Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 14: Lê -Nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX

Thứ ba - 17/03/2020 11:58
Kiến thức và câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11, Bài 14: Lê -Nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. V.I LÊ-NIN VÀ CUỘC ĐẤU TKANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI
1. Tình hình nước Nga sau cải cách nông nô
- Kinh tế tư bản ở Nga phát triển nhưng vẫn chậm chạp so với nhiều aước Âu-Mĩ.
- Đầu thế kỉ XX, Nga bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đời sống công nhân và nhân dân vô cùng khốn khổ.
- Phong trào chống Nga hoàng ngày một phát triển mạnh mẽ. Nhiều cuộc bãi công của công nhân nổ ra. Yêu cầu phải có chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Lê-nin giữ vai trò to lớn trong việc này.

2. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp cách mạng của Lê-nin
- V.la-đi-mia I-lích U-li-a-nốp tức Lê-nin sinh ngày 22-4-1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ.
- Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm Mác-xít Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.
- Năm 1898, tại Min-xcơ, Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga tuyên bô thành lập nhưng không hoạt động.
- Năm 1900, Lê-nin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.
- Năm 1903, Đại hội Công nhân Xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin ưế bàn về cương lĩnh, điều lệ Đảng. Hình thành hai phái Bôn-sê-vích - đa số và phái Mensêvích - thiểu số.
- Đầu thế kỉ XX các phái cơ hội trong Quốc tế thứ hai ủng hộ chính plủ tư sản, ủng hộ chiến tranh. Đảng Bon-sê-vích do Lê-nin lãnh đạo kiên quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản.
- Lê-nin có nhiều đóng góp quan trọng về mặt lí luận thông qua những tác phẩm của mình.

II. CÁCH MẠNG NGA 1905 - 1907
1. Cách mạng bùng nổ
- Cuối năm 1901. ở Nga nhiều cuộc bãi còng và biểu tình của quần chúng đã nổ ra với khẩu hiệu: “Đả đảo chế độ chuyên chế!”,Đả đảo chiến tranh” đã châm ngòi cho cách mạng.
- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân pê-téc-bua và gia đình không vũ khí đến Cung điện mùa Đông để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp. Đó là “ngày chủ nhật đẫm máu”. Công nhân dựng chiến lũy chiến đấu
Mùa hè 1905, phong trào lan rộng, lôi cuốn cả binh lính và nông dân Kỉ niệm 1-5-1905 đã biến thành cuộc biểu dương tình đoàn kết của công nhân toàn Nga. Tinh thần cách mạng tác động đến cả quân đội.
Tháng 6-1905, thủy thủ trên chiến hạm “Pô-tem-kin” ở Ô-đéc-xa khởi nghĩa, làm chủ chiến hạm. Nông dân lại nổi dậy đưa yêu sách chính trị. Nhiều nơi các Xô viết đại biểu công nhân được thành lập.
Từ mùa thu năm 1905, phong trào tiếp tục dâng cao, làm ngưng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước.
Tại Mát-xcơ-va, 12-1905 cuộc tổng bãi công biến thành khởi nghĩa vũ trang song bị thất bại. Đến cuối năm 1907, phong trào trong cả nước bị thất bại hoàn toàn.

2. Tính chất và ý nghĩa lịch sử
- Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
-Ý nghĩa:
+ Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc.
+ Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn một chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Nước Nga bắt đầu chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX.
B. Đầu thế kỉ XX.
C. Sau cuộc cải cách nông nô 1961
D. Cuối thế kỉ XX.

2. Tình hình kinh tế nước Nga sau cuộc cải cách nông nô 1861 như thế nào?
A. Kinh tế phong kiến phát triển mạnh mẽ hơn so với kinh tế tư bản chủ nghĩa.
B. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, thường bị cản trở bởi chế độ chuyên chế Nga hoàng và tàn dự của chế độ nông nô.
D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa chuyên sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

3. Mùa thu năm 1895, Lê-nin thống nhất những nhóm mác-xít Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị duy nhất, lấy tên là gì ?
A. Liên hiệp Đấu tranh Giải phóng các dân tộc Nga.
B. Liên hiệp Đấu tranh Giải phóng giai cấp Công nhân.
C. Liên hiệp Cách mạng Nga.
D. Liên hiệp Giải phóng Công nhân.

4. Lê-nin bị bắt và bị đày đi Xi-bia trong khoảng thời gian nào?
A. 1895 - 1905.
B. 1895 - 1904.
C. 1890 - 1900.
D. 1895 - 1900.

5. Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản tờ báo lấy tên là:
A. Tia sáng.
B. Tia lửa.
C. Ánh sáng.
D. Phá xiềng xích.

6. Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga dược thành lập vào thời gian nào? ở đâu?
A. Năm 1903 ở Luân Đôn (Anh).
B. Năm 1905 ở Pa-ri (Pháp).
C. Năm 1900 ở Mát-xcơ-va (Liên Xô).
D. Năm 1903 ở Pê-téc-bua (Nga).

7. Tính tiên phong của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga được thể hiện như thế nào?
A. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ Nga hoàng.
B. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chống chế độ tư bản, phong kiến,
C. Lãnh đạo nhân dân kiên quyết chông chế dộ tư bản, phong kiến.
D. Lãnh đạo công nhân chống chế độ tư bản và Nga hoàng.

8. “Ngày chủ nhật đẫm máu” trong cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là ngày nào?
A Ngày 1- 9 - 1905.
B. Ngày 9 - 1 - 1905.
C. Ngày 1 - 5 - 1905.
D. Ngày 5 - 1 - 1907.

9. Tháng 6 - 1905 diễn ra sự kiện lịch sử gì trong cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
A. 40 vạn công nhân ở Pê-téc-bua biểu tình.
B. Binh lính và nông dân Nga dậy chống Nga hoàng.
C. Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Mát-xcơ-va.
D. Thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kim khởi nghĩa.

10. Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga lên đến đỉnh cao vào thời gian nào?
A. Tháng 5 - 1905.
B. Tháng 6 - 1905.
C. Tháng 10 – 1905.
D. Tháng 12 - 1905.
11. Đầu thế kỉ XX, Lê-nin thành lập một chính đảng cho giai cấp công nhân Nga. Chính đảng đó có gì mới?
A. Chính đảng của những người lao động Nga.
B. Đấu tranh vì quyền lợi của vô sản Nga.
C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.

12. Chính đảng vô sản kiểu mới lần đầu tiên trên thế giới là:
A. Đảng Xã hội Pháp.
B. Đảng Xã hội Dân chủ Đức.
C. Đảng Cộng hòa Mĩ.
D. Đảng công nhân Xã hội Dân chủ Nga.

13. Trong Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga, phải đa số theo Lê-nin được gọi là gì?
A. Bôn-sê-vích.
B. Men-sê-vích.
C. Lê-nin-nít.
D. Những người Nga tích cực.

14. Mục tiêu của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga là gì?
A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng.
B. Lật đổ tư sản Nga giành chính quyền về tay Xô viết.
C. Lật đổ chế độ Nga hoàng, lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chuyên chính vô sản.
D. Chống chiến tranh đế quốc.

15. Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
A. Triệt để đấu tranh vì quyền lợi của công nhân và nhân dân lao động.
B. Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác.
C. Dựa vào quần chúng nhân dân và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.
D. Cá 3 ý trên đúng.

16. Trong các nội dung mà Cương lĩnh của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga nêu ra, nội dung nào mang lại quyền lợi cho người nông dân?
A. Làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Đánh đổ chính quyền tư sản, thành lập chuyên chính vô sản.
C. Thi hành những cải cách dân chủ.
D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

17. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng trong những năm 1905 - 1907 ở Nga là gì?
A. Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
B. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.
C. Tiền lương công nhân giảm sút, điều kiện sống tồi tệ.
D. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga-Nhật.

18. Lực lượng tham gia trong phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là:
A. Công nhân, nông dân.
B. Công nhân, nông dân, binh lính,
C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. Công nhân, nông dân, tư sản.

19. Sự kiện nào sau đây dược xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
A. Cuộc đấu tranh “Ngày chủ nhật đẫm máu” (9-1-1905) của 14 vạn công nhân pê-téc-bua.
B. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5-1905) của nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kim (6-1905).
D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 - 1905).

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B C B D B
6 7 8 9 10
A C B D D
11 12 13 14 15
C D A C D
16 17 18 19  
D A B D  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây