Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương IV. Vấn đề phát triển của các vùng (Đề 04)

Thứ hai - 06/04/2020 04:09
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương IV. Vấn đề phát triển của các vùng, có đáp án
1. Không phải là ý nghĩa quan trọng của việc đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên:
A. Cung cấp các loại gỗ quý và nhiều loại lâm sản khác.
B. Bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.
C. Có tác dụng chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước.
D. Tạo việc làm cho bộ phận dân cư sống chủ yếu dựa vào rừng.

2. Những khó khăn trong việc phát triển ngành khai thác và chế biến lâm sản ở Tây Nguyên:
A. Địa hìrih là những cac nguyên xếp tầng, hiểm ưở khó khăn cho khai thác.
B. Diện tích rừng tự nhiên và trữ lượng gỗ bị giảm sút do nạn phá rừng
C. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi, nguồn nước ngầm bị hạ thấp về mùa khô.
D. Thưa dân, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và lao động có tay nghề.

3. Không nằm trong ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với việc trồng cây công nghiệp dài ngày ở Tây Nguyên:
A. Điều hoà khí hậu, nguồn nước, hạn chế nạn xói mòn đất.
B. Tăng sản lượng nông phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước, tạo nguồn hàng xuất khẩu để thu ngoại tệ.
C. Tạo việc làm cho bộ phận lao động của địa phương, cải thiện cuộc sống của nhân dân.
D. Góp phần chuyển từ phương thức sản xuất lạc hậu lên sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

4. Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội là do:
A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
B. Khai thác có hiệu quả các lợi thế của vùng.
C. Thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn.
D. Có ưu thế về vị ví địa lí và nguồn lao động.

5. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được coi là đặc trưng của Đông Nam Bộ vì:
A. Vùng phát triển năng động nhất nước.
B. Có nhiều thế mạnh về tài nguyên.
C. Có những chính sách phát triển phù hợp.
D. Cơ cấu kinh tế phát triển hơn vùng khác.

6. Điều nào, sau đây không phải là thế mạnh về kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ?
A. Tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút nhiều đầu tư.
B. Thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao.
C. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật vững mạnh.
D. Tập trung dân cư và nguồn lao động lớn nhất nước.
 
7. Nhà máy thủy điện Thác Mơ được xây dựng trên sông:
A. Sông Bé.
B. Sông La Ngà.
C. Sông Đồng Nai.
D. Sông Vàm cỏ.

8. Ở Đông Nam Bộ, hai khu chế xuâ't Tân Thuận và Linh Trung được xây dựng ở:
A. TP. Hồ Chí Minh.
B. Bình Phước.
C. BìnhDương.
D. Đồng Nai.

9. Những vấn đề đang đặt ra đối với vùng Đông Nam Bộ khi đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp:
A. Thay đổi hình thức tổ chức và cách quản lí công nghiệp.
B. Có kế hoạch bổ sung nguồn lao động từ nơi khác đến.
C. Quy hoạch không gian lãnh thổ công nghiệp hợp lí.
D. Hạn chế phát triển các ngành công nghiệp truyền thống dễ gây ô nhiễm môi trường.

10. Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam chưa có khả năng giải quyết theo hướng:
A. Sử dụng đường dây 500 kv Hoà Bình-Phú Lâm.
B. Phát triển nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu và khí hỗn hợp.
C. Xây dựng nhà máy thủy điện Trị An, Thác Mơ.
D. Xây dựng nhà máy điện nguyên tử.

11. Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ:
A. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.
B. Phát triển cơ sở năng lượng (điện).
C. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
D. Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

12. Hãy nhận định đúng về vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ:
A. Phía Tây giáp với Lào và Cam-pu-chia.
B. Liền kề đồng bằng sông Cửu Long phía Tây.
C. Giáp với Tây Nguyên ở phía Bắc.
D. Giáp duyên hải Nam Trung Bộ ở phía Đông.

13. Đảo nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ? .
A. Côn Đảo.
B. Phú Quốc.
C. Phú Quý.
D. Cát Hải.

14. Thị xã Thủ Dầu Một thuộc tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ?
A. Bình Dương.
B. Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. Đồng Nai.
D. Bình Phước.

15. Những hạn chế của Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng:
A. Lực lượng lao động có kĩ thuật cao tập trung quá đông gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm.
B. Mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, thủy triều xâm nhập sâu vào nội địa.
C. Sự tập trung quá đông dân cư ở TP. Hồ Chí Minh đã vượt quá khả năng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
D. Mưa tập trung theo mùa gây lũ lụt và nạn xói mòn đất.

16. Nhà máy điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:
A. Nhiệt điện Phú Mỹ.
B. Thủy điện Thác Mơ,
C. Thủy điện Trị An.
D. Nhiệt điện Bà Rịa.

17. Trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ còn chú trọng:
A. Nâng cao hiệu quả kinh tế của công nghiệp dầu khí.
B. Đẩy mạnh loại hình du lịch biển - đảo.
C. Bảo vệ tài nguyên sinh vật biển và môi trường vùng biển.
D. Cải tạo và nâng cấp hệ thống các cảng biển.

18. Ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ tài nguyên rừng ở Đông Nam Bộ:
A. Bảo vệ môi trường sinh thái, giữ mực nước ngầm, giữ được tuổi thọ cho các hồ thủy điện và thủy lợi.
B. Có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và bảo tồn được nhiều loại thú quý.
C. Đáp ứng nhu cầu gỗ dân dụng và nguyên liệu cho các ngành chế biến lâm sản.
D. Đem lại nguồn lợi lớn vế kinh tế nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

19. Khả năng phát triển du lịch biển của vùng Đông Nam Bộ:
A. Cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
B. Bãi biển Vũng Tàu, Ninh Chữ.
C. Dầu mỏ ở vùng thềm lục địa.
D. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

20. Động lực quan trọng nhất đối với việc phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ:
A. Phát triển du lịch biển.
B. Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
D. Phát triển giao thông vận tải biển.

21. Điều nào sau đây chứng minh cho việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
A. giao thông vận tải biển phát triển mạnh sẽ giải quyết việc làm cho lực lượng lao động đông đảo của vùng.
B. Khai thác tài nguyên sinh vật biển đòi hỏi phải phát triển ngành đóng tàu và sửa chữa tàu.
C. Sự phát triển của ngành khai thác, chế biện dầu khí cần gắn liền với việc bảo vệ môi trường vùng biển.
D. Khai thác dầu khí phát triển sẽ làm xuất hiện ngành lọc, hóa dầu và các dịch vụ phục vụ cho khai thác dầu.

22. Không nằm trong ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy lợi ở vùng Đông Nam Bộ:
A. Đảm bảo nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp.
B. Mở rộng diện tích đất trồng, tăng hệ số sử dụng ruộng đất.
C. Tiêu nước cho các vùng thấp ven sông Đồng Nai, La Ngà.
D. Đảm bảo sự hoạt động của các nhà máy thuỷ điện trong vùng.

23. Nhận định nào sau đây chưa đúng về hồ thủy lợi Dầu Tiếng:
A. Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho các vùng khô hạn.
B. Hồ có diện tích 270 km2 và chứa 1,5 tỉ m3 nước.
C. Là hồ thủy lợi lớn nhất ở nước ta hiện nay.
D. Xây dựng ở hạ lưu sông Sài Gòn thuộc tỉnh Tây Ninh.

24. Trong việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề:
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Thu hút đầu tư nước ngoài.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu.
D. Mở rộng quan hệ hợp tác.

25. Trên sông La Ngà có nhà máy thủy điện:
A. Hàm Thuận - Đa Mi.
B. Cần Đơn.
C. Đa Nhim.
D.Thác Mơ.

26. Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm về sản xuất cây công nghiệp vì có các điều kiện thuận lợi sau:
A. Khí hậu cận xích đạo, phân hóa theo độ cao.
B. Có ưu thế về cây công nghiệp lâu năm.
C. Có đất đỏ ba-dan và đất xám phù sa cổ.
D. Địa hình là những cao nguyên xếp tầng.

27. Những điểm khác nhau giữa Đông Nam Bộ và Tây Nguyên:
A. Tây Nguyên là vùng nhập cư lớn nhất nước, Đông Nam Bộ là vùng xuất cư lớn nhất nước.
B. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cà phê lớn thứ hai sau Tây Nguyên.
C. Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài và sâu sắc hơn vùng Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ thừa đội ngũ lao động lành nghề, Tây Nguyên thiếu lao động kĩ thuật.

28. Không phải là đặc điểm kinh tế-xã hội của vùng Đông Nam Bộ:
A. Là vùng nhập cư lớn thứ hai.
B. Có đội ngũ công nhân lành nghề.
C. Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
D. Cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé.

29. Đặc điểm khí hậu của vùng Đông Nam Bộ:
A. Khí hậu xích đạo, nhiệt độ cao đều quanh năm.
B. Khí hậu cận xích đạo, có hai mùa mưa và khô.
C. Khí hậu cận xích đạo, mưa nhiều quanh năm.
D. Khí hậu cận xích đạo, phân hóa theo độ cao.

30. Không phải là bộ phận của ngành công nghiệp dầu khí:
A. Khai thác và vận chuyển dầu khí.
B. Công nghệ chế biến dầu khí.
C. Sản xuất điện từ khí hỗn hợp.
D. Sửa chữa và lắp ráp dàn khoan.

31. Thế mạnh nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ được thể hiện:
A. Phát triển mạnh về trồng trọt nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả.
B. Phát triển sản xuất lương thực thực phẩm nhưng phải kết hợp với thủy lợi.
C. Vùng dẫn đầu cả nước về trồng mía, đỗ tương và cây ăn quả.
D. Phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

32. Hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là:
A. Khai thác và chế biến hải sản.
B. Phát triển cơ sở năng lượng.
C. Đầu tư vào công nghệ chế biến.
D. Tăng cường cơ sở hạ tầng.

33. Khu vườn quốc gia nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Cúc Phương.
B. Bù Giá Mập.
C. Lò Gò - Sa Mát.
D. Cát Tiên.

34. Biện pháp quan trọng hàng đầu để tổng sản lượng mủ cao su của vùng Đông Nam Bộ:
A. Đầu tư vào công nghệ chế biến.
B. Mở rộng diện tích trồng cao su.
C. Phát triển tốt hệ thống thủy lợi.
D. Sử dụng giống cao su mới có năng suất cao.

35. Thế mạnh đặc biệt của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm:
A. Lao động đông, có truyền thống và kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.
B. Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp..
C. Đất đai chủ yếu là đất đỏ ba-dan màu mỡ và đất xám phân bô tập trung thành vùng lớn.
D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn, chính sách phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường.

ĐÁP ÁN
1.D 2.B 3.D 4.B 5.A
6.D 7.A 8.A 9.C 10.D
11.B 12.B 13.A 14.A 15.C
16.A 17.C 18.A 19.D 20.C
21.D 22.D 23.D 24.A 25.A
26.C 27.B 28.D 29.B 30.D
31.A 32.B 33.A 34.D 35.C

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây