Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Sử dụng và luyện tập một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Chủ nhật - 01/09/2019 11:09
Học và ôn luyện Ngữ văn nâng cao 9: Sử dụng và luyện tập một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 
I. Đọc - hiểu:
1. Thuyết minh là gì ? - Nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự việc hoặc hình ảnh đã đưa ra. Thuyết minh ảnh triển lãm. Người thuyết minh phim. Bản vẽ thiết kế có kèm thuyết minh. 

2. Thế nào gọi là văn thuyết minh? Đặc điểm - tính chất của văn thuyết minh là gì?
- Văn bản tliuỵết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
                                                                                         (Ngữ Văn 8 - tập 1)

3. Cần phân biệt văn thuyết minh với các loại văn khác.
Ví dụ, cùng viết về Cà Mau, nhưng bài của Nguyễn Tuân (Vần tiếng dội Cà Mau ấy) là tùy bút, bài của Anh Đức gửi Nguyễn Tuân là bút kí, bài của Đoàn Giỏi (Sông nước Cà Mau) trong “Đát rừng phương Nam” là tiểu thuyết, bài “Về với Cà Mau” của giáo sư Trần Quốc Vượng là văn bản thuyết minh, v.v...
- Có nhiều người đã viết về Hạ Long. Thơ có hàng trăm bài. Văn xuôi có 3 bài tiêu biểu.
- “Hạ Long” của Thi Sảnh là bài thuyết minh.
- “Hạ Long” của Nguyễn Khắc Viện là bài bút kí.
- “Hạ Long - Đá và Nước” của Nguyên Ngọc là bài tùy bút.
Về việc học, bài “Luận học pháp” (Bàn về việc học) của La Sơn Phu tử là bài tấu, thể văn cổ; bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm là bình luận xã hội, bài viết của Phan Đình Diệu trong Tạp chí Tia sáng là bài bình luận xã hội về “Cách học tập”, về “Cái tâm trong học tập”.
Sự phân biệt và nhận diện này rất quan trọng. Nếu không phân biệt được thì sẽ có nhiều ngộ nhận. Nên nhớ văn thuyết minh không được hư cấu, không được bịa ra; sự vật có gì thì nói thế, cần xác thực.
Ví dụ, một học sinh giỏi giới thiệu kinh nghiệm tự học của mình cho các bạn nghe, thì đó là văn bản thuyết minh. Còn hai đoạn văn của giáo sư Phan Đình Diệu (đã nói) đâu phải là văn bản thuyết minh. Tính chất, đặc điểm, ý nghĩa của vấn đề mà giáo sư nêu lên để bàn luận, bình luận rộng lớn, sâu sắc hơn nhiều.

4. Một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh
Trong văn bản thuyết minh, người viết có thể sử dụng một trong những biện pháp nghệ thuật sau đây: tự sự, miêu tả, dùng số liệu, so sánh và dối chiếu, lập luận,...
. a. Sử dụng yếu tới tự sự trong văn bản thuyết minh
Lễ hội Đồng Nhân
Đồng Nhân có Đồng Nhân Châu (Châu: bãi) và Đồng Nhân xóm Chùa, hai làng vốn cùng một cội nguồn, nằm sát hữu ngạn sông Hồng, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đồng Nhân có đền thờ hai vị nữ anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lễ hội Đồng Nhân có đã lâu đời, diễn ra trong 3 ngày từ mùng 4 đến mùng 6 tháng Hai âm lịch hằng năm.
Ngày mùng 4 làm lễ tiền cáo. 
Ngày mùng 5 làm lễ chính tịch có lễ rước nước và tế lễ.
Sáng sớm mùng 5, dẫn đầu đám rước đông hàng nghìn người, các bô lão và chủ tế đưa thuyền ra giữa sông Hồng lấy nước đổ vào 2 cái chóe bằng sứ đem về đền để tắm tượng và dâng cúng. Hai bà lão đức hạnh nhất làng được cắt cử ra tắm tượng và thay áo mới cho tượng; số nước còn lại dùng dâng cúng suốt năm.
Tắm tượng xong thì tế lễ: dâng hương. Nến thắp sáng lung linh hàng trăm ngọn. Tiếng chiêng trống nôi lên trầm hùng. Lễ múa đèn diễn ra tưng bừng như lễ đăng quang của Hai Bà tại Mê Linh nghìn năm về trước. Đội múa đèn có 10 thiếu nữ mặc áo dài đen thắt lưng đỏ ở ngoài áo, múi buộc chéo cạnh sườn. Đèn là một cái đài chung quanh có dán những cánh hoa giấy rực rỡ. Giữa đèn là một ngọn nến đang cháy. Thiếu nữ múa đèn hai tay cầm hai đèn, lượn qua lượn lại, đi vòng đi chéo xung quanh bàn thờ, nhịp nhàng theo chiêng trống. Có lúc họ chụm lại rồi chia thành hàng đôi đối diện nhau trước bàn thờ. Ánh lửa nến lung linh làm cho đôi má thiếu nữ hồng lên thật đẹp.
Dẫn đầu đội múa đèn là một chàng trai đóng giả gái được hóa trang rất khéo, thường gọi là “con đĩ đánh bồng”, vai đeo một cái trống cơm, vừa đi vừa vỗ vào mặt trống giữ nhịp, dáng điệu mềm mại ẻo lả, cảnh múa đèn thêm rộn ràng, linh hoạt.
Lễ múa đèn làm cho lễ hội Đồng Nhân mang màu sắc lịch sử bi hùng, cổ kính và thiêng liêng.
Ngày mùng 6 tháng 3 hàng nghìn người dân làng Đồng Nhân cùng với dân các làng kết nghĩa như Phụng Công, An Duyên làm lễ kết thúc hội và đóng cửa đền. Chén rượu mừng xuân mừng các bô lão trăm tuổi, xóm làng yên vui, hạnh phúc, thái bình. Cuộc đánh cờ người diễn ra đến chiều tối.

b. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Đàn bầu
Đàn bầu là một thứ nhạc khí đem lại sự say mê cho mỗi người Việt Nam, sự thán phục ngợi ca của bè bạn trên khắp thế giới.
Chưa có một cây đàn nào trên thế giới có âm thanh và cách diễn tấu như đàn bầu, chưa có ở đâu đàn một dây lại phát huy được khả năng thể hiện đa dạng như đàn bầu. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho biết đàn bầu bắt nguồn từ một nhạc khí cổ của dân tộc là trống quân. Một số người vẫn chơi đàn bầu như chơi trống quân, nghĩa là lấy một cái que chống vào điểm 2/3 của sợi dây rồi gõ vào hai phần có hai âm thanh khác nhau của sợi dây này.
Sở trường của đàn bầu là dùng tay phải lẩy lên một âm gió rất gần với người, rồi lại dùng tay trái điều khiển cho âm gió ấy uốn lên, lượn xuống tuỳ theo ý muốn.
Các nhạc công đàn bầu ngày nay còn sáng tạo ra được nhiều thủ pháp biểu diễn khác làm cho đàn bầu có thể “vè” như đàn nguyệt, chạy ngón nhanh như đàn thập lục, v.v...
Hình dáng và cấu trúc đàn bầu có thể rất đơn sơ. Bộ phận không thể thiếu là sợi dây. Có người lấy răng cắn chặt một đầu sợi dây, còn đầu kia mắc vào mặt của chiếc hộp rỗng; rồi tay trái cầm cái hộp này vừa làm hộp cộng hưởng vừa làm vật điều khiển cho sợi dây căng thẳng, còn tay phải thì gảy.
Đầy đủ hơn thì dùng đoạn đầu trẻ đôi làm thân để căng sợi dây và quả bầu khô làm vật cộng hưởng - có lẽ đây là cách làm đàn phổ biến nhất, vì vậy mới dùng vật liệu
Quả bầu làm tên gọi cho cây đàn. Ngày nay, người ta làm những cây đàn bầu rất công phu và thường có lắp bộ khuếch đại âm thanh bằng điện tử.
                                                                                         Phó tiến sĩ âm nhạc
                                                                                               Nguyễn Xinh
c. Thuyết minh kết hợp với lập luận và các yếu tò khác như tự sự, miêu tả, so sánh.
Văn bản thuyết minh - trong đó có loại văn bản chỉ giới thiệu, thuyết minh một cách đơn thuần, có loại văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận.
Hồ Tây
Hồ ở giữa Tây Bắc kinh thành Thăng Long, xưa có tên là Kim Ngưu (theo sự tích tiếng chuông khổng lồ của Nguyễn Minh Không đã khiến Trâu Vàng ở Trung Quốc chạy sang và ẩn ở dưới hồ). Thời Lý, Trần gọi là Dâm Đàm (đầm có nhiều sương mù bao phủ); sang thời Lê mới đổi tên là Hồ Tây.
Hồ rất rộng, phong cảnh đẹp, được dùng làm nơi nghỉ mát của các triều đại. Nhiều cung điện được xây dựng quanh hồ như cung Thúy Hoa đời Lý, điện Hàm Quang đời Trần (nay gọi là chùa Trần Quốc); cung Từ Hoa triều Lý nay là chùa Kim Liên làng Nghi Tàm, cung Ngọc Đàm đời Trần ở địa phận làng Yên Phụ, v.v...
Con đường vòng quanh Hồ Tây dài 12 km, chạy qua những vườn hoa của các thôn Nghi Tàm, Tây Hồ, vườn đào thôn Nhật Tân; rải rác dọc đường là những đình, đền, chùa nổi tiếng.
(Theo Lịch Văn hóa tổng hợp)
Văn bản này chỉ thuyết minh và chú thích nhỏ, chứ không có miêu tả, kết hợp với lập luân, giải thích.
Đất Tổ: huyền thoại và lịch sử
                                                                                    G.sTrần Quốc Vượng
1. Huyền thoại phủ lên những di tích và danh thắng như một màn sương nhẹ khiến các đường nét của cỏ cây và kiến trúc đều nhạt nhòa như ẩn như hiện trong hiộn thực cuộc đời...
Nữ văn sĩ xinh đẹp và nổi tiếng Blaga Dimitrôva(1) qua thăm Việt Nam có nhận xét ở xứ sở này thật khó phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là hiện thực lịch sử.
2. Miền đất Tổ với đền đài, lăng tẩm vua Tổ Hùng Vương trên sườn núi Nghĩa... cũng là như vậy. Mẹ tiên Âu - bố rồng Lạc là cặp vợ chồng khởi nguyên thần thoại của dân tộc Việt Nam. Nhtmg Âu - Việt miền đồi gò thung lũng kết hợp với Lạc Việt miền sông núi biển cả để trở thành Âu - Lạc lại là hiện thực. Tam Đảo chở che miền chóp đỉnh lam giác châu sông Nhị, nơi ngã ba Bạch Hạc Việt Trì, xuất phát điểm địa lý của sự hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ là một hiện thực địa - kinh tế, địa - văn hóa...
Nhưng Sơn Tinh tức thần núi Tản Viên và Thủy Tinh tức thần nước Sông Thao thì lại là huyền thoại(2).
Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương - lên ba tuổi vươn mình thành người kổng lồ đánh giặc An, được thờ nơi dền Thượng của ngọn núi Hy Cương là huyền thoại.
Cũng là huyền thoại, khi tổ tiên ta “nhìn” các ngọn đồi trung du thành 99 con voi chầu về Đất Tổ (3).
3. Nhưng sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, sự nghiệp giữ nước chống bành trướng Bắc phương của người Việt cổ thì lại là hiện thực lịch sử. Hiện thực ấy có  thể nhìn thấy bằng mắt, sờ được tận tay qua hàng trăm di chi đồ đá - đồ đồng - đồ sắt sớm được phát hiện và khai quật liên tiếp mấy chục năm qua trên miền Đất Tổ. Và đó, chiếc lưỡi cày đồng, chiếc liềm hái đồng thau, chiếc rìu sắt, chiếc cuốc đá, những ngọn giáo búp đa, những mũi tên đồng hình lá, hình ba cạnh... và biết bao vòng lay hạt chuỗi, khuyên tai đá - ngọc đứng xếp hàng cạnh nhau trong các tủ kính của nhà bảo tàng Đất Tổ - Vua Hùng là những vật minh chứng cho cả một chặng đường dài lịch sử vài thiên niên kí trước còng nguyên.
4. Công việc của nhà khoa học, nhà khảo cổ là “giải ảo hiện thực”, để phục chế lại sự thực lịch sử khách quan thời đại các Vua Hùng. Còn dân gian xưa thì nội tâm hóa mọi nghiệm sinh lịch sử để qua cái nhìn huyền thoại - huyền tích mà xuất lộ những câu chuyện truyền miệng để đời... mà huyền thoại, huyền tích... thì chi là sự thần thánh hóa sức mạnh trần gian... nó Thực mà không Thật (vrai mais non réel).
5. Chính cái Hay, cái Đẹp khi hành hương về Đất Tổ ngày 10 tháng Ba lịch Trăng (4), khi “trở về cội nguồn” dân tộc là như vậy! Ta đi thăm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, đền Giếng, ta ngắm nhìn vùng ngã ba sông hoành tráng, những núi đồi như bát úp ở trung du... Ta tìm cái thực và cứ ngỡ trong mơ...
Ta giẫm chân trên tảng nền Đất Tổ nhưng tâm ta lại được hòa trong khói hương huyền thoại...


1. Nữ thi sĩ Bungari.
2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
3. 99 núi Con Voi ở vùng Phong Châu.
4. Ngày 10-3 Âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
 Bài “Đất Tổ: huyền thoại và lịch sử” của giáo sư sử học Trần Quốc Vượng là một văn bản thuyết minh có sự giới thiệu, thuyết minh về vùng Đất Tổ. kết hợp với sự phân tích, giâi thích và chứng minh “huyền thoại vờ lịch sử” của miền Đất Tổ.
Phần 1 là mở bài, tác giả nêu lên miền Đất Tổ, di tích và danh thắng bao phủ một màn sương huyền thoại: dẫn nhận xét của nữ sĩ Blaga Đimitrôva để thuyết phục người đọc: “Ở xứ sở này thật khó phân biệt đâu là huyền thoại, đâu là hiện thực lịch sử”.
Phần 2, giáo sư chứng minh rằng:
- Huyền thoại và lịch sử phủ mờ đền đài, lăng tẩm, Vua Tổ Hùng Vương trên núi Nghĩa.
- Mẹ Âu Cơ (tiên); Bố Lạc Long Quân (rồng) là huyền thoại.
- Âu Việt kết hợp với Lạc Việt để trở thành Âu Lạc (thời An Dương Vương) là hiện thực lịch sử.
- Núi Tản Viên, ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì là một hiện thực địa - kinh tế, địa - văn hóa xuất phát điểm địa lí của sự hình thành Nhà nước đầu tiên của người Việt cô.
Sự tích, truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, Phù Đổng Thiên Vương là huyền thoại.
Phần 3, Trần Quốc Vượng chi rõ:
- Sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, sự nghiệp giữ nước chống bành trướng Bắc phương của người Việt cổ là hiện thực lịch sử. Hàng trăm di chi đồ đá, đồ đồng, đồ sắt được phát hiện và khai quật với những chiếc lưỡi cày đồng, chiếc liềm hái đồng thau, chiếc rìu sắt, chiếc cuốc đá, những ngọn giáo búp đa, những mũi tên đồng hình lá, những vòng tay hạt chuỗi, khuyên tai đá - ngọc, v.v... là hiện thực lịch sử. Đó là “những vật minh chứng cho cả một chặng đường dài lịch sử vài thiên niên kỉ trước công nguyên”.
Phần thứ 4, giáo sư giải thích: “giải ảo hiện thực” là công việc của nhà khảo cổ, còn tâm thức dân gian thì lưu giữ, lưu truyền huyền thoại, huyền tích miền Đất Tổ.
Phần thứ 5, là kết bài. Tác giả nói lên cảm xúc của mọi người khi hành hương về Đất Tổ nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch) là trở về cội nguồn dân tộc. Thăm đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, nhìn sông, nhìn đồi vùng trung du, vừa tìm được cái thực vừa cứ ngỡ trong mơ. Khói hương huyền thoại thấm vào hồn ta khi về thăm miền Đất Tổ.
 Tác giả có một lối viết rất sáng tỏ và gợi cảm đầy sức thuyết phục người đọc về hiện thực lịch sử và huyền thoại miền Đất Tổ. Nghệ thuật thuyết minh kết hợp với giải thích, chứng minh rất chặt chẽ. sáng tỏ.

3. Ghi nhớ:
- Trong văn bản thuyết minh phải căn cứ vào 2 cơ sở sau: một là, sự vật, vấn đề thuyết minh mang tính chuyên ngành, hoặc trừu tượng: hai là, đối tượng độc giả của bài thuyết minh là lớp người như thế nào, trình độ ra sao, thì ta mới kết hợp thuyết minh với lập luận, hoặc chỉ thuyết minh đơn thuần.
Ví dụ, một học sinh thuyết minh về ngôi chùa làng mình cho các bạn đến tham quan thì có lẽ chỉ thuyết minh đơn thuần là được. Nhưng một nhà khảo cổ thuyết minh vé cọc gỗ Bạch Đằng tại một Hội nghị khoa học về Chiến thắng Bạch Đằng thì bài thuyết minh ấy phải có chứng cứ khoa học, phải được giải thích một cách đầy đủ, tường minh.
- Văn bản thuyết minh những vấn đề, sự vật mang tính khoa học, trừu tượng thì người viết phải dùng các phép lập luận giải thích, phân tích, chứng minh để làm cho vấn đề, sự vật sáng tỏ, giàu sức thuyết phục.
- Lập luận phải chặt chẽ, lí lẽ phải sắc bén, dẫn chứng phải xác thực và chọn lọc, được sắp xếp hợp lí... thì bài thuyết minh mới có giá trị.
Luyện tập thuyết minh với giải thích
1. Cho các cáu thuyết minh sau, hãy hoàn chỉnh và bổ sung phần giải thích bằng định nghĩa, nêu ví dụ, kể việc làm cụ thể,... sao cho có phần thuyết minh và có cả phần giải thích.
a. Học tập là thu nhận kiến thức, mở mang sự hiểu biết, luyện tập kĩ năng do người khác truyền thụ cho. Tự học là tự vận động trí tuệ mình ôn luyện những kiến thức đã học tập được, tự đọc sách, tìm tòi, nghiên cứu... mở rộng đào sâu lí thuyết, vận dụng vào thực hành như làm bài tập, làm thí nghiệm khoa học theo phương châm học đi đôi với hành,...
b. Học lập là một quá trình liên tục bao gồm các khâu trong nhiều mối quan hệ gắn bó và tương tác, tương trợ:
- Tự đọc sách giáo khoa là đọc kĩ bài học, hiểu sâu bài học, làm bài tập và thí nghiệm (hóa, sinh)
- Tự đọc sách tham khảo là tìm đọc các cuốn sách nâng cao, mở rộng về bài học, về môn học. Không đọc lan man mà phải đọc có chọn lọc, có trọng tâm, đọc cho tinh, cho kĩ như Chu Quang Tiềm đã lưu ý: “Nếu được đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc 10 lần. “Sách cũ trăm lần xem không chán - Thuộc lòng, ngầm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách”.
                                                                                                (Bàn về đọc sách)
- Tự học khi nghe thầy cô giáo giảng bài là chú ý nghe, mắt quan sát, óc suy nghĩ, liên tưởng mở rộng, liên hệ với thực tế. Học và hỏi, học và phát biểu, tranh luận thì bài học mới sâu sắc. Câu hỏi: là gì? tại sao? như thế nào? luôn luôn tự địt ra trong đầu óc mình và tự tìm each giải đáp, học hỏi thầy cô.
- Tự học khi làm bài tập là biết vận dụng lí thuyết để giải toán, làm văn, vẽ bản đồ, làm thí nghiệm, v.v...
- Tự học thuộc lòng để rèn luyện trí nhớ, tích lũy kiến thức. Các định lí, công thức toán, lí, hóa ta phải nhớ kĩ và hiểu sâu. Các bài thơ trong phần văn học ta phải học thuộc lòng. Học ngoại ngữ cũng phải học thuộc lòng. Chả thế, từ xưa ông cha ta đã nhắn nhủ: Văn ôn võ luyện.
- Tự học khi làm thực nghiệm, thí nghiệm các môn Sinh học, Vật lí, Hóa học là cách học tập: học đi đôi với hành. Ví dụ, học cách mắc điện nối tiếp, mắc điện song song, cách thụ phấn cho ngô,... Qua các giờ thực nghiệm rất bổ ích và lí thú ấy, giúp ta vừa tránh được lối học chay, vừa để củng cố hiểu sâu phần lí thuyết.
- Tự học khi liên hệ thực tế là từ bài học trong sách giáo khoa mà ta liên hệ đến thực tế cuộc sống, thực tế xã hội. Ví dụ, học bài bình luận về vấn đề đạo đức, ta phải liên hệ đến người tốt việc tốt, các hiện tượng tiêu cực quanh ta, nhất là trong học sinh, trong nhà trường.
c. Tự học như trong các khâu trên là cách học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo và có hiệu quả nhất. Phải biết tự học suốt đời. Tự học là phương pháp học tập hữu hiệu nhất, tiên tiến nhất.
d. Học mà không tự học thì không có kết quả, vì cách học ấy thụ động, không năng động, sáng tạo. Phải biết học thầy và học bạn, biết học tập trong thực tế cuộc sống, biết cách đọc sách... Không biết tự học như thế là cách học tập lạc hâu, quẩn quanh, thiếu sinh khí, học mà không hành vậy.
e. Chữ “tự” trong “tự học” đòi hòi mỗi học sinh phải năng động, chủ động, sáng tạo trong học, luôn cải tiến phương pháp học tập để vươn lên học khá, học giỏi và tiến bộ không ngừng.

2. Lập dàn ý chi tiết cho bài thuyết minh:
Trình bày vấn đề tự học.
* Mở bài:
- Hiện nay, phong trào thi đua học tập tốt đang diễn ra vô cùng sôi nổi ở trường ta.
- Một vấn dề được đông đảo các bạn quan tâm là vấn đề tự học.
* Thân bài:
Tôi xin trình bày một vài ý kiến về vấn đề tự học, về kinh nghiệm tự học của bản thân. Đây chỉ là ý kiến hạn hẹp trong một đề tài rộng lớn mà thôi. 
- Thế nào là tự học? Ngoài việc học thầy, học bạn, người học sinh còn phải tự học. Tự học là tự đào sâu suy nghĩ nghiên cứu, tự đọc sách tham khảo để mở rộng kiến thức mà ta đã học tập được qua bài giảng của thầy, cô giáo. Biết vận dụng lí thuyết vào thực hành, biết coi trọng khâu luyện tập là ta đã biết tự học rồi. Học và hỏi, ôn và luyện, chính là tự học.
- Có mấy cách tự học? Cách tự học (hay phương pháp tự học) rất đa dạng, phong phú. Việc đọc sách tham khảo để hiểu sâu, hiểu rộng bài học trong sách giáo khoa là một cách tự học. Đọc tác phẩm thơ, văn chọn lọc, đọc tham khảo các cuốn bài tập Toán, Vật lí, Hóa học nâng cao là tự học. Bởi lẽ “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con dường quan trọng của học vấn” (Chu Quang Tiềm). Đác-uyn nhà bác học lừng danh của nước Anh trong thế kỉ XIX, khi tuổi đã cao mà ông còn tự học tiếng Đức, ngày đêm vẫn miệt mài đọc sách. Ông đã nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
- Ở lớp, ở trường tập trung cao độ trong giờ học theo dõi và suy nghĩ về lời thầy giảng giải, độc lập suy nghi và phấn đấu đạt kết quả cao khi làm bài tập, bài thực hành, không quay cóp cũng là một cách tự học.
- Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tế là một phương châm tự học đúng đắn. Ngoài việc học ở trường lớp, học thầy, học bạn, học trong sách, còn phải biết quan sát, lắng nghe, tìm hiểu trong cuộc sống, phải biết “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hiện nay, phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào bài trừ tệ nạn xã hội là những thực tế giúp học sinh tự học rất hiệu quả, nhất là khi học các môn khoa học xã hội nhân văn.
- Học tập là việc phải làm suốt đời. Cho nên vấn đề tự học là vấn đề quan trọng và luôn mới mẻ. Khi còn trẻ, được đi học ở trường, ở lớp, việc tự học là vô cùng quan trọng. Sau này, bước vào đời, đi làm, vấn đề tự học cũng không được coi nhẹ, vì tự học là tự đào tạo lại, để tiến kịp với công việc mà khoa học kĩ thuật và tiến bộ xã hội đòi hỏi.
* Kết bài:
- Trước đây, tôi còn coi nhẹ việc tự học.
- Càng học lên, tôi càng thấy việc tự học là rất quan trọng. Lớp ta có nhiều bạn học sinh giỏi có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc tự học.
- Chúng ta cần trao đổi kinh nghiệm tự học, học thông minh sáng tạo để cùng vươn lên học khá, học giỏi. Đó là điều mong ước của tôi.
                                                                                   Lê Quỳnh Long
                                                                  Lớp 9A trường Bắc Lý - Hà Nam
Thuyết minh
Những con vật nhỏ bé mà có ích
Trong thiên nhiên bao la, có một số loài vật nhỏ bé, có loài rắn độc, nhưng lại là nguồn thuốc quý, ong, nhện, tắc kè cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người.
Con ong
Ong có nọc độc, nhất là ong vò vẽ. Ong làm mật có mấy chục loài. Mật ong ngọt đậm và thơm. Sữa ong chúa ngào ngạt. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chữa lành vết thương và được dùng để làm sạch cũng như chữa mùi hôi răng, miệng.
Sữa ong chúa để tăng lực, hồi sức. Nọc ong được dùng chữa viêm khớp, đau lưng, đau nửa đầu. ong dùng được nhiều việc.
Con ong là biểu tượng cho các đức tính như cần lao, tích luỹ, kiến tạo. Ở vùng U Minh hạ có nhiều người sống bằng nghề ăn ong, mỗi năm thu được hàng trăm lít mật ong rừng. Nghề nuôi ong có đã lâu đời, là một nguồn lợi lớn. Ong mật là kĩ “sư nông học”, người bạn tận tụy của nhà nông.
Chiếc xe tăng 390 và bốn anh hùng
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, hải quân, không quân và ba cánh quân ta tiến công như vũ bão, giáng đòn sấm sét vào cơ quan đầu não chính quyền tay sai của đế quốc Mĩ ở Sài Gòn.
Xe tăng 390 sau khi tham chiến tiêu diệt giặc ở căn cứ Nước Trong- Long Thành, Đồng Nai, 5 giờ sáng cùng binh đoàn ào ạt tiến về nội đô Sài Gòn.
Nhiều xe tăng giặc chốt giữ ở cầu Sài Gòn. Những trận đấu pháo, đấu tăng diễn ra ác liệt. Xe tăng 390 sau khi bắn cháy hai xe M.41 của giặc, hành tiến lên phía trước. Đến ngã tư Hàng Xanh, lại bắn cháy tiếp hai xe M.l 13 của giặc. Hàng nghìn quân địch vứt vũ khí, quân trang tháo chạy kinh hoàng.
Xe tăng 390 húc đổ cổng sắt tiến vào dinh Độc Lập, tiến theo sau là xe tăng 843 do Bùi Quang Thận tiến lên. Bùi Quang Thận vác cờ chạy lên; Vũ Đăng Toàn nắm chắc súng A.K yểm trợ; Lê Văn Phượng quay súng 12 li 7 hướng lên nóc dinh Độc Lập. Xe tăng 390, xe tăng 843,... gào rú kinh thiên động địa. Lúc đó đúng 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng nửa xanh, nửa đỏ tung bay phần phật trên nóc dinh Độc Lập, điểm phút cáo chung của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
Chiếc xe tăng 390 và bốn anh hùng quân Giải phóng: Ngô Sĩ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập, Vũ Đăng Toàn đã được nữ phóng viên Pháp Francoise Demunder chụp trong giờ phút lịch sử oanh liệt, vẻ vang đáng nhớ đó.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây