Giải bài tập nâng cao ngữ văn 6, Hướng dẫn giải bài tập

Thứ tư - 13/11/2019 11:27
Hướng dẫn giải đáp ngữ văn 6, Phần tập làm văn, Chương I. Văn tự sự, Hướng dẫn giải bài tập

Bài 1: Phải đạt hai yêu cầu : Đặt tên (gắn với biệt hiu) và nêu đặc điểm ngoại hình của từng kiểu nhân vật. Muốn vậy, phải xác định trước đặc điểm ngoại hình.

Mẫu: a) Một cậu học sinh cá biệt : đặt tên (gắn với biệt hiệu) : Hùng "g", Hùng "", Hùng "sẹo",...

Đặc điểm ngoại hình : vóc người nhỏ thó, da đen bóng vì chạy ngoài nắng quá nhiều, gương mặt gy gầy, xương xương, lông mày rậm, trán dô, tóc rẻ tre, có cái sẹo trên mt là chứng tích của một lần trèo cây bị ngã, lúc nào cũng kè kè một cái nỏ cao su, v.v.

Bài 2:
- Yêu cầu 1 - Tinh tiết truyện được sắp xếp độc đáo, để cho nhân vật ba lần kéo lưới ở ba chỗ khác nhau mà đu có thanh sắt mắc lưới. Sự nhầm ln ca nhân vật ln kéo lưới thứ nhất càng tăng thêm yếu t bt ngờ ngẫu nhiên. Cho đến lần thứ ba mới phát hin ra đó là một thanh gươm. Chi tiết này chứng t đây là ý trời.

- Yêu cầu 2 : Vận dụng ngh thuật kể để viết đoạn văn tự sự. Muốn làm tôi yêu cầu này cần lưu ý : phải tạo được sự hiu nhầm, sự ngẫu nhiên, tình cờ để làm nổi bật được nim vui bất ngờ cho nhân vật.

Ví dụ : Cậu bé gặp một bài toán khó. Lần thứ nhất chỉ giải một nhoáng là ra đáp s - cậu ngạc nhiên, không dám tin. Lần thứ hai ri lần thứ ba, cu tìm cách giải khác, vẫn ra đáp số ấy.

Bài 3 : Có hai yêu cầu
a) Yêu cu thứ nhất là tìm hai cốt truyện có cùng một ý nghĩa. Tìm cốt truyện nào cũng phải làm nổi bật được "bài học nhớ đời" đối với nhân vật.

Ví dụ : Cốt truyện 1 : A xin mẹ đi bơi ở h. Mẹ không cho. Buổi trưa, đợi mẹ đi ngủ rồi A lên đi. Ra đến h A gặp một cậu bạn cùng xóm cũng đang tập bơi. Ban đầu A ch dám bơi trong bờ. Sau đó, máu "iêng hùng" nổi lên, A bơi ra ngoài xa. Câu bạn ngăn không được. Không ngờ bị chuột rút, A chới với... May mà có anh thanh niên đi qua, cậu bạn kêu lên, anh thanh niên đã cứu được A...
Học sinh hãy tự tìm cốt truyện thứ hai.

b) Yêu cu thứ hai là viết M bài theo nhiều cách khác nhau. Dù viết cách nào thì cũng nên ngắn gọn, đi thẳng vào câu chuyện và gây được hứng thú cho người đọc, người nghe (tuỳ theo cốt truyện mà chọn cách Mở bài).

Bài 4 : Yêu cầu giới thiệu nhân vật, tức là phải nêu được tên, đặc điểm ngoại hình và đặc điểm tính cách của các nhân vật.

Mẫu : a) Lời giới thiệu về một bác thương binh vui tính : Lũ trẻ trong xóm tôi đứa nào cũng quỷ bác Hưng. Bác là một thương binh thời chống Mĩ. Một cánh tay và một bàn chân của bác đã bị bom Mĩ cắt ngang. Mọi người gọi bác bằng cái tên "Hưng cụt”. Bác nhận cái tên ấy rất thoi mái. T ngày v làng, dù đã có chế đ đãi ngộ riêng, nhưng bác vẫn soạn một thùng đ nghề ra đầu xóm, chỗ gốc đa, làm ngh chữa xe đạp. Chưa trông thấy mt nhưng mọi người có thể nhận ra bác nhờ tiếng nạng gỗ gõ xuống đất "lộc cộc... cộc cộc...” và tiếng cười sang sng. Bác rất vui tinh, lại hay kể chuyện nên bọn tr thường r nhau ra gốc đa đu làng ngồi cùng với bác, đến hết buổi mới chịu về. Có hôm, bác còn đãi chúng tôi một cháu ngô nướng hay một rá lạc rang. Bác thường khuyên chúng tôi phải chịu khó học tập và phải biết lao động để sau này tr thành người có ích cho cuộc đời. Hôm nào tr trời, vết thương cũ tái phát, bác phải nghi nhà là chúng tôi lại thấy nhớ. Đứa nào cũng thơ thẩn, đi ra đi vào, chờ nghe cái âm thanh nạng gỗ "lộc cộc...” gõ xuống đường và tiếng cười vang của bác Hưng...
(Vận dụng cách viết của đoạn văn mẫu trên, học sinh hãy viết tiếp những đoạn văn còn lại).

Bài 5 : - Yêu cầu bài tập này là viết đoạn văn đ kể sự việc. Tức là chú ý tới din biến của sự việc (có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc); phải tìm các tình huống, các chi tiết cụ th. Kể sự việc cũng có thể xen vào một vài câu miêu t nhân vật có liên quan tới sự việc đó.
 
- Mẫu :

a) Một em bé hờn di vì một lí do nào đó : Bé Na đang khóc thút thít ở đầu hồi nhà. Chả là bé hờn di mẹ đy mà! Lí do thật đơn gin : Bé đòi mẹ đi chơi công viên. Mẹ đã hứa sẽ đưa bé đi chơi. Nhưng đùng một cái, hôm nay mẹ lại có việc bận ở cơ quan, thế là lời hứa không thực hiện được. Bé giận mẹ. Mặc cho mẹ dỗ dành, ri xin li, bé cứ khóc mãi. Nước mắt chy từng hàng trên gương mặt bầu bĩnh. Bé nấc lên, có v tủi thân lắm. Chú mèo mướp thấy vậy, đến cọ mình vào chân bé "meo meo" như có ý hi : "Việc gì mà bé Na khóc nhè thế ?". Thường ngày thì bé đã cúi xuống bế mèo lên vuốt ve rồi, nhưng hôm nay thì không được. Vì bé còn bận phải "khóc nhè" mà! Mèo ta vẫn không chịu thua, cứ quẩn quanh, "meo meo" mãi. Ý chng mèo ta "lêu lêu" bé Na đấy ! Nghĩ thế, bé Na càng bực mình thêm. Bé lấy chân, hất mạnh một cái. Mèo ta bị bất ngờ, văng dáng vào chỗ con mực đang ngủ. Mực ta giật mình bừng dậy "gừ...", "ngao...". C hai con vật xù lông lên, nhe răng ra, lừ lừ nhìn nhau. Bé Na bật cười thành tiếng. Thế là không khóc được nữa. Bé chạy lại ôm lấy mèo mướp. Nước mắt vn còn đọng trên bờ mi.
(Theo đoạn văn mẫu trên, học sinh hãy viết tiếp những đoạn còn lại).

Bài 6 : - Yêu cầu : Triển khai câu chủ đề thành một đoạn văn. Như vậy tức là phải xác định được nội dung chính mà câu chủ đề đ cập tới. Từ ý của câu chủ đề có thể hình dung được toàn bộ đoạn văn. Lưu ý là câu ch đề phải được giữ nguyên và đặt đầu đoạn.

Ví dụ : ở câu ch đề (a), nội dung thông báo chính là "tôi cùng lũ tr trong xóm rủ nhau ra đ chơi trò đánh trận giả". Toàn bộ đoạn văn được triển khai phi giới thiệu v trò chơi này (thời gian, địa điểm, diễn biến, không khí cuộc chơi,...).

- Mẫu : Buổi chiều hôm ấy, tôi cùng lũ tr trong xóm r nhau ra để chơi đánh trận giả. Mặt đê lộng gió, mát rượi. Ánh nng nhạt dn. Hơi nước t sông Lam phả lên, làm dịu không khí của chiều hè. Chúng tôi chia làm hai phe : Phe quân xanh do thằng Vinh làm th lĩnh, phe quân đthì nhất trí c tôi. Mỗi bên chiêm lĩnh một triền đ. Trận đánh bắt đầu. Những bụi cây lúp xúp, những gò đất tr thành chỗ nấp của chúng tôi. Cũng lăn lê, bò toài. Cũng hở xung phong vang trời dậy đất. Tiếng cười nói, tiếng cãi nhau chí choé làm rộn rã cả một quãng đê. Có những lúc hăng lên, chúng tôi xông vào đánh giáp lá cà. Thằng nào bị lưng chạm đất là coi như đã "hi sinh". Những chỗ chúng tôi qun nhau, bụi tung mù mịt. Đứa nào đứa nấy mồ hôi m kê nhễ nhại, quần áo tóc tai bám đầy đất đ. Mệt mà vui ghê. Trận chiến diễn ra giằng co quyết liệt, không phân thắng bại. Quán của hai bên đã "hi sinh" quá nửa. Số còn lại quyết "t th" bám giữ trên đê không cho phe kia chiếm đất. Chúng tôi đang bàn mưu tính kế đánh úp quân xanh thì đột nhiên phía bên kia triền đê, có tiếng la oai oái. Rồi thằng Vinh nhảy choi choi trên mặt đê, chân tay múa tít. Không hiểu mô té gì, chúng tôi xông lên bất sống "tướng dịch". Thằng Vinh d khóc d mếu đưa tay đầu hàng rồi lại nhảy choi choi. Lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ. Thì ra là cu cậu lại nấp đúng chỗ có ổ kiến lửa. Những con kiến càng to đang bò khắp qun áo nó, đốt chí tử. Thế là chúng tôi vội vã khiêng thằng Vinh ra bờ sông, ném nó xuống nước. Cả bọn ào theo sau nhy xuống sông vùng vẫy. Thế là tan cuộc chơi.
(Theo đoạn văn trên, học sinh tự viết đoạn văn còn lại)

Bài 7 : - Yêu cầu xác định :
- Câu ch đ: Chính là câu thứ nhất của mỗi đoạn.
- Yêu cu xác định nội dung chính : Nm ngay ở câu chủ đề (dựa vào câu chủ đ để xác định rõ).

Bài 8 : - Yêu cầu thay ngôi kể : Chuyển đại từ tôi sang danh từ Dế Mèn (từ ngôi thứ nhất chuyển sang ngôi thứ ba).
Khi ngôi kể đã thay thì cách diễn dạt cũng phải thay đổi theo cho phù hợp.

Ví dụ : Nhưng tôi cóc sợ. Coi họ làm gì ni tôi tốt ! (kể ngôi thứ nhất). Chuyển thành : "Nhưng Dế Mèn đâu có sợ. Xem chừng thì anh Xiến Tóc cũng chẳng làm gì nổi Dế Mèn" (kể ngôi thứ ba).

- Thay đổi ngôi kể khiến cho đoạn văn có tính khách quan hơn. Nhưng thái độ của nhân vật lại không thể hin rõ như ở đoạn văn dùng ngôi kể thứ nhất.

Bài 9 : - Yêu cầu thay ngôi kể, chuyển danh từ "Trọng Thuý" sang đại từ "tôi", thay Triu Đà bng cụm từ "phụ vương ti" (từ ngôi thứ ba chuyển sang ngôi thứ nhất).

Cách din đạt cũng vì thế mà thay đổi theo. Ví dụ : "Đến gần bờ biển, thấy xác vợ nằm trên thm c, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai, Trọng Thuỷ khóc oà lên, thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa Thành rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết" (kể ở ngôi thứ ba). Sang ngôi kể thứ nhất, câu văn ấy phải lách thành nhiều câu ngn : "Đến gần bờ biển, tôi trông thấy xác Mị Châu. Nàng nm trên đám c, tuy chết mà nhan sắc không mờ phai. Đau đớn, bàng hoàng, tôi không dám tin đó là sự thật. Lỗi lầm này là của tôi. Không nén ni đau đớn, tôi oà lên khóc rồi thu nhận thi hài Mị Châu đem về chôn trong Loa Thành. Tôi làm sao có thể sống thiếu nàng được ? Chỉ có cái chết mới giúp tôi được gp nàng. Cái chết s giúp tôi vơi bớt niềm ân hận. Hãy chờ ta nhé, Mị Châu ơi!" .

- Thay đổi ngôi kể khiến cho đoạn văn mang tính ch quan. Và vì đ diễn tả cảm xúc, thái độ của nhân vật một cách trực liếp, cách din đạt của đoạn văn trở nên dài dòng hơn.

Bài 10 : - Yêu cu : sắp xếp lại trật tự lời văn trong từng câu. Việc sắp xếp này phải đảm bảo tính hợp lí: Hợp nội dung diễn đạt, hợp lô gích,...
- Mẫu : a) Tên tướng giặc vô cùng hong sợ, phải cất râu thay áo, giả làm người dân thường để ln trốn.
(Theo mẫu trên, học sinh sp xếp các câu còn lại).

Bài 11 : - Yêu cầu : Thay lời hai nhân vật, lần lượt viết thành hai đoạn văn mới có cùng nội dung với đoạn trích đã nêu (chuyn ngôi kể thứ ba thành ngôi kể thứ nhất).
- Lưu ý : Thay lời nhân vật nào thì phải để nhân vật ấy xưng tôi, và phải đt vào vị trí của nhân vật ấy đ nhìn nhận diễn biến sự việc.
Ví dụ : Nếu là Thạch Sanh tự kể chuyện thì ngay đu đoạn không thể nói toạc ra âm mưu của mẹ con Lí Thông,...
Nếu là Lí Thông tự kể thì không thể biết được diễn biến cuộc chiến giữa Thạch Sanh với chằn tinh một cách trực tiếp, phải qua lời kể lại của Thạch Sanh mới hiểu được sự việc,...

Bài 12 : - Yêu cầu : Chọn ngôi kể và thứ tự kể cho câu chuyện được đề cập tới trong đ văn. Sau đó lí giải.
- Lưu ý : Đây là câu chuyện kể v một k nim, do đó nên xưng "tôi" (kể ở ngôi thứ nhất). Nội dung có tính chất hi tưởng nên thứ tự k có th đi từ hiện tại, quay trở v quá khứ để lí giải rõ (không nên lẫn lộn giữa thứ tự kể với diễn biến cốt truyện).

Bài 13: a) Cách dùng từ ngữ trong lời hội thoại của đoạn văn : để cho nhân vật thầy đồ Cóc dùng nhiều từ Hán Việt để nói chữ. Vì nhại lại để giễu cợt nên lời đáp của Dế Mèn cũng dùng kiểu diễn đạt này.

b) Thay thế các từ Hán Việt bằng từ thuần Việt để viết lại đoạn văn (Ví dụ : "Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn ?" có th đổi thành : "Vì lí do nào mà hai vị tráng sĩ nhàn nhã qua chơi thôn xóm của tôi ?").
Lưu ý : Có những từ Hán Việt không cần phải thay (tráng sĩ,...).

c) So sánh và lí giải: Đoạn văn viết lại có nội dung diễn đạt dễ hiểu hơn đoạn văn gốc.
Lí do mà Tô Hoài chọn cách viết trên : Đ làm nổi bật nét tính cách đáng mỉa mai, giễu cợt của thầy đồ Cóc : Đó là cái bệnh hay nói chữ mà không thèm hiểu nghĩa.

Bài 14 : - Yêu cầu : Chuyển đoạn văn tự sự có câu hội thoại gián tiếp thành đoạn văn tự sự có câu hội thoại trực tiếp.
- Lưu ý : Chỉ chuyển những câu có ý hội thoại:
Ví dụ : "Thấy lạ, tôi hỏi thì ông trả lời rằng đây là cây mai mà một người đồng đội cũ của ông đã đem từ min Nam ra tặng" (Câu có lời thoại gián tiếp).
Chuyển : "Thấy lạ, tôi hỏi:
- Ông ơi ! Vì sao ông lại nói chuyện có vẻ thân mật với cây mai thế ?
Ông tôi trả lời:
- Đây là cây mai mà một người đồng đội cũ của ông đã đem từ miền Nam ra tặng đấy cháu ạ !" (Đoạn có lời thoại trực tiếp).

Bài 15 : - Yêu cầu : Từ cốt truyện đã cho để viết thành đoạn truyện ngắn. Các nhân vật trong truyện đã được nhân hoá (Gồm : quần dài, áo, dép phải, dép trái). Riêng nhân vật cậu bé thì có thể đặt tên và để ở ngôi thứ ba. Có thể dùng các lời hội thoại trực tiếp.
Mẫu :                                      Đồ dùng để ở đâu
Minh nhìn lên đng hồ. Đã đến giờ đi học. Minh cuống cuồng tìm qun áo để mặc. Nhưng chú bé không thấy qun dài, không thấy áo, không thấy dép đâu c.
Minh gắt lên :
- Qun áo ta đâu rồi ?
Quần lên tiếng :
- Tôi đây ! Tôi đây : Tôi ở trong xó tủ. Tối qua anh nhét tôi vào đây cơ mà.
- Áo ta đâu ?
- Tôi ở đây ! Trên đỉnh màn này. Tối qua anh vứt tôi lên đây cơ mà ! - Chiếc áo nhăn nhúm kêu lên như vậy.
- Dép của ta đâu ?
- Tôi đây ! Dưới gm tù ấy! - Chiếc dép bên phi tr lời, chiếc bên trái nằm im thin thít. Nó không nghe thấy tiếng Minh hi. Nó nằm ngoài ca.
Cuối cùng, Minh cũng mặc xong quần áo và tìm thấy dép. Nhưng trống vào học đã đánh rồi. Minh chạy bở hơi tai mà vn chậm. (Nhị Hà, dẫn theo Tiếng Việt 2, tập hai, NXB Giáo dục, 2000).

Bài 16 : - Yêu cầu : Viết đoạn văn tự sự ghi lại cuộc đối thoại giữa hai quyển sách giáo khoa cũ và mới. Do dó, phải dùng nghệ thuật nhân hoá. Lời đối thoại phải dí dỏm, th hin thái độ của từng nhân vật.
- Lưu ý : Quyển sách giáo khoa cũ thì tỏ thái độ buồn rầu, quyển sách giáo khoa mới thì tỏ thái độ tự tin, có phần ngây thơ (vì nó chưa hiểu v cu chủ nhỏ). Trong lời đối thoại giữa hai nhân vật nên nhắc tới cậu ch nhỏ này với thái độ phê bình.

Bài 17 : - Yêu cầu : viết đoạn văn hội thoại. Nhân vật là hai học sinh (có th đặt tên cho từng nhân vật). Đề tài là bo vệ môi trường (nên đi vào một khía cạnh nhỏ : hoặc vấn đề bảo v cây xanh, hoặc vấn đề xử lí rác thi), v hình thức, đoạn văn phải chứa các kiểu dấu câu thật linh hoạt (dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, dấu chấm than). Thực chất, đi kèm với các loại dấu câu ấy chính là các kiểu câu thường dùng trong hội thoại.
- Lưu ý : Lời hội thoại cần ngắn gọn, có thể kèm thêm các từ ngữ th hiện thái độ của người nói. Trong nội dung của đoạn văn, nên để cho một nhân vật phạm li, nhân vật kia nhắc nhở.

Bài 18 :
a) Phát hiện li của đoạn : Chủ yếu là lỗi lô gích (câu chuyện kể có một số chi tiết chưa hợp lí: Khi chị học sinh bị tai nạn, nhân vật kể chuyện "dìu chị ấy đến trạm xá" và sau đó "ba chân bốn cng ù chạy đến lớp". Còn hai chiếc xe đạp biến đi đâu ? Hoặc chi tiết : Chiếc xe đạp "lăng cả bánh" vì đường "trơn như đổ mỡ", vậy mà câu sau, người kể lại tả rằng mình "hối hả đạp thật nhanh". Như vậy là ý mâu thuẫn nhau).

b) Chữa li và viết lại đoạn : Muốn chữa li thì phải thay đổi các chi tiết chưa hợp lí đã nêu trên.

Bài 19 : - Yêu cầu : Viết lại đoạn văn đã cho theo hướng sửa lại các lỗi diễn đạt (sử dụng câu hội thoại trực tiếp chưa đúng). Muốn vậy, người viết lại đoạn văn phải xác định lời hội thoại trực tiếp nằm ở câu văn nào trong đoạn đã cho.
- Lưu ý : Cn dùng các kiu câu khác nhau để din đạt lời hội thoại.
Ví dụ : Từ câu "Tôi xẳng giọng hỏi có phải cậu vẽ bậy lên bàn tớ không." (là câu trần thuật) có thể diễn đạt lại như sau :
Tôi xẵng giọng hỏi Sơn :
- Có phải cậu vẽ bây lên bàn tớ không ? (Câu nghi vấn).

Bài 20 : - Yêu cầu : Viết một đoạn văn ghi lại cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật ngói cũ và ngói mới. Như vậy đây cũng là đoạn hi thoại. Các nhân vật phải được nhân hoá. V cách din đạt, nên dùng lời hội thoại trực tiếp.
- Lưu ý : Đoạn văn không cần dài quá. Lời hội thoại nên ngn gọn và thể hin được thái độ, tính cách của từng nhân vật: Ngói mới thì kiêu ngạo, hợm hĩnh, còn ngói cũ thì điềm đạm,...


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây