Giải Kinh tế và pháp luật 10 sách Chân trời, bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chủ nhật - 24/03/2024 10:30
Giải Kinh tế và pháp luật 10 sách Chân trời, bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trang 134, ...
Mở đầu trang 134: Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Trả lời:
- Nhà nước pháp quyền là Nhà nước đạt đến một trình độ dân chủ cao, ở đó pháp luật được thượng tôn, mọi thành viên trong xã hội thực hiện lối sống theo pháp luật.
- Quản lý đất nước bằng pháp luật được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Pháp luật là những chuẩn mực chung, bắt buộc đối với mọi người. Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện một trình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm.
- Muốn đất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước. Có giữ nghiêm phép nước thì thế nước mới vững chãi. Như vậy, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật không chỉ dừng lại ở việc giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội mà cao hơn, đó là góp phần giữ gìn thế nước, sự trường tồn của dân tộc. “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải là khẩu hiệu hành động thường xuyên, phải biến thành hành động trong thực tế
 

1. Khái niệm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 134: Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là Hiến pháp nào?
Trả lời:
- Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua sau khi lấy ý kiến nhân dân và có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Hiến pháp hiện hành của Việt Nam là Hiến pháp năm 2013.
 

2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 135: Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
- Đặc điểm của Hiến pháp:
+ Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia: Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.
+ Hiến pháp quy định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước: Hiến pháp quy định những nguyên tắc cơ bản, có ý nghĩa bao quát, tác động lên toàn bộ bộ máy nhà nước cũng như từng cơ quan nhà nước, bên cạnh các nguyên tắc này, thì mỗi cơ quan nhà nước tùy vào đặc thù riêng sẽ có các nguyên tắc khác.
+ Hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lí cao nhất: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp.
+ Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân: Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.

Câu hỏi trang 135: Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,…) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của Hiến pháp hay văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung? Vì sao?
Trả lời:
- Trong trường hợp một văn bản luật (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Lao động,....) có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ bị sửa đổi, bổ sung vì Hiến pháp luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất của quốc gia.
 

3. Vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi trang 136: Nêu vị trí của Hiến pháp trong mối quan hệ với các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời:
Vị trí của Hiến pháp trong mối quan hệ với các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí là luật cơ bản, là cơ sở để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Là công cụ bảo đảm quyền công dân, quyền con người ở nước ta;
- Là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và là luật có hiệu lực pháp lí tối cao, buộc tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác phải tuân theo Hiến pháp.

Luyện tập 1 trang 137: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a, Hiến pháp là phương tiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
b, Hiến pháp bao gồm các chế định thừa kế, chế định hợp đồng, chế định Chủ tịch nước, chế định Chính phủ...
c, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý ngang bằng với các văn bản quy phạm pháp luật khác.
d, Hiến pháp mới nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hiến pháp năm 2013.
Trả lời:
- Ý kiến a - Em đồng ý với ý kiến trên vì quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế.
- Ý kiến b - Em không đồng ý với ý kiến trên vì chỉ có một số chế định được thể hiện rõ trong Hiến pháp, số còn lại được thể hiện trong các Luật.
- Ý kiến c - Em không đồng ý với ý kiến trên vì Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Ý kiến d - Em đồng ý với ý kiến này vì Hiến pháp mới nhất và đang hiện hành của nước ta là Hiến pháp năm 2013.

Luyện tập 2 trang 137: Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

Trả lời:
a. Hiến pháp là công cụ bảo vệ quyền con người.
b. Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia.
c. Hiến pháp qui định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
d. Hiến pháp qui định nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.

Luyện tập 3 trang 138: Theo em, hành vi nào dưới đây là tuân thủ Hiến pháp, hành vi nào là vi phạm Hiến pháp?

Trả lời:
Hành vi vi phạm Hiên pháp
b - Hành vi tuân thủ Hiến pháp
c - Hành vi vi phạm Hiến pháp
d - Hành vi tuân thủ Hiến pháp

Vận dụng 1 trang 138: Em hãy tóm tắt nội dung đã học về Hiến pháp năm 2013 bằng sơ đồ tư duy và thuyết trình trước lớp.
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo


Vận dụng 2 trang 138: Em hãy thiết kế một sản phẩm nhằm tuyên truyền, phổ biến đến bạn bè, người thân về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trả lời:
(*) Gợi ý: Hình thức có thể là bài viết, báo ảnh, áp phích hoặc video clip,…

Hình 1 - Áp phích tuyên truyền về Hiến pháp

Hình 2 - Áp phích tuyên truyền về Hiến pháp và pháp luật

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây