Trắc nghiệm Địa lí 12, Chương IV. Vấn đề phát triển của các vùng (Đề 05)

Thứ hai - 06/04/2020 04:12
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12, Chương IV. Vấn đề phát triển của các vùng, có đáp án
1. Việc khai thác dầu khí ở Vũng Tàu là động lực quan trọng nhất đối với việc phát triển kinh tế của vùng là vì:
A. Thu hút lao động từ các nơi khác đến.
B. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng.
C. Nâng cao vị trí của vùng trong cả nước.
D. Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống.

2. Điều nào sau đây không chứng minh Đông Nam Bộ có khả năng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
A. Khả năng giao lưu qua các cảng biển.
B. Dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa.
C. Bãi biển và phong cảnh đẹp, rừng ngập mặn.
D. Các khu vườn quốc gia với nhiều loại thú quý.

3. Giải thích nào được xem là hợp lí nhất về sự tăng nhanh của sản lượng dầu thô ở Đông Nam Bộ?
A. Đẩy mạnh công tác thăm dò, tìm kiếm.
B. Áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến.
C. Có trữ lượng dầu khí lớn ở thềm lục địa.
D. Có đội ngũ kĩ sư và công nhân lành nghề.

4. Điều nào sau đây không chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta?
A. Điều kiện địa hình, đất đai thuận lợi nên mức độ tập trung hóa về đất đai rất cao.
B. Trình độ thâm canh cây công nghiệp cao, cách tổ chức quản lí sản xuất tiên tiến.
C. Đứng đầu về sản lượng một số cây công nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao.
D. Nguồn lao động của vùng có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối Cao.

5. Biện pháp để tăng sản lượng mủ cao su của vùng Đông Nam Bộ:
A. Bổ sung đội ngũ lao động lấy mủ cao su lành nghề.
B. Tăng cường cơ sở năng lượng và hệ thống thủy lợi.
C. Sử dụng giống mói và đầu tư vào công nghệ chế biến.
D. Khuyến khích mở rộng diện tích gieo trồng cao su.

6. Các bộ phận tạo thành đồng bằng châu thổ sông Cửu Long:
A. Bao gồm vùng thượng và hạ châu thổ. cấc đồng bằng phù sa ở rìa.
B. Bao gồm vùng thượng và hạ châu thổ với diện tích khoảng 4 triệu ha.
C. Phần đất nằm ngoài phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long.
D. Phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu.

7. Hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long đối với việc phát triển kinh tế là:
A. Mùa khô thiếu nước và sự xâm nhập mặn vào sâu đất liền.
B. Đất phèn, mặn chiếm quá nửa diện tích của đồng bằng.
C. Mùa mưa thường bị ngập nước sâu ở các vùng trũng.
D. Đất có độ phì thấp, rất chua, có nhiều nhôm sắt hoạt tính.

8. Sông Hậu đổ ra biển bằng cửa nào sau đây?
A. Định An.
B. Cổ Chiên.
C. Hàm Luông.
D. Cung Hầu.

9. Đất phèn ở đồng bằng sông cửu Long, phân bố tập trung ở:
A. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Gò Công.
B. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên
C. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên; Bến Tre.
D. Đồng Tháp Mười, Gò Công, Hà Tiên.

10. Thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Cửu Long?
A. Tiền Giang
B. Cần Thơ
C. Đồng Tháp
D. Sóc Trăng

11. Tỉnh có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất ở đồng bằng sông cửu Long là:
A. Kiên Giang
B. Long An
C. Tiền Giang
D. An Giang

12. Tỉnh có sản lượng lứa cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A. An Giang
B. Long An
C. Tiền Giang
D. Kiên Giang

13. Phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long là vì:
A. Vào mùa khô, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền làm tăng thêm độ chua mặn trong đất.
B. Để khai thác có hiệu quả những thế mạnh sẵn có và khắc phục những khó khăn về tự nhiên của vùng.
C. Đồng bằng có diện tích rộng lớn nhất nước và còn nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
D. Tự nhiên của vùng còn nhiều khó khăn gây trở ngại cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên của vùng.

14. Giá trị lớn nhất của những cánh rừng tràm, rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Phát triển du lịch sinh thái.
B. Cung cấp nguyên liệu gỗ củi.
C. Bảo vệ môi trường sinh thái.
D. Khai thác nguồn lợi thủy sản.

15. Biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng, cải tạo đất ở đồng bằng sông Cửu Long:
A. Phá thế độc canh đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
B. Làm tốt khâu thủy lợi nhằm đảm bảo có đủ nước ngọt để thau chua, rửa mặn cho đồng bằng.
C. Tạo ra các giống lúa nước có thể chịu được phèn, mặn trong điều kiện nước tưới bình thường.
D. Cải tạo những vùng đất phèn, mặn thành những vùng đất phù sa mới để có thể trồng lúa, cói, cây ăn quả

16. Hiện tưựng xâm nhập mặn diễn ra khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bởi nguyên nhân chủ yếu sau:
A. Không có đê chắn sóng, rừng ngập mặn bị tàn phá.
B. Địa hình thấp, thủy triều lên xuống mạnh.
C. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc.
D. Mùa khô kéo dài, sông đổ ra biển bằng nhiều cửa.

17. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông cửu Long:
A.Đất phèn.
B. Đất mặn.
C. Đất phù sa ngọt.
D. Đất than bùn.

18. Vùng thượng châu thổ và hạ châu thổ ở đồng bằng sông Cửu Long đều có đặc điểm:
A. Chịu tác động của sóng biển và thủy triều. .
B. Những vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa.
C. Đất phù sa bị nhiễm mặn.
D. Độ cao trung bình từ 2-4m.

19. Các đồng bằng phù sa ở rìa của đồng bằng sông cửu Long được hiểu là:
A. Không được phù sa của bất kì con sông nào bồi đắp.
B. Nằm ngoài phạm vi tác động của các nhánh sông Cửu Long nhưng vẫn tiếp nhận phù sa của một số sông khác.
C. Nằm trong phạm vi tác động của các nhánh sông cửu Long.
D. Do các dòng biển ven bờ bồi đắp phù sa tạo thành.

20. Ở tứ Giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất phèn bị ngập nước là:
A. Bón vôi, ém phèn,
B. Phát triển rừng tràm trên đất phèn.
C. Sử dụng nước ngọt của sông Hậu.
D. Sử dụng nước ngọt của sông Tiền.

21. Đặc điểm nổi bật của vùng Thượng châu thổ ở đồng bằng sông cửu Long nước ta:
A. Đất bị nhiễm mặn do tác động của thủy triều.
B. Có các giồng đất hai bên sông và cồn cát duyên hải.
C. Đất nhiễm phèn và bốc phèn trong mùa khô.
D. Các vùng vũng bị ngập sâu nước trong mùa mưa.

22. Nguy cơ làm giảm diện tích rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là do:
A. Mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
B. Cải tạo đất mặn thành đất phù sa mới để trồng trọt.
C. Phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích trồng lúa.
D. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.

23. Giải pháp nào sau đây phù hựp với việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên vùng Thượng châu thổ của đồng bằng sông cửu Long:
A. Trồng các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
B. Làm thủy lợi để để rửa mặn, ngăn mặn.
C. Phát triển hệ thống canh tác thích hợp (1 vụ lúa + 1 vụ tôm)
D. Làm thủy lợi để thoát lũ, thau phèn, ém phèn.

24. Điều nào sau đây không đúng với tiềm năng sản xuất lương thực thực phẩm của vùng đồng bằng sông cửu Long?
A. Diện tích mặt nước chưa sử dụng còn lớn.
B. Diện tích đất hoang hóa còn nhiều.
C. Hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp.
D. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản.

25. Đồng bằng sông cửu Long có vị trí cao trong ngành sản xuất lương thực của nước ta là do:
A. Có trình độ thâm canh cây lương thực cao nhất nước.
B. Có diện tích gieo trồng cây lương thực lớn nhất nước.
C. Có sự đầu tư của nhà nước để cải tạo cơ sở hạ tầng.
D. Có sản lượng lương thực lớn nhất trong cả nước.

26. Khả năng nào sau đây không làm tăng sản lượng lương thực của vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. Cải tạo đất phèn, đất mặn để mở rộng diện tích trồng cây lương thực.
B. Tiến hành thâm canh, tăng năng suất cây trồng và hệ số sử dụng ruộng đất.
C. Xen canh, luân canh với các cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày.
D. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản.

27. Để tăng sản lượng lương thực của vùng đồng bằng sông cửu Long, cần giải quyết những vấn đề sau:
A. Tiến hành thâm canh, tăng vụ, khai thác những diện tích còn hoang hóa.
B. Phát triển thuỷ lợi, cải tạo những vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
C. Tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất nông nghiệp, trong đó thủy lợi là vấn đề hàng đầu
D. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích vụ hè thu, giảm diện tích lúa mùa, đẩy mạnh thâm cạnh vụ đông xuân.

28. Đồng bằng châu thể sông Cửu Long đưực hình thành do sự bồi đắp phù sa của các sông:
A. Sông Tiền, sông Hậu.
B. Sông Đồng Nai.
C. Sông La Ngà, sông Bé.
D. Sông Vàm cỏ Tây.

29. Các biện pháp nào sau đây không nhằm đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm của vùng đồng bằng sông cửu Long cao hơn nữa?
A. Đầu tư làm thủy lợi, cải tạo đất.
B. Sử dụpg hợp lí, tiết kiệm nước trong mùa khô.
C. Tăng hệ số sử dụng đất, đa dạng hóa cây trồng.
D. Bố trí thời vụ phù hợp, nhất là lúa hè thu để tránh lũ.

30. Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long không ngừng tăng lên chủ yếu là do:
A. Đảm bảo được nguồn nước tưới trong mùa khô.
B. Thay đổi cơ cấu giống lúa, cơ cấu mùa vụ.
C. Khai hoang và tăng vụ.

31. Thế mạnh của vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất lương thực, thực phẩm:
A. Khí hậu, thời tiết, nguồn nước đều thuận lợi cho trồng lúa.
B. Giáp biển với nguồn lợi hải sản đa dạng, phong phú.
C. Đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm.
D. Đất chưa sử dụng còn nhiều, có thể cải tạo đưa vào sản xuất.

32. Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông cửu Long, loại đất chiếm tỉ lệ nhỏ nhất là.
A. Đất ở
B. Đất lâm nghiệp
C. Đất chuyên dùng
D. Đất chưa sử dụng

33. Trong sản xuất lương thực, đồng bằng sông cửu Long có ưu thế hơn đồng bằng sông Hồng về:
A. Diện tích gieo trồng.
B. Trình độ thâm canh.
C. Chăn nuôi lợn.
D. Năng suất lúa.

34. Thế mạnh của đồng bằng sồng Cửu Long đối với sản xuất lương thực (lúa) là:
A. Đất nhiễm phèn, nhiễm mặn chiếm diện tích lớn nhất nước.
B. Có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các vùng khác.
C. Năng suất và sản lượng lúa cả năm tăng liên tục.
D. Có trình độ thâm canh cao, hệ số sử dụng ruộng đất lớn.

35. Điều nào sau đây không giải thích được vì sao ngành thủy sản hoạt động mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Giáp vùng biển giàu tiềm năng với nhiều ngư trường lớn.
B. Các bãi triều và mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
C. Có trên 700 km bờ biển và vùng thềm lục địa rộng lớn.
D. Sử dụng các phương tiện đánh bắt hiện đại.

ĐÁP ÁN
1.B 2.D 3.B 4.D 5.C
6.A 7.B 8.A 9.B 10.A
11.A 12.A 13.B 14.C 15.B
16.D 17.A 18.B 19.B 20.C
21.C 22.A 23.D 24.D 25.B
26.D 27.C 28.A 29.D 30.C
31.B 32.A 33.A 34.B 35.D

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây