Giáo Án Công nghệ 9, bài 9: Thực hành món hấp

Thứ tư - 24/01/2018 06:16
Giáo Án Công nghệ 9, bài 9: Thực hành món hấp
* Mục tiêu bài học: Sau bài này hs phải:
1. kiến thức: - Biết ứng dụng nguyên tắc chung của món hấp vào việc thực hành chế biến các món cụ thể.
2. Kỹ năng: - Thực hiện được các món  hấp theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
3. Trọng tâm: Quy trình và yêu cầu kỹ thuật của món hấp.
4. Thái độ: - Có ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh và an toàn thực phẩm
 
* Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên:       
+ Nội dung: Nghiên cứu Sgk, Sgv, tài liệu tham khảo.
+ Đồ dùng:  Hình mẫu sản phẩm hoàn tất, đẹp,  hấp dẫn; Bảng qui trình thực hiện; Hình ảnh phóng to về các thao tác thực hiện; Địa điểm.
- Đối với học sinh:        
+ Nội dung: Nghiên cứu kỹ Sgk, chuẩn bị phư­­ơng án thực hiện.
+ Đồ dùng: Chuẩn bị đu số lượng, chủng loại theo yêu cầu của bài
* Tiến trình thực hiện:
I. Tổ chức ổn định lớp:
- Kiểm tra số lư­­ợng học sinh tham gia, kiểm tra công tác vệ sinh.
- Nhận xét, khuyến khích học sinh.
II. Tích cực hoá tri thức:
Gv kiểm tra kiến thức đã học về các phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
 
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy trình thực hiện các món nấu?
3. Bài mới:
 
Nội dung kiến thức Hoạt động của thầy và trò
Hoạt đông 1: Tìm hiểu nguyên tắc trung của món hấp:
- Em đã dược ăn những món hấp nào? kể tên?
- Em quan sát thấy người ta làm chín những món ăn đó bằng cách nào?
- GV: Treo tranh quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật của món hấp.
HS: Quan sát tranh.
- Nguyên liệu nào dùng để hấp?
  
2. Hoạt động 2: Tim hiểu quy trình thực hiện món hấp?
Nguyên liệu thực phẩm được chuẩn bị như thế nào?
Món hấp được chuẩn bị như thế nào?
 
Trình bày sản phẩm như thế nào cho đẹp mắt?
 
Món hấp cần phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật gì?
I. Nguyên tắc chung:
- Các món ăn đó được làm chín bằng sức nóng của hơi nước, lửa phải to lên để hơi ước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm.
 
Nguyên liệu động vật, thực vật được hấp như: Thịt lợn, bò, gà, cá, lươn, ốc, ba ba, bí đao, cải bẹ, gạo nếp...  nhưng phải được chọn lọc kỹ, phải sơ chế tinh khiết, tuỳ theo tính chất của từng món ăn và sử dụng thêm các nguyên liệu phối hợp + gia vị.
II. Quy trình thực hiện:
1. Chuẩn bị: (sơ chế)
- Làm sạch, sơ chế tuỳ theo yêu cầu của từng món, tẩm ướp thích hợp.
2. Chế biến: (hấp)
- Cho nguyên liệu đã sơ chế vào nồi hấp, đun sôi và đậy vung thật kín (đun lửa to cho nước sôi mạnh)
3. Trình bày:
- Cho món ăn lên đĩa và trang trí thích hợp, sáng tạo, đẹp mắt.
III. Yêu cầu kỹ thuật:
+ Xôi mềm, hạt xôi tơi, mọng đều, bóng đẹp.
+ Mùi vị thơm ngon.
+ Màu vàng bóng đẹp hấp dẫn.

4. Hướng dẫn dặn dò:
- Y/c học sinh nghiên cứu kỹ phương pháp chế biến món hấp và nội dung thực hành xôi vò.
- y/c h/s chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu dung cụ để thực hành.
+ Nguyên liệu: gạo nếp:    1kg
                       Đậu Xanh:    0,5 kg
                       mỡ nước:       0,1 kg
                       muối:             1 thìa cà phê.
+ Gạo ngâm nước từ 4- 6 giờ. Đậu xanh ngâm kỹ đãi bỏ vỏ xanh.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây