Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 10. Phong trào đấu tranh của công nhân vào nửa đầu thế kỉ XIX

Thứ hai - 16/03/2020 11:09
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 10. Phong trào đấu tranh của công nhân vào nửa đầu thế kỉ XIX
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. SỰ RA ĐỜI VÀ TÌNH CẢNH CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN CÔNG NGHIỆP
* Sự ra đời:
- Chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp tư sản: Những chủ xưởng, chủ nhà máy, chủ hàng buôn, chủ đồn điền, quý tộc mới... Họ tích luỹ tài sản thông qua bóc lột những người lao động nghèo khổ và tiến hành buôn bán nô lệ.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản. Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời từ nửa cuối thế kỉ XVIII, trước tiên ở Anh, sau đó lần lượt ở.các nước.

* Tình cảnh giai cấp vô sản:
- Do bị áp bức bóc lột nặng,nề nên đời sống của công nhân hết sức cơ cực.
- Hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình để sinh sống.
- Lao động vất vả nhưng đồng lương chết đói, luôn bị đe dọa, bị sa thải.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VÀO NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
* Những cuộc đấu tranh đầu tiên:
- Lúc đầu do nhận thức còn hạn chế, nhiều công nhân đã tưởng rằng máy móc là nguồn gốc gây nên nỗi khổ của họ. Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp vô sản.
- Phong trào này nổ ra cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, trước hết ở Anh rồi lan sang các nước khác.

* Những cuộc đấu tranh sau này:
- Những năm 20 - 30 thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền tuyển cử.
- Ở Pháp, năm 1831, công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- Năm 1834, thợ tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hoà.
- Ở Anh từ năm 1836 - 1848 diễn ra phong trào “Hiến chương” đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm.
- Ở Đức, năm 1844 công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng
- Kết quả: Tất cả các phong trào đấu tranh của công nhân đều thất bại.
- Nguyên nhân thất bại: Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, chưa có đường lối chính sách rõ ràng.
- Ý nghĩa: Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

* Những nhà xã hội không tưởng: Đại diện là Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
- Những mặt tích cực và hạn chế:

* Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động.
+ Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
* Hạn chế:
+ Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
+ Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân.
- Ý nghĩa : là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, cỗ vũ người lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Giai cấp tư sản ra đời từ những thành phần nào trong xã hội?
A. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền.
B. Chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có.
C. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc mới.
D. Tất cả các thành phần trên.

2. Hàng ngủ những người vô sản chủ yếu bắt nguồn từ đâu?
A. Nông dân bị phá sản, mất đất.
B. Thợ thủ công bị thất nghiệp, phá sản.
C. Nông dân và thợ thủ công bị phá sản.
D. Nô lệ bị bắt ở các nước trong chiến tranh.

3. Giai cấp vô sản là giai cấp:
A. Chỉ có rất ít tư liệu sản xuất.
B. Hoàn toàn không có tư liệu sản xuất.
C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động.’
D. Chỉ có một ít tư liệu sản xuất và hoàn toàn không có tài sản.

4. Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào?
A. Nước Pháp.
B. Nước Mĩ.
C. Nước Đức.
D. Nước Anh.

5. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào ?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai kí.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.

6. Phong trào đấu tranh tự phát của công nhân Anh diễn ra vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B. Khoảng những năm 20-30 của thế kỉ XIX.
C. Khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
D. Khoảng những năm 1836 - 1848.

7. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?
A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương
C. Đòi quyền tuyển cử.
D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.

8. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!”, đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước Mĩ.

9. Cuộc khởi nghĩa của công nhân thợ dệt ở Li-ông (Pháp) diễn ra vào năm nào?
A. Năm 1832.
B. Năm 1834.
C. Năm 1843.
D. Năm 1835.

10. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
A. Thiết lập nền cộng hòa.
B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương,
C. Được tự do bầu cử.
D. Tăng lương, giảm giờ làm.

11. Ở Đức, để được làm việc trong các nhà máy công nhân phải đóng thuế đặc biệt cho bọn nào?
A. Giai cấp tư sản. .
B. Tầng lớp quý tộc mới.
C. Bọn chủ nhà máy
D. Bọn địa chủ.

12. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?
A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.
B. Phong trào Hiến chương ở Anh.
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-đin ở Đức.
D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh).

13. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại?
Ạ. Lực lượng công nhân còn rất ít.
B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.

14. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.
B. Phu-ri-ê; Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
D. Xanh-xi-mòng, Phu-ri-ê và Ô-oen.

15. Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A Chưa đánh giá đúng vai trò cùa giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.
C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.

16. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời?
A. Sự phát triển của phong trào công nhân.
B. Sự ra đời và hoạt động của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
C. Sự thành lập Quốc tế thứ nhất.
D. Sự xuất hiện của Mác và Ăng-ghen.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
C A B D C
6 7 8 9 10
A C B B D
11 12 13 14 15
D B C D A
16  
B  

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây