Ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng, Tân Việt Cách mạng đảng và rút ra nhận xét

Thứ hai - 09/03/2020 12:28
Hoàn thành bảng hệ thống dưới đây về ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng, Tân Việt Cách mạng đảng và rút ra nhận xét.
Hoàn thành bảng hệ thống dưới đây về ba tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng, Tân Việt Cách mạng đảng và rút ra nhận xét.

 
Nội dung Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Tân Việt Cách mạng đảng Việt Nam Quốc dân đảng
 
Thời gian thành lập 6 - 1925 7 - 1928 12 - 1927
Nền tảng tư tưởng, chính trị Lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Khi mới thành lập là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. Sự hoạt động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng mạnh mẽ, lôi cuốn nhiều đảng viên tiên tiến đi theo Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Lấy chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, một trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản thịnh hành ở Trung Quốc làm nền tảng chính trị, tư tưởng.
 
Chủ trương lãnh đạo - Làm cách mạng giải phóng dân tộc, sau đó thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Thành lập chính quyền công nông binh; phát triển kinh tế, chia ruộng đất cho dân cày, xóa bỏ những thứ thuế vô lí, thực hiện các quyền tự do dân chủ, bình đẳng nam nữ.
- Đoàn kết với vô sản và phong trào cách mạng thế giới.
Liên hợp các lực lượng trong và ngoài nước nhằm đánh đổ đế quốc, kiến thiết một xã hội bình đẳng, bác ái. - Bản Chương trình hành động đề ra Năm 1929 nêu nguyên tắc “tự do - bình đẳng - bác ái”.
- Chủ trương tiến hành cách mạng bạo lực để đánh đổ thực dân Pháp, phong kiến, thiết lập dân quyền
Thành phần Thanh niên, học sinh, trí thức tiểu tư sản Việt Nam yêu nước, công, nông, nòng cốt là trí thức. Trí thức, thanh niên tiểu tư sản yêu nước. Trí thức, học sinh, giáo viên, một số người làm nghề tự do, thân hào, thân sĩ ở nông thôn, một số binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.
 
Phương pháp hoạt động - Huấn luyện các hội viên học làm cách mạng vô sản.
- Ra báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Cách mệnh làm tài liệu tuyên truyền lí luận cách mạng đến giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
- Đề ra phong trào “Vô sản hóa” (1928) để tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ từ tự phát lên tự giác.

 
- Giáo dục, huấn luyện đảng viên.
- Tuyên truyền, phổ biến sách báo mác xít. Từ cuối năm 1928 cũng chủ trương thực hiện phong trào “Vô sản hóa”.
- Lãnh đạo một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân.
- Xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các địa phương (chủ yếu là ở Bắc Kì).
- Tổ chức các cuộc khủng bố, ám sát cá nhân.
- Tổ chức khởi nghĩa ở Yên Bái và một số địa phương khác nhưng thất bại.
Nhận xét:
- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã làm cho lí luận cách mạng giải phóng dân tộc được truyền bá rộng rãi đến công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam; phong trào công nhân phát triển mạnh, có sự liên kết với nhau.

- Hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng góp phần tích cực vào việc khơi dậy tinh thần đấu tranh trong quần chúng nhân dân.

- Việt Nam Quốc dân đảng với cương lĩnh chính trị không rõ ràng, coi nhẹ công tác tuyên truyền nên cơ sở bị hạn chế. Chủ trương bạo động võ trang, ít chú ý đến tuyên truyền vận động quần chúng. Điều đó thể hiện những hạn chế của Việt Nam Quốc dân đảng trong phong trào cách mạng Việt Nam. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dâng Đảng, đồng thời cũng chứng tỏ sự thất bại của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản.

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây