Trắc nghiệm Địa lí 12, Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Thứ tư - 01/04/2020 09:41
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập, có đáp án
VIET NAM HOI NHAP
VIET NAM HOI NHAP
1. Xu hướng toàn cầu hóa không bắt nguồn từ:
A. Nhu cầu tăng cường tiềm lực kinh tế của mỗi nước.
B. Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
C. Năng lực sản xuất của thế giới phát triển mạnh.
D. Công cuộc Đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta.

2. Biểu hiện của xu hướng toàn cầu hoá:
A. Hình thành các tổ chức và các khối kinh tế khu vực.
B. Mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trên thế giới.
C. Thị trường tiêu thụ mở rộng sang các nước đang phát triển.
D. Chuyển giao kĩ thuật lạc hậu sang các nước đang phát triển.

3. Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới là vì:
A. Xu hướng phát triển đa dạng hoá trong nhu cầu tiêu dùng ở mỗi quốc gia ngày càng tăng.
B. Mỗi quốc gia có những lợi thế nhất định trong sản xuất một số sản phẩm riêng mà những quốc gia khác không có.
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
D. Những vấn đề mang tính toàn cầu không thể giải quyết có hiệu quả ở mỗi quốc gia.

4. Mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế:
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
B. Tăng cường hợp tác giữa các nước và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
C. Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển đầu tư sang các nước phát triển.
D. Các nước phát triển giảm tỉ lệ thất nghiệp và luồng nhập cư từ nước ngoài.

5. Toàn cầu hoá tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển:
A. Khai thác được lợi thế về lao động có trình độ cao, tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hoá đa dạng.
B. Tự do cạnh tranh, tạo động lực cho phát triển sản xuất và thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.
C. Tiếp cận nhanh nhất các kĩ thuật tiên tiến, kinh nghiệm và nguồn vốn lớn từ các nước phát triển.
D. Tránh nguy cơ bị tụt hậu, đình trệ và khủng hoảng kinh tế, giảm bớt nợ nước ngoài.

6. Những thời cơ của toàn cầu hóa đối với Việt Nam:
A. Đẩy nhanh tốc độ đầu tư ra nước ngoài.
B. Tiếp nhận và đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
C. Tham gia vào tất cả các tổ chức trên thế giới.
D. Thu hút chất xám từ các nước phát triển.

7. Một số khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO:
A. Nguồn lực trong nước phát huy kém hiệu quả do thiếu vốn.
B. Dân số tăng nhanh gây khó khăn trong hợp tác lao động.
C. Nợ nước ngoài và nạn chảy chất-xám ngày càng tăng.
D. Thực trạng nền kinh tế còn thấp so với khu vực và thế giới.

8. Xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới và khu vực hiện nay:
A. Tăng cường liên kết trên quy mô khu vực và toàn cầu.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước.
D. Chuyển giao kĩ thuật lạc hậu sang các nước đang phát triển.

9. Tại sao nước ta phải tiến hành Đổi mới kinh tế - xã hội?
A. Nhằm giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới.
B. Vì nền kinh tế - xã hội bị khủng hoảng trầm trọng vào cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
C. Để hội nhập với thế giới và đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
D. Cho phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế- xã hội thế giới.

10. Một số chính sách của Nhà nước để thực hiện chiến lược Đổi mới:
A. Xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông-thôn.
B. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng.
C. Thực hiện chính sách mở cửa và ra đời Luật đầu tư.
D. Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

11. Nội dung nào sau đây không nói lên ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hóa đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
A. Tạo thời cơ và thuận lợi để nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
B. Tạo điều kiện cho việc bình thường hóa và đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới.
C. Tạo cơ hội để ta thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật - công nghệ từ nước ngoài nhằm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
D. Có cơ hội phát triển các ngành kĩ thuật cao và chuyển giao kĩ thuật lạc hậu sang các nước khác.

12. Điều nào sau đây không là trở ngại của xu hướng toàn cầu hóa?
A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa 3 khối kinh tế lớn góp phần làm biệt hóa nền kinh tế thế giới theo những ý đồ riêng của mình.
B. Khoảng cách chênh lệch giữa các nước Bắc và Nam rất lớn và ngày càng gia tăng
C. Sự khác biệt về chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hóa giữa các quốc gia, các khu vực.
D. Nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh và đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách.

13. Tác động tích cực của xu thế toàn cầu hoá đối với nền kinh tế - xã hội của nước ta:
A. Tạo cơ hội cho nước ta tiếp cận nhanh nhất các kĩ thuật tiên tiến, kinh nghiệm và nguồn vốn lớn từ các nước phát triển.
B. Tạo thuận lợi cho tự do cạnh tranh, tạo động lực phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
C. Tránh nguy cơ bị tụt hậu, đình trệ và khủng hoảng kinh tế, giảm bớt nợ nước ngoài.
D. Khai thác được lợi thế về lao động có trình độ cao, tài nguyên thiên nhiên phong phứ, văn hoá đa dạng.

14. Thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mổi ở nước ta:
A. Dựa vào nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế xã - hội.
B. Cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
C. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
D. Mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực.

15. Khó khăn nào sau đây đã làm chậm tiến trình đổi mới toàn diện nền
kinh tế - xã hội của đất nước?
A. Chưa đảm bảo được nhu cầu lương thực, thực phẩm.
B. Các nông sản xuất khẩu chưa có khả năng cạnh tranh.
C. Bộ máy quản lí hành chính còn chậm cải cách.
D. Chưa thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.

16. Một trong những nguồn lực quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới:
A. Vấn đề tạo vốn.
B. Đường lối đổi mới.
C. Vị trí địa lí.
D. Nhập máy móc, thiết bị.

17. Thời gian Việt Nam gia nhập vào khối ASEAN và nơi kết nạp :
A. Ngày 28/7/1995 tại Ben-đa Sê-ri Bê-ga-oăn.
B. Ngày 27/8/1995 tại Gia-các-ta.
C. Ngày 25/7/1997 tại Hà Nội. .
D. Ngày 27/5/1997 tại Băng Cốc.

18. Sự đổi mới trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của nước ta được thể hiện:
A. Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Xây dựng cơ cấu kinh tế năng động.
D. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.

19. Định hướng nào sau đây chưa phù hợp với tình hình đất nước ta hiện nay để đẩy mạnh công cuộc đối mới?
A. Đẩy mạnh hiện đại hoá nền kinh tế đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.
B. Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
C. Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
D. Mở rộng thị trường trao đổi quốc tế và đẩy mạnh tăng cường đầu tư ra nước ngoài.

20. Những thành tựu to lớn của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của
nước ta:
A. Đạt đựợc những thành tựu to lớn trong xóa đói giảm nghèo.
B. Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
C. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
D. Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài.

21. Việt Nam cần phải làm gì để hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu? Tìm câu sai.
A. Hạn chế sự đầu tư của nước ngoài nhằm thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
B. Xác định đúng đắn con đường hội nhập; xây dựng và hoàn thiện các thể chế thị trường.
C. Thực hiện chiến lược tăng sức cạnh tranh quốc tế của các ngành và các doanh nghiệp.
D. Thực thi các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn.

ĐÁP ÁN
1.D 2.B 3.C 4.A 5.C
6.B 7.D 8.A 9.B 10.C
11.D 12.D 13.A 14.B 15.C
16.A 17.A 18.C 19.D 20.B
21.A  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây