Soạn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 7: Lá đỏ

Thứ tư - 17/01/2024 04:39
Soạn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức, bài 7: Lá đỏ - Trang 40, 41, 42.

* Trước khi đọc

Câu 1 - Trang 40: Hãy tái hiện (kể, vẽ…) một hình ảnh để lại cho em ấn tượng sâu sắc về chiến trường Trường Sơn trong những năm chiến tranh mà em đã được biết qua phim ảnh, sách báo hoặc qua những bài học lịch sử.
Trả lời:
Hình ảnh:
nhung co gai mo duong
Những cô gái mở đường

Câu 2 - Trang 40: Bài thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Nghe bài hát đó và nêu ấn tượng của em.
Trả lời:
Bài hát mang khí thế hiên ngang, lẫm liệt, và niềm tin chắc thắng của đoàn quân Nam tiến: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!
 

* Đọc văn bản

1. Số tiếng trong mỗi dòng thơ, số dòng trong mỗi khổ, vần và nhịp thơ.
Trả lời:
- Số tiếng trong một dòng: linh hoạt (có dòng 6 tiếng, có dòng 7 tiếng)
- Số dòng trong một khổ: không giới hạn
- Vần thơ: hai khổ đầu gieo vần chân (gió - đỏ, hương - trường), hai khổ cuối không gieo vần
- Nhịp thơ: không tuân theo quy tắc nhất định, dòng 2/2/2, dòng 4/3, dòng 3/4

2. Cuộc gặp gỡ trên đường Trường Sơn.
Trả lời:
Cuộc gặp gỡ giữa người lính và cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. Cuộc gặp diễn ra trên cao lộng gió, trong cơn mưa lá đỏ ào ào đổ tuôn mãnh liệt, đẹp đến ngỡ ngàng “Rừng lạ ào ào lá đỏ”; trong cuộc hành quân thần tốc tiến về Sài Gòn “Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”.

3. Cuộc gặp gỡ giữa Sài Gòn.
Trả lời:
Sự tưởng tượng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.
 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ Lá đỏ là một bức tranh đẹp, là một bản nhạc trầm hùng trong lòng người ra trận. Nội dung bài thơ nói về khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc, vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn và niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

Câu 1 - Trang 42: Xác định những đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện trong bài thơ Lá đỏ.
Trả lời:
Đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện trong bài Lá đỏ:
- Số chữ trong mỗi câu không hạn định
- Số câu không hạn định, cũng không chia ra thành khổ 4 câu như cũ
- Không có luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối, vần.

Câu 2 - Trang 42: Bài thơ thể hiện cảm xúc trước một cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại. Cho biết ai là người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa ai với ai.
Trả lời:
Bài thơ thể hiện cảm xúc trước của cuộc hội ngộ rồi chia li trong niềm tin gặp lại, người bộc lộ cảm xúc và đó là cuộc gặp giữa tác giả và nhân vật em giữa Sài Gòn.

Câu 3 - Trang 42: Cuộc gặp gỡ diễn ra trong không gian như thế nào? Không gian đó giúp em hiểu thêm gì về bối cảnh lịch sử, về những con đường hành quân ra trận những năm chiến tranh?
Trả lời:
Cuộc gặp gỡ trong không gian người chiến sĩ hành quân gặp cô gái ở bên đường của rừng lá đỏ
Không gian giúp em hiểu thêm được con đường kháng chiến chông gai vô cùng nguy hiểm và gian nan.
Những con đường hành quân ra trận trong những năm chiến tranh vô cùng gian nan và nguy hiểm, điệp điệp trùng trùng, màu lá đỏ như  nhắc tới sự mất mát và máu của các chiến sĩ nhuộm đỏ nơi đây.

Câu 4 - Trang 42: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đoàn quân trên đường ra tiền tuyến trong bài thơ. Em từng đọc những câu thơ nào khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận?
Trả lời:
Em cảm nhận được hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn rất mạnh mẽ, vững chãi bước đi trên đường để tiến về phía trước, khung cảnh trong cuộc hành quân ấy không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời, yêu cuộc sống.
Những câu thơ khác cũng miêu tả hình ảnh đoàn quân ra trận như ở các bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí,...

Câu 5 - Trang 42: Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.
Trả lời:
Em đứng bên đường như quê hương; Vai áo bạc quàng súng trường, gợi cảm giác vừa thân thương, dịu dàng, gần gũi, giản dị; vừa kiên cường, dũng cảm, vững vàng khi làm nhiệm vụ.

Câu 6 - Trang 42: Xác định mạch cảm xúc của bài thơ. Mạch cảm xúc đó có liên quan như thế nào đến hình ảnh lá đỏ và rừng lá đỏ trong bài thơ?
Trả lời:
Mạch cảm xúc trong bài thơ rất liên quan tới lá đỏ, chúng giống như những sự hi sinh đau thương của người lính đã vì Tổ Quốc mà phải nằm lại nơi đây và đó cũng như một niềm tin chiến thắng.

Câu 7 - Trang 42: Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là gì?
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Lá đỏ là tinh thần chiến đấu anh dũng và lạc quan, niềm tin vào ngày mai thắng lợi.

Câu 8 - Trang 42: Có ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
Bài thơ đã thể hiện niềm tin và hi vong về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Điều này được thể hiện ở lời chào, lời hẹn trong dòng thơ cuối “Chào em em gái tiền phương/ Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn…” → Niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.
 

* Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ.
Đoạn văn tham khảo 1:
(1) Trong bài thơ Lá đỏ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi không dùng nhiều chi tiết để miêu tả hình ảnh những cô gái tiền phương. (2) Mặc dù vậy họ vẫn hiện lên rất chân thực và rõ nét. (3) Tác giả ví các cô gái tiền phương đang đứng bên đường chỉ lối cho xe qua “như quê hương”. (4) Điều đó cho thấy sự thân thuộc và quý mến mà ông dành cho những cô gái ấy. (5) Ông không rõ tên hay tuổi của họ, nhưng trong hình dáng giàu sự hi sinh ấy, ông thấy được những người chị, người mẹ, người bà Việt Nam vĩ đại của mình. (6) Đặc điểm ngoại hình duy nhất của những cô gái ấy được miêu tả, là vai áo đã bị sờn đi bởi chiếc súng trường. (7) Chi tiết ấy vừa khắc họa sự khó khăn, vất vả trong một thời gian dài của các cô ở nơi đây, vừa chứng tỏ sự mạnh mẽ, can trường không hề kém cạnh các đấng nam nhi của họ. (8) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, cho nên dù là phụ nữ, các cô gái cũng khoác súng trên vai, sẵn sàng chiến đấu với giặc bất kì lúc nào. (9) Tất cả những yêu thương, kính trọng và mong mỏi mà tác giả dành cho các cô gái ấy, đã được gói ghém lại trong lời hẹn gặp lại những “em gái tiền phương” tại Sài Gòn khi đất nước đã hòa bình.

Đoạn văn tham khảo 2:
Tiếp nối bản hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc, một khúc tráng ca đầy âm hưởng anh hùng ca, bằng tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm của ông. Lê Minh Khuê thêm một nốt nhạc đẹp. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mỹ cứu nước, nhưng với những sáng tạo rất hiện đại, họ đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ và tỉnh thần dũng cảm trong cuộc sống. trận chiến gian khổ. Sự hy sinh hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đưỡng Trường Sơn là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Rõ ràng chúng ta thấy thế hệ trẻ đi kháng chiến thời chống Mỹ đa phần là học sinh, sinh viên đều có học, cư xử rất văn hóa, tế nhị, bây giờ chúng ta cùng thế hệ trẻ thời đại mới. Với thế kỷ XXI, chúng ta phải vượt ra khỏi lối suy nghĩ công nghiệp của chúng ta.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây