nhập khẩu của nước ta hiện nay là:
A. Thị trường các nước châu Mĩ và châu Đại dương.
B. Thị trường các nước châu Âu.
C. Thị trường các nước châu Á.
D. Thị trường các nước Đông Âu và Nga.

23. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất là:
A. Các mặt hàng công nghiệp nặng.
B. Các sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế.
C. Các mặt hàng công nghiệp nhẹ.
D. Các mặt hàng đã qua chế biến.

24. Những chuyên biến tích cực trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta:
A. Hoạt động đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
B. Các ngành, các địa phương được mở rộng quyền hoạt động kinh tế đối ngoại và hoạt động độc lập.
C. Tăng dần tỉ trọng hàng chế biến và chế tạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
D. Đổi mới thiết bị và công nghệ nhanh nên nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh mạnh.

25. Nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam ở các mặt sau:
A. Tiết kiệm và bảo vệ được nguồn tài nguyên của đất nước.
B. Hạn chế việc sản xuất hàng xuất khẩu để giảm bớt hao phí trong quá trình sản xuất.
C. Không phải chi phí cao cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học kĩ thuật.
D. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất, năng suất lao động.

26. Cơ cấu xuất khẩu được hiểu là:
A. Tỉ lệ tương quan giữa các ngành hàng xuất khẩu.
B. Thứ tự của hàng hóa xuất khẩu đánh giá theo chất lượng.
c. Sự chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu.
D. Tỉ Lệ xuất khẩu trong cơ cấu hàng xuất nhập khẩu.

27. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xuất khẩu của nước ta tăng nhanh là do:
A. Tạo được những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như: nguyên liệu nông sản, hàng gia công may mặc.
B. Chính sách mở cửa cùng với những đổi mới trong cơ chế quản lí kinh tế tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu.
C. Giá thị trường tăng mạnh ở những mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta.
D. Công nghệ, kĩ thuật sản xuất của nước ta đã ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.

28. Trong cán cân xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay nhập siêu vẫn còn rất lớn, chủ yếu là do:
A. Giá thị trường thế giới giảm mạnh ở những mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta.
B. Chất lượng hàng hóa sản phẩm nội địa còn thấp nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu gia tặng.
C. Nhu cầu nhập khẩu nhiều máy móc, nguyên vật liệu cao cấp, cộng nghệ để phục vụ cho việc xây dựng các dự án đầu tư nước ngoài.
D. Nhiều loại hàng hóa trong nước có nguyên liệu ngoại nhập nhưng chỉ để tiêu thụ nội địạ.
 
29. Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa ở nước ta, nhóm hàng công nghiệp nào có tốc độ tăng nhanh nhất?
A. Nhóm hàng công nghiệp nghiệp nặng và khoáng sản. .
B. Nhóm hàng công nghiệp nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp.
C. Nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản.
D. Nhóm hàng máy móc, thiết bị và nguyên nhiên vật liệu.

30. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta, các mặt, hàng tiêu dùng cũng được nhập khẩu với quy mô lớn nhằm:
A. Bù đắp những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được và chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
B. Hạn chế việc khai thác quá mức làm tài nguyên bị cạn kiệt, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
C. Tập trung đầu tư các sản phẩm công nghiệp cao cấp, phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước.
D. Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ công nghiệp sang dịch vụ.

31. Biện pháp quan trọng để giảm tình trạng nhập siêu ở nước ta hiện nay:
A. Đánh thuế cao đối với tất cả các mặt hàng nhập.
B. Giảm bđt việc nhập khẩu các tư liệu sản xuất.
C. Đầu tư mạnh vào công nghệ, máy -móc để nâng cao chất lượng hàng hóa, hạn chế hàng nhập.
D. Hạn chế việc cấp giấy phép hoạt động đầu tư của nước ngoài.


32. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế nước ta:
A. Khai thác và sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước.
B. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
C. Học hỏi kinh nghiệm quản lí kinh doanh, cách làm thương mại của các thương gia nước ngoài.
D. Tiếp nhận thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới.

33. Điều nào sau đây không đúng với giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu?
A. Làm tốt việc xây dựng thương hiệu, mạng lưới phân phối tại thị trường nước ngoài và công tác tiếp thị.
B. Chuyển dịch mạnh hơn cơ cấu xuất khẩu để giảm nguyên liệu thô, giảm mặt hàng chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế.
C. Giảm tính gia công của các sản phẩm chế biến, giảm mạnh nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước.
D. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt tăng nhánh xuất khẩu vào thị trường châu Á.
 
34. Sự phân hoá lãnh thổ du lịch nước ta phụ thuộc vào các yếu tố sau?
A. Số lượng du khách đến tham quan.
B. Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch.
C. Tiềm năng du lịch ở các vùng xa.
D. Chất lượng đội ngũ trong ngành.

35. Hai di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999:
A. Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn.
B. Vịnh Hạ Long và động Phong Nha - Kẻ Bàng
C. Cố đô Huế và phố cổ Hội An.
D. Phố cổ Hội An và Cố đô Huế.

36. Vườn quốc gia đầu tiên ở nước ta có giá trị lớn về du lịch sinh thái là:
A. Cúc Phương
B. Cát Bà
C. Bạch Mã
D. Pù Mát

ĐÁP ÁN
1.D 2.C 3.A 4.C 5.A
6.A 7.D 8.B 9.B 10.A
11D. 12.B 13.A 14.D 15.A
16.B 17.C 18.A 19.A 20.B
21.D 22.C 23.B 24.C 25.D
26.A 27.B 28.C 29.B 30.A
31.C 32.B 33.D 34.B 35.A
36.A  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây