Ngữ văn nâng cao 9: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Chủ nhật - 23/02/2020 11:10
Văn bản nhật dụng là văn bản đề cập đến sự việc, vấn đề mang tính thời sự của xã hội, được mọi người quan tâm.
1. Nên hiểu văn bản nhật dụng như thế nào cho đúng?
Nhật dụng nghĩa là thế nào?
Các cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Hoàng Phê,... đều giải nghĩa là: Thường dùng hằng ngày. Nhật dụng là từ Hán - Việt; cuốn “Từ điển Hán Việt” của Phan Văn Các cũng giải thích như thế.

Vậy văn bản nhật dụng là văn bản như thế nào?
Nên hiểu văn bản nhật dụng là văn bản đề cập đến sự việc, vấn đề mang tính thời sự của xã hội, được mọi người quan tâm.

Có văn bản mang tính nhật dụng hôm qua, nhưng hôm nay không còn nhật dụng nữa. Vậy các bài như: “Động Phong Nha” của Trần Hoàng, “Cầu Long Biên- chứng nhàn lịch sử” của Lý Lan, “Ca Huế trên sông Hương” của Minh Hương- có phải là văn bản nhật dụng hay không?

Theo ý chúng tôi ba bài đó không thuộc văn bản nhật dụng. Các bài: “Ôn dịch, thuốc lá” của Nguyễn Khắc Viện, “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan mới đích thực là văn bản nhật dụng. Nếu lạm dụng văn bản nhật dụng thì chẳng còn ý nghĩa gì!

2. Đọc và học văn bản nhật dụng như thê nào cho thiết thực?
Việc đưa văn bản nhật dụng vào sách Ngữ văn đã làm nổi bật ý nghĩa văn học và trang sách ngữ văn gắn liền với cuộc sống, coi trọng tính giáo dục đối với thế hệ trẻ.

Đọc và học văn bản nhật dụng cũng như đọc và học văn bản văn học khác. Sự hấp dẫn của văn bản nhật dụng là tính cập nhật và mới mẻ. Đọc và học văn bản nhật dụng chỉ thật sự có ích khi mỗi chúng ta biết nâng cao nhận thức, tư tưởng và hành động đúng với vấn đề mà tác giả đã nêu lên.

3. Hãy viết bài văn nói về một trong các vấn đề sau đây:
- Thói ăn chơi đua đòi;
- Ô nhiễm môi trường;
- Nạn kẹt xe ở các đô thị;
- Tai nạn giao thông. 


 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây