Soạn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 6: Lặng lẽ Sa Pa

Thứ hai - 15/01/2024 08:31
Soạn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 6: Lặng lẽ Sa Pa - Trang 15, 16, 17, 18, 19, 20.

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 - Trang 15: Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm.
Trả lời:
- Suy nghĩ về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm: yêu quý, cảm phục, ngưỡng mộ, biết ơn, tự hào,…
 

* Đọc văn bản

1. Khung cảnh thiên nhiên Sa Pa
Trả lời:
- Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo…
- Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.
- Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
⇒ Vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh -> Tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét, hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.

2. Lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên.

Trả lời:
- Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Sống trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Anh sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo,…

3. Thái độ của anh thanh niên khi đón tiếp đoàn khách đến chơi.

Trả lời:
Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, tấm lòng cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp.

4. Lời kể của anh thanh niên về công việc của mình trên trạm khí tượng.

Trả lời:
- Lời kể hào hứng, sôi nổi, chân thành của anh thanh niên về công việc của mình trên trạm khí tượng. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

5. Vì sao người họa sĩ có cảm giác bối rối?

Trả lời:
Vì đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước, khao khát đi tìm: một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. Đó chính là vẻ đẹp của lý tưởng sống, ý thức trách nhiệm của anh thanh niên đã trở thành khơi nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của họa sỹ sau chuyến đi này.

6. Những tâm sự của anh thanh niên về công việc.

Trả lời:
Hồi chưa vào nghề:
- Những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. 
Vào nghề:
- Làm nghề lại không nghĩ vậy. Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, soa gọi là một mình được.
- Cháu làm việc với bao anh em, đồng chí dưới kia
- Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Con người thì ai mà chả "thèm" hở bác

7. Những suy nghĩ của người họa sĩ về bức chân dung.

Trả lời:
- Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình. Ông ư bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…

8. Vì sao họa sĩ phác họa bức chân dung anh thanh niên ngay trong lần đầu gặp mặt?

Trả lời:
Vì ông đã nhận ra được lý tưởng , suộc sống của chính bản thân ông 

9. Ông họa sĩ và cô kĩ sư có thái độ, cảm xúc như thế nào khi chia tay anh thanh niên?

Trả lời:
Khi chia tay anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kỹ sư đều thấy lưu luyến. Ông họa sĩ chụp lấy tay anh lắc mạnh, hẹn sẽ quay trở lại và ở với anh thanh niên ít hôm. Còn cô kỹ sư thì nắm tay, nhìn thẳng vào mắt anh và nói lời chia tay đầy cẩn trọng, rõ ràng.
 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Truyện khắc họa thành công người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Câu 1 - Trang 22: Xác định đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
Trả lời:
- Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Câu 2 - Trang 22: Tóm tắt tác phẩm và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện.
Trả lời:
- Tóm tắt: “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn (Sa Pa, Lào Cai). Trong cuộc gặp gỡ 30 phút ngắn ngủi, anh thanh niên kể về công việc của mình, công việc đơn giản nhưng gian khổ và cô đơn. Anh đã bộc lộ những suy nghĩ đúng đắn về công việc và cuộc đời. Ông họa sĩ đã cảm nhận được những nét đẹp trong suy nghĩ, lối sống, phẩm chất của anh thanh niên và mong muốn vẽ một bức chân dung anh. Anh thanh niên khiêm tốn từ chối và giới thiệu những người khác mà anh cho là đáng vẽ hơn mình. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho nhà họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên và những con người lao động thầm lặng ở mảnh đất Sa Pa này.
- Nhận xét kiểu cốt truyện: Cốt truyện đơn tuyến. Cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh tình huống gặp gỡ bất ngờ của ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

Câu 3 - Trang 22: Nhân vật anh thanh niên được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, hoàn cảnh sống, công việc, mối quan hệ với các nhân vật khác)?  Hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để nhận xét về tính cách của nhân vật.
Trả lời:
- Công việc và hoàn cảnh sống của anh thanh niên:
Công việc: “làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu” - công việc đòi hỏi độ chính xác cao.
Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn với độ cao hơn 2600 mét và ở cái độ cao ấy, suốt bốn mùa chỉ toàn “cây cỏ và mây mùa lạnh lẽo”
→ Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn, công việc đầy những khó khăn
- Những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:
+ Anh thanh niên là người có trách nhiệm, yêu lao động và luôn hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao
+ Sống một mình giữa đỉnh núi cao, không có ai theo dõi, quản lí nhưng anh thanh niên vẫn luôn hoàn thành công việc đúng giờ theo quy định
+ Anh quan niệm “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”.
+ Anh rất yêu công việc của mình, xem nó là cuộc sống của mình bởi với “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
+ Anh luôn nói về công việc của mình với tất cả tình yêu, sự hào hứng.
+ Có tấm lòng cởi mở, hiếu khách và biết cách quan tâm những người xung quanh
+ Vì sống một mình giữa đỉnh núi cao nên anh luôn mong muốn có người đến thăm, nói chuyện, luôn cảm thấy “thèm người”. Anh thanh niên đã tiếp đón những người khách đến thăm nhà mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, tấm lòng cởi mở, sự nồng hậu, ấm áp. Anh thanh niên tặng bác lái xe củ tam thất anh vừa đào được chỉ bởi lần trước anh thấy bác lái xe nói bác gái đang ốm.
+ Anh thanh niên là người luôn biết sắp xếp công việc, cuộc sống một cách khoa học và hợp lí.
+ Anh sống một mình nhưng vẫn sắp xếp mọi thứ thật gọn gàng và vẫn giữ những thói quen thật tuyệt - anh trồng hoa, cả một vườn hoa với muôn vàn màu sắc, anh còn nuôi gà, uống nước chè mỗi ngày,...
+ Anh rất thích đọc sách
+ Anh thanh niên còn hiện lên vẻ đẹp của một người sống khiêm tốn, chân thật.
+ Với anh thanh niên, công việc của mình chỉ là công việc bình thường như biết bao công việc khác. Khi ông họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã từ chối vì với anh, còn có rất nhiều người đáng để ngợi ca, để vẽ hơn mình

Câu 4 - Trang 22: Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
- Qua lời giới thiệu ban đầu của bác lái xe, qua cái nhìn và suy nghĩ của ông họa sĩ, qua sự cảm nhận của cô kĩ sư nông nghiệp trẻ.
- Tác dụng: Nhân vật anh thanh niên hiện lên qua cái nhìn của nhiều nhân vật khác. Vì thế, vẻ đẹp nhân vật càng thêm trong sáng, lấp lánh nhưng vẫn gợi cảm giác chân thực.

Câu 5 - Trang 22: Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật. Trên cơ sở đó, em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật này trong tác phẩm.
Trả lời:
- Chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ về con người và nghệ thuật trong tác phẩm:
+ Khi gặp anh thanh niên, người họa sĩ dường như đã tìm thấy cảm hứng, ý tưởng cho sáng tác nghệ thuật của mình: Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.
+ Ông họa sĩ bối rối, nhận thấy sự bất lực của nghệ thuật trước bức chân dung cuộc sống giản dị mà đẹp đẽ: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài,…
- Nhân vật ông họa sĩ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Ông là một nghệ sĩ từng trải, có cảm nhận sâu sắc về cuộc sống. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn, cảm nhận, suy nghĩ của ông. Qua nhân vật này, nhà văn Nguyễn Thành Long muốn gửi gắm những trăn trở, suy ngẫm của mình về con người và nghệ thuật. Nhân vật ông họa sĩ đã đem đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng.

Câu 6 - Trang 22: Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm. Hãy chọn một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất và nêu cảm nhận.
Trả lời:
Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm. Trong nền văn học Việt Nam thế kỷ 20, nổi bật lên cây bút Nguyễn Thành Long. Ông không khai thác hiện thực cuộc sống khốc liệt, sắc cạnh và sôi sục như các nhà văn khác mà Nguyễn Thành Long đã lựa chọn cách biểu đạt nhẹ nhàng, sâu lắng như chính tâm hồn ông. Tác giả đã miêu tả vẻ đẹp Sa Pa rất trầm lắng nhưng cũng rạo rực và tinh tế vô cùng. Bởi vốn ông là một con người rất yêu văn, yêu thiên nhiên, yêu cả cuộc sống. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã thể hiện sâu sắc, nổi bật được phong cách nghệ thuật ấy. 

Câu 7 - Trang 22: Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì?
Trả lời:
Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ, bài học về những con người lao động thầm lặng tạo nên giá trị, góp công sức của bản thân vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước của cả dân tộc. Noi gương của những người trẻ cống hiến quên mình cho Tổ quốc, em cũng sẽ cố gắng học tập và trau dồi để sau này trở thành công dân có ích, góp một phần sức lực nhỏ nhoi vào công cuộc đổi mới và phát triển nước nhà.
(Tác phẩm gợi cho những suy nghĩ về ý nghĩa, niềm vui của lao động; bài học về sự cống hiến cho cộng đồng; trân trọng những con người lao động thầm lặng, hi sinh cho đất nước,…)
 

* Viết kết nối với đọc

Tưởng tượng em là nhân vật ông họa sĩ, hãy ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu).
Đoạn văn tham khảo 1: 
(1) Trong chuyến đi đến đỉnh Yên Sơn, tôi đã gặp được một chàng thanh niên trẻ với tấm lòng nhiệt thành, luôn vô tư cống hiến cho cuộc sống. (2) Anh ấy là một chàng thanh niên trẻ ở độ tuổi sôi nổi nhất, nhưng lại chấp nhận và vui vẻ sống cô đơn một mình trên đỉnh núi cao để hoàn thành nhiệm vụ được giao. (3) Tuy sống một mình nhưng anh ta vẫn rất sạch sẽ và ngăn nắp, tự tạo ra niềm vui cho chính mình. (4) Sự lạc quan, tích cực ấy của anh thanh niên khiến tôi rất thán phục và yêu mến. (5) Hiểu rõ về công việc của anh ấy sau cuộc trò chuyện, tôi lại càng nể phục những cống hiến của anh cho đất nước, nên có xin vẽ lại chân dung anh vào cuốn sổ tay. (6) Vậy mà anh ấy lại từ chối, với lý do là những việc bản thân làm không có gì to lớn cả, xung quanh có nhiều người cống hiến lớn hơn cho đất nước. (7) Người thanh niên trẻ ấy thật khiến tôi phải đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. (8) Anh ta khiến tôi có thêm niềm tin và hy vọng vào tương lai của đất nước, bởi ở đâu đó cũng có những chàng thanh niên trẻ nhiệt huyết, luôn sẵn sàng cống hiến thầm lặng cho đất nước như vậy.

Đoạn văn tham khảo 2: 
Tôi là một họa sĩ già, công việc đòi hỏi tôi phải đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người để lấy cảm hứng sáng tác. Nhưng, cái cuộc gặp gỡ đặc biệt hôm đó – ở Sa Pa – với một anh thanh niên trẻ tuổi làm công tác khí tượng, là cuộc gặp mà tôi nhớ mãi trong đời mình. Anh được gọi là người cô độc nhất thế gian, rất thèm người. Được nhìn thấy anh tôi cảm thấy xúc động mạnh. Sau khi tặng bó hoa cho cô gái trẻ, tôi được nghe anh thanh niên say sưa kể về công việc của mình. Đó là một công việc vất vả, thầm lặng nhưng rất ý nghĩa, phục vụ cho mọi người, cho kháng chiến. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi của chúng tôi rồi cũng đến lúc kết thúc trong tiếc nuối. Tôi và cô kĩ sư trẻ vội chào tạm biệt anh thanh niên để đi xuống đồi. Trước khi trở lại xe, tôi không quên hứa với anh thanh niên rằng chắc chắn tôi sẽ trở lại – trở lại để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật mà tôi vừa mới ấp ủ.

Đoạn văn tham khảo 3: 
Buổi gặp gỡ ngắn ngủi kết thúc. Ba mươi phút trôi qua như chớp nhoáng. Tôi thấy tiếc quá, tôi muốn ở lại thêm chút nữa nhưng không được. Bác lái xe thúc giục chúng tôi lên đường. Ra đến cửa, tôi cầm tay anh lắc lắc nói sẽ quay lại và sẽ ở chơi trò chuyện với nah mấy hôm. Anh mỉm cười thật tươi gật đầu đồng ý. Tôi sẽ dành thời gian để hoàn thiện bức tranh về anh. Tôi sẽ làm cho mọi người hiểu rõ và trân trọng anh, trân trọng tất cả những con người đang âm thầm làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh không người. Họ thực sự là những anh hùng.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây