Đề trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Nhưng nó phải bằng hai mày

Thứ sáu - 10/04/2020 09:52
Đề luyện tập trắc nghiệm Ngữ Văn 10, Nhưng nó phải bằng hai mày, Có đáp án
NHUNG NO PHAI BANG HAI MAY
NHUNG NO PHAI BANG HAI MAY
1. Truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” thuộc loại truyện gì?
A. Truyện khôi hài
B. Truyện trào phúng
C. Vừa khôi hài vừa trào phúng.

2. Truyện đã chuẩn bị những yếu tố nào cho sự hình thành Và phát triển của mâu thuẫn trong truyện?
A. Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
B. Ngô và Cải đều đút lót trước cho thầy lí.
C. Cả hai yếu tố trên.

3. Những yếu tố trên có hiệu quả như thế nào?
A. Tạo tình huống xử kiện.
B. Gợi trí tò mò, gợi sự chú ý của người đọc, do đó tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện.
C. Cả hai ý trên.

4. Vì sao Cải và Ngô phải lo lót trước cho thầy lí?
A. Vì thầy lí là người xử kiện.
B. Vì cả Ngô và Cải đều muốn thắng kiện.
C. Cả hai lí do trên.

5. Chi tiết Cải “vội xòe năm ngón tay” và nói “Xin xét lại, lẽ phải về con mà” có ý nghĩa gì?
A. Năm ngón tay bằng năm đồng.
B. Năm ngón tay là lẽ phải.
C. Lẽ phải của Cải là năm đồng.
D. Cả ba ý trên.

6. Tại sao thầy lí “cũng xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt” và nói “Tao biết mày phải... nhưng nó lại phải bằng hai mày!”?
A. Thầy lí hiểu ý của Cải.
B. Thầy lí muốn cho Cải biết lí do vì sao Cải phải thua kiện.
C. Cả hai ý trên.

7. Vì sao Cải đã lo lót trước mà vẫn bị thầy lí xử thua kiện?
A. Vì Cải có lỗi nhiều hơn Ngô.
B. Vì Ngô đút lót cho thầy lí nhiều hơn Cải.
C. Cả hai lí do trên.

8. Truyện gây cười bằng thủ pháp nào?
A. Kết hợp miêu tả lời nói và cử chỉ của nhân vật.
B. Lối chơi chữ độc đáo.
C. Cả hai thủ pháp trên.

9. Đối tượng phê phán trong truyện này là nhân vật nào?
A. Thầy lí
B. Ngô
C. Cải
D. Cả ba nhân vật.

10. Ngô và Cải lâm vào một tinh cảnh như thế nào?
A. Bi
B. Hài
C. Vừa bi vừa hài.

ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5
B C C C D
6 7 8 9 10
C B C A C
 
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây